FBI cài nội gián trong FIFA
Vụ bê bối tham nhũng trên quy mô lớn trong Liên đoàn Bóng đá Thế giới – FIFA được phơi bày ra ánh 27/5/2015, sau khi 7 lãnh đạo của tổ chức này bị bắt tại Zurich, Thụy Sĩ.
Ông Chuck Blazer, ủy viên Ban chấp hành FIFA làm nội gián cho FBI từ năm 2011 – AFP / PETER KOHALMI.
Vụ bê bối tham nhũng trên quy mô lớn trong Liên đoàn Bóng đá Thế giới – FIFA được phơi bày ra ánh 27/5/2015, sau khi 7 lãnh đạo của tổ chức này bị bắt tại Zurich, Thụy Sĩ. Đây là kết quả điều tra trong nhiều năm của cảnh sát Hoa Kỳ, RFI đưa tin.
Theo báo chí Mỹ, mọi việc bắt đầu từ cuối năm 2011, khi Cục Điều tra Liên bang – FBI – đã thuyết phục được Chuck Blazer làm nội gián, cung cấp thông tin.
Ông Chuck Blazer là ủy viên Ban chấp hành FIFA từ năm 1996 đến 2013 và làm việc ngay tại trụ sở của Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribê (CONCACAF).
Vụ bê bối bị vỡ lở nhờ vào việc Chuck Blazer làm nội gián cho FBI trong 2 năm, nhưng nhân vật này không có gì đáng để ca ngợi. Trong vòng 21 năm làm việc tại CONCACAF, Chuck Blazer đã từng nổi tiếng là “Ngài 10%”, tức là nhận hối lộ mỗi khi liên đoàn ký hợp đồng với đối tác bên ngoài. Bị nghi ngờ không khai thuế hơn 15 triệu đô la, ông ta chấp nhận làm việc cho cảnh sát Mỹ để tránh phải ngồi tù.
Video đang HOT
Trong giai đoạn từ 2011 đến 2013, Chuck Blazer đã mang theo một micro được cài trong chùm chìa khóa và đã ghi âm hàng trăm cuộc nói chuyện. Tất cả được đưa vào hồ sơ điều tra tư pháp do biện lý New York, bà Loretta Lynch phụ trách. Từ 27/04, bà Lynch đảm nhiệm chức Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ.
Nhờ vậy, 9 ủy viên Ban chấp hành và 5 đối tác của FIFA đã chính thức bị truy tố với tội danh tham nhũng, trong việc lựa chọn nước tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới, các quyền tiếp thị, quảng cáo và truyền hình.
Mặc dù hợp tác với FBI, Chuck Blazer vẫn phải đối mặt với nhiều tội danh khác. Theo thông cáo của Bộ Tư pháp Mỹ, được công bố ngày 27/05, Chuck Blazer bị truy tố với các tội lừa đảo qua thư điện tử, tống tiền, rửa tiền và trốn thuế và có thể bị kết án tới 10 năm tù.
Với hy vọng được giảm án, Chuck Blazer đã thừa nhận các tội danh, hoàn trả cho cơ quan thuế vụ 2 triệu đô la và chấp nhận trả một khoản tiền phạt.
Theo NTD/Bizlive
Úc tố vụ đưa tiền cho quan chức FIFA nhưng không được đăng cai World Cup
Thêm vụ lùm xùm với FIFA khi có tin Liên đoàn bóng đá Úc từng gửi tiền cho một trong số những quan chức FIFA vừa bị bắt để được giúp đỡ giành quyền đăng cai World Cup 2022 nhưng bị "xù".
Ông Jack Warner bị cáo buộc biển thủ gần 500.000 USD của Úc trong tài khoản của CONCACAF - Ảnh: Reuters
Thượng nghị sĩ độc lập Nick Xenophon (Úc) ngày 28.5 đã viết đơn gửi ông Andrew Colvin, lãnh đạo Cảnh sát liên bang Úc, yêu cầu điều tra nghi án ông Jack Warner biển thủ tiền của Liên đoàn bóng đá Úc. Ông Warner là một trong số 7 quan chức FIFA bị bắt tại Zurich, Thụy Sĩ hôm 27.5, theo Sydney Morning Herald ngày 28.5.
Vào năm 2010, Liên đoàn bóng đá Úc được cho đã gửi vào tài khoản của Liên đoàn bóng đá khu vực Bắc, Trung Mỹ và Carribean (CONCACAF) khoản tiền gần 500.000 USD, lấy cớ nhằm giúp tái phát triển một sân vận động tại Trinidad và Tobago. Tài khoản này do ông Warner - lúc này là Chủ tịch CONCACAF và phó chủ tịch FIFA - kiểm soát.
Vụ việc đặt ra nhiều nghi vấn rằng Liên đoàn bóng đá Úc đã cố gắng giành sự ưu ái của ông Warner cho cuộc chạy đua của Úc đăng cai World Cup năm 2022. Tuy nhiên, quốc gia giành được quyền trở thành nước chủ nhà kỳ World Cup này lại là Qatar.
Cuộc điều tra chính thức của Ủy ban liêm chính CONCACAF năm 2013 cho thấy số tiền 462.200 USD mà FFA gửi vào tài khoản ngân hàng của CONCACAF gần như chắc chắn đã bị ông Warner biển thủ.
Vụ biển thủ đã bị Liên đoàn bóng đá Úc ém nhẹm trong nhiều năm và giờ đây lại được khơi ra sau khi ông Warner bị cơ quan chức năng Mỹ buộc tội tham nhũng.
Hôm 27.5, Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc tội tham nhũng đối với nhiều quan chức FIFA, trong đó có ông Warner. Mặc dù số tiền 500.000 USD đó không được nêu ra trong cáo trạng, nhưng hãng truyền thông Fairfax Media cho rằng cơ quan điều tra Mỹ đã xem xét vấn đề này vì khoản tiền được Liên đoàn bóng đá Úc chi thông qua một ngân hàng có chi nhánh tại Mỹ.
Liên đoàn bóng đá Úc ngày 28.5 nêu lý do cơ quan này không thông báo vụ việc với cảnh sát Úc hay cảnh sát Mỹ là vì FIFA đã yêu cầu như vậy, theo Sydney Morning Herald.
Sau vụ bê bối, nhiều người đang lên tiếng yêu cầu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter từ chức - Ảnh: AFP
Ngoài ra, cũng trong ngày 28.5, cựu quan chức cấp cao của Liên đoàn bóng đá Úc, bà Bonita Mersiades cũng đã viết đơn cho lãnh đạo cơ quan điều tra về gian lận và hối lộ Úc, Ian McCartney để yêu cầu xem xét vụ việc trên.
Cảnh sát liên bang Úc xác nhận đã liên lạc với ông Xenophon và bà Mersiades nhưng không cung cấp thêm thông tin. Cả 2 người đều thúc giục Liên đoàn bóng đá Úc gửi báo cáo chính thức cho Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) về vụ biển thủ 500.000 USD và kêu gọi Liên đoàn bóng đá Úc yêu cầu ông chủ tịch FIFA Sepp Blatter từ chức.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Nguyên nhân thật sự khiến Mỹ điều tra FIFA Trước khi tiến hành truy tố 14 quan chức cao cấp của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA), chính phủ Mỹ đã âm thầm chuẩn bị suốt 5 năm qua, xuất phát từ nghi vấn việc trao quyền đăng cai World Cup 2022 cho Qatar, theo The Washington Post (Mỹ). Mỹ bắt đầu tiến hành điều tra mạnh hơn sau khi FIFA...