FBI bắt được 1 trong 10 tên khủng bố khét tiếng bị truy nã
Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) vừa cho biết đã bắt được 1 trong số 10 tên khủng bố bị truy nã của chính phủ Mỹ, theo CNN hôm nay 4.3
Hình ảnh Liban Haji Mohamed trên trang web của FBI – Ảnh chụp màn hình fbi.gov
Đó là Liban Haji Mohamed, 29 tuổi, công dân Mỹ gốc Somali, sống tại bắc Virginia, ngoại ô thủ đô Washington.
Mohamed bị bắt khi đang trên đường đến khu vực kiểm soát của nhóm khủng bố al-Shabaab, miền nam Somali. Al-Shabaab là một nhóm cực đoan khét tiếng ở Somali, đã tiến hành nhiều vụ đánh bom khủng bố ở Somali và các nước Uganda, Kenya,…
Cơ quan An ninh quốc gia Somali cho biết Mohamed được phát hiện và theo dõi vài ngày trước đó.
Mohamed rời khỏi Mỹ vào tháng 7.2012 và gia nhập nhóm khủng bố al-Qaeda ở Somali. Mohamed bị liệt vào danh sách “Top 10 đối tương khủng bố bị truy nã” của FBI vì đã cung cấp vũ khí và nhân lực cho al-Qaeda và al-Shabaab. FBI đã treo giải thưởng lên đến 50.000 USD cho bất kỳ thông tin hỗ trợ nào để truy lùng được Mohamed.
Ông Carl Ghattas, đại diện tổ chống khủng bố của FBI, cho biết thời gian Mohamed còn ở Mỹ, y đã là người tuyển binh cho al-Shabaab, đồng thời tổ chức huấn luyện binh lính. Ngoài ra, với thâm niên là một tài xế taxi, Mohamed thông thạo mọi ngóc ngách ở thủ đô Washington. Điều này dẫn đến hiểm họa về các cuộc tấn công ở địa phương, theo Daily Mail.
Mohamed sẽ được đưa về Mỹ xét xử trong thời gian tới, AP dẫn nguồn tin chính phủ Mỹ cho biết.
Video đang HOT
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Bên trong nhà tù mật khét tiếng Stasi ở Berlin
Nhà tù mật khét tiếng Stasi từng là nơi diễn ra những vụ tra tấn tù nhân dã man, gây ám ảnh tới mức cho đến ngày nay nhiều người chỉ nghe thấy cái tên Stasi thôi cũng đã rùng mình.
Stasi, còn được biết tới với tên Hohenschnhausen, nằm giữa một khu dân cư đông đúc ở phía đông thủ đô Berlin, Đức. Nơi đây đã từng giam giữ hàng ngàn tù chính trị từ Thế chiến II cho tới năm 1989, đánh dấu sự sụp đổ của bức tường Berlin. Nhà tù Stasi ban đầu được điều hành bởi Nga và sau đó là do các mật vụ Đông Đức (Stasi) điều hành.
Khung cảnh bên ngoài nhà tù Stasi
Tòa nhà này chính là Trại tù đặc biệt Số 3 trong chế độ Quốc Xã, được sử dụng như một trại tập trung của Phát xít Đức. Các tù nhân bị buộc phải ở trong tầng hầm mà trước đây từng là căng-tin của nhà bếp, một bên với các xà-lim không có cửa sổ giống như lô cốt, được gọi là "tàu ngầm".
Một phòng thẩm vấn trong nhà tù mật
Các xà-lim ẩm thấp và lạnh lẽo có một bục bằng gỗ và một cái xô được sử dụng như một toa-lét. Một bóng đèn điện không có vỏ bao chiếu sáng 24 giờ một ngày. Các cuộc thẩm vấn chỉ được tiến hành vào ban đêm khi các tù nhân phải chịu đựng sự dọa dẫm và tra tấn. Phòng thẩm vấn đều được cách âm rất tốt, và sau khi bị tra tấn, các tù nhân được đưa vào một phòng nhỏ, hẹp và bịt kín mít, chỉ để hở một lỗ nhỏ cho không khí lưu thông trước khi đưa về phòng giam chính.
