FBI bắt ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa vì liên quan tới vụ bạo động trụ sở Quốc hội Mỹ
Ngày 9/6 (giờ Mỹ), Cục Điều tra Liên bang Mỹ ( FBI) đã bắt giữ ông Ryan Kelley, một trong những chính khách đang lên hiện nay của đảng Cộng hòa.
Chính khách đảng Cộng hòa Ryan Kelley. Ảnh: RT
Kênh CNN và tờ Washington Post đưa tin FBI ngày 9/6 bắt giữ ông Ryan Kelley, ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử thống đốc tiểu bang Michigan, với cáo buộc tham gia cuộc biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump tại Đồi Capitol (trụ sở Quốc hội Mỹ) vào tháng 1/2021.
Vụ bắt giữ ứng cử viên của đảng Cộng hòa Ryan Kelley diễn ra vài giờ trước khi đảng Dân chủ khởi động một phiên điều trần tại Quốc hội về cuộc biểu tình bạo động năm ngoái làm rúng động dư luận “xứ sở cờ hoa”.
Ông Kelley đã bị giam giữ tại nhà riêng ở Allendale, Michigan, và bị buộc tội xâm phạm, gây rối trật tự, bạo lực và phá hủy tài sản công trong cuộc biểu tình ngày 6/1/2021.
Theo một tuyên bố của FBI, ông Kelley được xác định là có mặt trong đám đông những người ủng hộ ông Trump, cũng như đã tham gia một nhóm “tấn công và xô đẩy các nhân viên thực thi pháp luật”. Chính khách này không bị buộc tội trực tiếp tấn công bất cứ ai, song đã đứng trên “trên một cấu tạo kiến trúc” và “dùng tay để hỗ trợ một kẻ bạo loạn khác kéo rào chắn kim loại”.
Video đang HOT
Vụ bắt giữ ông Kelley diễn ra ba ngày sau khi Enrique Tarrio, thủ lĩnh nhóm cánh hữu ‘Proud Boys’, bị buộc tội âm mưu nổi loạn cùng với bốn thủ lĩnh khác của nhóm. Dù tất cả trước đó đã bị truy tố và được xóa các cáo trạng ít nghiêm trọng hơn, nhưng các công tố viên hồi đầu tuần cáo buộc rằng bằng cách tham gia cuộc biểu tình ngày 6/1, các nhân vật này đã phạm tội tìm cách “ngăn chặn, cản trở và trì hoãn việc thực thi luật pháp Mỹ” bằng vũ lực.
Việc bắt giữ ông Kelley và buộc tội Tarrio đang thu hút sự quan tâm của dư luận Mỹ. Một ủy ban của Quốc hội Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã mở phiên điều trần về cuộc bạo loạn trụ sở Quốc hội Mỹ sau cuộc bầu cử năm 2020.
Mặc dù phiên điều trần của ủy ban đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Mỹ, song các cuộc thăm dò gần đây cho thấy cử tri Mỹ quan tâm nhiều hơn đến nền kinh tế đang loạng choạng của nền kinh tế số 1 thế giới hơn là cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021, vốn được nhiều người gọi là “cuộc nổi dậy” còn Tổng thống Biden thì gọi là “khủng bố nội địa”.
Một vài người đã thiệt mạng trong vụ bạo loạn Đồi Capitol năm ngoái. Ba kẻ bạo loạn thiệt mạng trong lúc hỗn loạn, một đối tượng bị cảnh sát bắn chết. Vài giờ sau khi trật tự được lập lại, sĩ quan cảnh sát Quốc hội Mỹ Brian Sicknick tử vong trong văn phòng của mình.
Giới bình luận có quan điểm bảo thủ đã lên án việc FBI bắt giữ ứng cử viên Cộng hòa Ryan Kelley. Chuyên gia Jesse Kelly mô tả vụ bắt giữ là hành động “vũ khí hóa nhà nước hành chính nhằm chống lại đối thủ của Đảng Dân chủ”.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Ứng cử viên Ryan Kelley, người từng tuyên bố rằng chiến thắng của ông Biden trong cuộc bầu cử tháng 11/2020 là gian lận và kêu gọi bắt giữ Thống đốc Michigan Gretchen Whitmer vì bà đã ra lệnh áp đặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 khắc nghiệt, đang dẫn đầu cuộc đua của đảng Cộng hòa tại tiểu bang Michigan trước khi bị bắt với 19% số phiếu ủng hộ, bỏ xa người thứ hai là Kevin Rinke với 15% số phiếu.
Ngày 30/6/2021, Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết thành lập một ủy ban chọn lọc nhằm điều tra cuộc bạo loạn tại Đồi Capitol vào ngày 6/1/2021. Nghị quyết trên được thông qua với 222 phiếu ủng hộ và 190 phiếu chống. Ủy ban điều tra này của Hạ viện Mỹ có 8 thành viên do Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi chỉ định và 5 thành viên được bổ nhiệm “sau khi tham vấn” với Lãnh đạo Đảng Cộng hòa Kevin McCarthy.
