FBI bí mật triển khai máy bay do thám các thành phố Mỹ
Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã thành lập những công ty hàng không giả mạo và bí mật điều động những máy bay do thám khắp các thành phố lớn ở Mỹ.
Trụ sở FBI tại thủ đô Washington DC, Mỹ – Ảnh: Reuters
FBI đã vận hành một lực lượng “không quân nhỏ” với các máy bay trinh sát được ký đăng dưới những cái tên công ty giả mạo, theo tờ Telegraph (Anh) ngày 2.6.
Những máy bay này được trang bị camera ghi hình và công nghệ có thể nhận diện được những người sử dụng điện thoại từ khoảng cách hàng ngàn mét, thậm chí người này có thể đang ở trong nhà.
Hãng tin AP (Mỹ) đã đăng tải một phóng sự điều tra phơi bày chương trình do thám bí mật này của FBI, đặt nghi vấn về chương trình do thám nội địa của chính quyền Mỹ nhằm thu thập thông tin của những người dân Mỹ vô tội và không phải là nghi phạm khủng bố.
AP phát hiện FBI vận hành ít nhất 13 công ty giả mạo để che đậy phi đội máy bay trinh sát bí mật này. Theo đó FBI đã tiến hành trên 100 chuyến bay do thám trong tháng 5.2015 tại ít nhất 11 bang và các thành phố lớn như Boston, Seattle và Houston.
Video đang HOT
Chương trình bay do thám của FBI lần đầu tiên gây sự chú ý là vào tháng 5.2015. Khi đó, một máy bay của FBI được phát hiện bay lòng vòng trên thành phố Baltimore (Mỹ) lúc đám đông xuống đường biểu tình phản đối vụ Freddie Gray, một người đàn ông da màu chết trong lúc bị cảnh sát tạm giam.
Theo AP, phi đội máy bay của FBI đa số là những chiếc máy bay hạng nhẹ Cessna có thể được trang bị công nghệ có chức năng như một đài phát sóng điện thoại di động và có thể đánh lừa điện thoại di động cung cấp thông tin về vị trí dưới mặt đắt. Một quan chức FBI giấu tên cho biết, công nghệ này hiếm khi được sử dụng, nhưng nó giúp chính quyền Mỹ phát hiện ra vị trí của những nghi phạm và cả dân thường.
Bình luận về thông tin của AP, phát ngôn viên FBI, Christopher Allen nói: “FBI thường xuyên dùng máy bay hỗ trợ công tác điều tra nhắm vào một số cá nhân nhất định. Những máy bay này không được trang bị thiết bị để do thám quy mô lớn”. Ông Allen còn khẳng định rằng chương trình do thám của FBI không phải là bí mật và tuân thủ luật pháp.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Đô đốc Mỹ: Trung Quốc khó giữ đảo nhân tạo nếu hành động quân sự
Bắc Kinh không có lợi thế nếu tiến hành hoạt động quân sự tại các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa, bởi quần đảo này cách Trung Quốc đại lục quá xa, khó có thể chi viện nếu xung đột nổ ra, cựu Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (USPACOM) khẳng định.
Trung Quốc đang xây một đường băng trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: DigitalGlobe).
Trang Inquirer (Philippines) ngày 1/6 dẫn nhận định trên của cựu Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Dennis Blair, trả lời phỏng vấn của Thời báo phố Wall (WST) về việc Việt Nam và Philippines có thể đánh thắng quân Trung Quốc tại Trường Sa.
Ông Blair cho biết: "Quần đảo Trường Sa cách Trung Quốc tới gần 1500km. Các đảo nhân tạo mà Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp ở Trường Sa không có khả năng tự vệ, theo bất kỳ ý nghĩa quân sự nào".
"Nếu người Trung Quốc ngu ngốc tới mức toan tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào từ các đảo này, họ sẽ hoàn toàn không thể phòng thủ. Và Việt Nam cùng Philippines có thể đập tan hoạt động này, mà chưa cần đến sự giúp đỡ của Mỹ", Đô đốc Blair phát biểu.
Theo Inquirer, Đô đốc Blair từng là Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Hương của Mỹ (USPACOM) từ năm 2001, khi một chiến đấu cơ Trung Quốc đâm vào một máy bay do thám Mỹ trên không phận Biển Đông. Trong vụ va chạm này, phi công điều khiển máy bay Trung Quốc đã tử nạn, còn chiếc máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Ông Blair cũng từng là giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ, từ chức hồi năm 2010 do bất đồng với Nhà Trắng. Ông hiện là Giám đốc tổ chức Văn phòng quốc gia nghiên cứu châu Á.
Báo Philippines nhận định, trong các tháng gần đây, Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Báo trên cho biết các bức ảnh cho thấy Trung Quốc đã xây dựng các đường băng và kè nhằm sử dụng vào mục đích quân sự, đồng thời đưa pháo tới đây nhằm thực hiện "giấc mộng" độc chiếm Biển Đông.
Ngoài ra, Trung Quốc còn ngang ngược đưa cảnh báo với các máy bay Mỹ và Philippines tuần tra trên không phận gần các đảo nhân tạo này. Tại Đối thoại Shangrila hồi cuối tuần trước, trưởng đoàn Trung Quốc Tôn Kiến Quốc lớn tiếng tuyên bố có thể lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Cũng trong Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã bày tỏ rõ lập trường kiên định của Washington, yêu cầu Trung Quốc ngưng cải tạo đất trái phép trên Biển Đông, và khẳng định sẽ tiếp tục đưa tàu chiến, máy bay đến tuần tra khu vực này.
Phát biểu với WST, cựu Tư lệnh USPACOM Blair nhận định Mỹ nên tìm cách xử lý ngoại giao hơn là hành động quân sự: "Mỹ không nên điều tàu sân bay đến đó".
Ông Blair cũng nói thêm rằng vấn đề chính trong các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông xoay quanh quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang ngang ngược tiến hành cải tạo và quân sự hóa.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ Inquirer, WST
Đức giúp Mỹ do thám các nước châu Âu? Chính phủ Bỉ và Hà Lan thông báo đang điều tra thông tin nói Đức đã giúp Mỹ do thám các nước châu Âu thân thiết với Berlin. Trụ sở cơ quan tình báo Đức ở Berlin - Ảnh: AFP "Một cuộc điều tra những cáo buộc này đã được tiến hành", phát ngôn viên chính phủ Hà Lan Ward Bezemer nói với...