Phòng thẩm vấn thường được bọc cao su xung quanh để cách âm, nơi đây còn diễn ra những cuộc tra tấn dã man
Những cựu tù nhân báo cáo lại sau này rằng họ đã bị buộc phải nhận tội thông qua hình thức tra tấn trong hầm nước.
Theo Bảo tàng Hohenschnhausen Berlin, nơi quản lý trực tiếp nhà tù Stasi ở hiện tại, điều kiện sống trong nhà tù này vô cùng khắc nghiệt, cao điểm nhất, nhà tù giam giữ tới 4.200 tù nhân. Chỉ trong vòng sáu năm, những vụ tra tấn khủng khiếp và điều kiện thiếu thốn trong nhà tù Stasi đã giết chết gần 1.000 tù chính trị.
Hành lang dưới các tầng hầm
Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức tiếp quản nhà tù từ tháng 3 năm 1951 và bỏ tù nhiều chính trị gia ở nơi đây. Các tù nhân bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài và không bao giờ được thông báo về nơi họ bị giam giữ.
Trước khi bị tống giam vào Stasi, các tù nhân bị bịt mắt, nhốt vào trong một xe tải được cải trang thành xe chở hàng. Trong chiếc xe sẽ được chia ra thành nhiều ô nhỏ để tù nhân hoàn toàn không thể nhìn thấy gì hay đoán được mình đang được đưa tới đâu. Từng người một sẽ bị chuyển vào nhà tù theo cách như thế.
Một phòng giam trong nhà tù Stasi
Trong tù, các tù nhân hầu như cũng không được tiếp xúc với nhau. Không bao giờ có các bữa ăn chung hay các buổi lao động chung. Họ chỉ được rời phòng giam khi tới phòng thẩm vấn. Ở các hành lang, một hệ thống đèn báo hiệu giống như đèn giao thông cũng được lắp đặt để những người áp giải nhận ra tín hiệu và không cho các tù nhân nhìn thấy nhau khi bị giải đi thẩm vấn. Các tù nhân hầu như chỉ được tiếp xúc với người thẩm vấn và bảo vệ hành lang trong suốt quá trình bị giam giữ.
Một hành lang dẫn tù nhân tới phòng thẩm vấn
Những tù nhân không được thoải mái kể cả khi ngủ bởi tay họ luôn bị trói ra sau lưng và bị bắt phải nằm úp, làm sao để người giám sát bên ngoài có thể nhìn thấy tay của họ đặt lên trên tấm chăn. Theo người hướng dẫn tại Bảo tàng Hohenschnhausen Berlin, quy định này của nhà tù nhằm nâng cao an toàn trong tù và tránh việc tù nhân tự tử.
Tháp canh của nhà tù Stasi
Trong các phòng giam, tù nhân không được phép ngồi trên giường, chỉ được ngồi ở đúng chiếc ghế đặt sẵn. Mỗi phòng có một ô cửa sổ nhỏ nhưng lại lắp tấm kính dày, tránh việc tù nhân có thể quan sát bên ngoài, tất cả những gì họ nhìn thấy từ trong phòng chỉ là một vệt mờ màu xanh dương và màu xanh lá cây.
Nhà tù Stasi đã bị đóng cửa năm 1990 sau 44 năm hoạt động. Hiện tại, nó cũng đã bị xóa sổ khỏi bản đồ của Đức. Giờ đây, nhà tù Stasi đã trở thành một phần của Bảo tàng Hohenschnhausen, là nơi tưởng niệm, nghiên cứu lịch sử, tham quan phục vụ cho giáo dục và được điều hành bởi các cựu tù nhân.
Theo Khampha
Nhóm lính đánh thuê khét tiếng dọa giết quan chức Mỹ Quản lý hàng đầu của công ty dịch vụ an ninh tư khét tiếng Blackwater ở Iraq dọa sẽ giết một nhà điều tra của Bộ Ngoại giao Mỹ vì "nhúng mũi" vào hoạt động của công ty này, báo The New York Times đưa tin. NY Times dẫn bản ghi nhớ nội bộ của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, đe dọa...