Ủy ban này có nhiệm vụ điều tra và báo cáo về “sự kiện, hoàn cảnh và nguyên nhân” liên quan đến cuộc bạo loạn ngày 6/1, bao gồm sự chuẩn bị của các cơ quan thực thi pháp luật và “các yếu tố ảnh hưởng thúc đẩy” cuộc tấn công nhằm ngăn chặn việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Ủy ban cũng sẽ đưa ra các khuyến nghị để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào trong tương lai.
Ngày 27/7/2021, Ủy ban chọn lọc của Hạ viện Mỹ đã mở phiên điều trần đầu tiên được dư luận mong đợi nhằm làm rõ vụ việc gây chấn động này. Phiên điều trần có sự tham gia làm chứng của 4 cảnh sát có nhiệm vụ đảm bảo an ninh tòa nhà Quốc hội Mỹ.
Chủ tịch Ủy ban, nghị sĩ Dân chủ Benni Thompson mở đầu phiên điều trần bằng việc công bố những đoạn video chưa từng được chiếu về vụ tấn công có vũ trang của hàng trăm người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump nhằm vào lực lượng cảnh sát Quốc hội Mỹ. Theo ông, có bằng chứng cho thấy vụ tấn công được lên kế hoạch từ trước và những đối tượng tham gia “muốn phá hoại tiến trình chuyển giao quyền lực hòa bình và phá hoại nền dân chủ”.
Mỹ: Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa kêu gọi đàm phán thêm về dự luật súng đạn
Ngày 6/6, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa của Mỹ, ông John Cornyn, đã kêu gọi lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện - Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chuck Schumer cho các nhà đàm phán thêm thời gian để thương lượng về dự luật kiểm soát súng đạn.
Súng trường được bày bán tại một cửa hàng ở Las Vegas, Nevada, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Thượng nghị sĩ Cornyn đang dẫn đầu các cuộc đàm phán để đạt được một thỏa thuận nhằm giải quyết tình trạng bạo lực súng đạn gia tăng ở Mỹ. Dự kiến, ông Cornyn và các nhà lập pháp khác của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ có cuộc gặp trong ngày 7/6 (giờ Việt Nam) và hy vọng có thể đạt được thỏa thuận về một dự luật kiểm soát súng đạn vào cuối tuần này.
Phát biểu tại Quốc hội, Thượng nghị sĩ Cornyn cho rằng cần thời gian để có được một dự luật đạt sự đồng thuận cao ở cả Thượng viện và Hạ viện, và sau đó được Tổng thống ký ban hành thành luật.
Cả ông Chuck Schumer và lãnh đạo thiểu số tại Thượng viện - Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mitch McConnell, đều ủng hộ các cuộc đàm phán về dự luật siết chặt sở hữu súng đạn. Tuy nhiên, các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa lo ngại rằng ông Schumer có thể sớm bỏ phiếu thông qua luật súng đạn của đảng Dân chủ nếu các cuộc thương lượng không có kết quả. Dự kiến, Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát sẽ bỏ phiếu về luật kiểm soát súng đạn của họ trong tuần này.
Các cuộc đàm phán đã làm dấy lên hy vọng về một thỏa thuận lưỡng đảng hiếm có ở Quốc hội Mỹ về các vấn đề liên quan đến sở hữu súng đạn. Với Thượng viện 100 ghế chia đều cho hai phe Cộng hòa và Dân chủ, dự luật về súng đạn sẽ cần ít nhất 10 phiếu ủng hộ của các nghị sĩ đảng Cộng hòa để có thể đạt ngưỡng tối thiểu 60 phiếu ủng hộ để thông qua hầu hết các thỏa thuận. Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng Cộng hòa, có quan điểm ủng hộ quyền sở hữu vũ khí theo Tu chính án thứ 2 của Hiến pháp Mỹ, đã bác bỏ các đề xuất như cấm vũ khí tấn công vốn được sử dụng trong nhiều vụ xả súng hàng loạt ở Mỹ.
Trong thời gian qua, nước Mỹ liên tục bị rúng động trước các vụ xả súng đẫm máu. 10 ngày sau vụ xả súng tại Buffalo, bang New York, khiến 10 người thiệt mạng, một vụ xả súng khác đã xảy ra tại trường tiểu học Robb ở Uvalde, bang Texas, khiến 19 học sinh và 2 giáo viên thiệt mạng.
Theo thống kê, tính từ đầu năm đến nay, bạo lực súng đạn đã cướp đi sinh mạng của 18.000 người ở Mỹ, trong đó có gần 10.300 trường hợp thiệt mạng do tự tử bằng súng. Chỉ riêng trong 3 ngày cuối tuần qua, ít nhất 124 người đã thiệt mạng và 325 người khác bị thương trong hơn 300 vụ nổ súng.
Mỹ, Đài Loan thắt chặt quan hệ an ninh thông qua hợp tác mới Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm nay 31.5 cho hay Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch cho việc hợp tác giữa Vệ binh quốc gia Mỹ với lực lượng phòng vệ Đài Loan, thắt chặt quan hệ an ninh, theo Reuters. Tiếp Thượng nghị sĩ Mỹ Tammy Duckworth ở Đài Bắc hôm nay, bà Thái lưu ý rằng bà Duckworth...