Far Cry 3: khóc ròng chờ ngày siêu phẩm ra đời
Far Cry từ trước cho đến nay vẫn luôn được coi là một tấm biển quảng cáo đầy màu sắc để cho Crytek có thể phô trương sức mạnh của Cry Engine – bộ công cụ đắc lực mà nhà sản xuất đã sử dụng để tạo nên những khung cảnh rộng lớn, hùng vĩ và đặc biệt rất chi tiết và chân thực.
Tuy nhiên, việc tựa game tiến xa tới tận phần thứ 3, có lẽ chẳng mấy ai còn nói rằng nó chỉ đơn thuần là một thứ demo phô trương công nghệ nữa trong khi trên thực tế, nó xứng đáng được vinh danh như một tựa game FPS đỉnh cao.
Câu chuyện trong phần đầu tiên bắt đầu tại hòn đảo Jacuta tươi đẹp ngoài khơi xa. Nó chắc chắn sẽ là một thiên đường nếu như không có sự xuất hiện của bè lũ khủng bố và cướp biển tàn bạo. Nhiệm vụ của người chơi đơn giản là tiêu diệt hết bè lũ vô lại này.
Người chơi có thể tự chọn cho mình một phong cách chơi hoàn toàn tự do miễn là hoàn thành nhiệm vụ, ví dụ như thể hiện phong cách “anh hùng Hollywood” bằng việc xách súng lao thẳng vào quân thù hoặc ngược lại, âm thầm lén lút tiêu diệt từng tên địch với nhát dao chí mạng. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.
Tiếp nối thành công của phần đầu tiên, Far Cry 2 đưa người chơi rời khỏi những cánh rừng xanh tươi và đến với một vùng đất hoang mạc xa xôi, khô cằn ở Châu Phi. Bạn tham gia cuộc chơi trong bối cảnh cuộc tranh chấp vũ trang giữa 2 phe chính phủ và phe cực đoan đang diễn ra ác liệt. Nhiệm vụ chính đặt ra đó là truy đuổi The Jackal – kẻ đứng đằng sau hưởng lợi từ việc bán vũ khí cho cả hai bên.
Sử dụng thiết bị GPS để định hướng, hiệu ứng thời tiết cùng với chu kì ngày đêm, cảm giác bắn súng rất thật từ độ giật, tiếng nổ của súng đến tương tác của đạn lên địch, những vết xước trên vũ khí sau mỗi lần sử dụng … Mọi thứ đều hoàn hảo và tất nhiên mọi thứ đều xuất phát từ Cry Engine – lúc bấy giờ nó đã có một phiên bản mới mang tên Dunia.
Dù vậy, Far Cry 2 vẫn mắc phải một số sai lầm đáng trách. Về cuối game, gameplay bị loãng khi mà có tới 9 nhân vật khác nhau để chơi, bàn đồ lớn quá mức cần thiết, cốt truyện bị kéo dài một cách khá “lộ liễu”,… đều là những điểm trừ lẽ ra không đáng có.
Chính vì vậy, với sự trở lại của mình trong phiên bản thứ ba, nhà sản xuất hứa hẹn sẽ giảm thiểu triệt để những hạt sạn trong khi vẫn kết hợp những ưu điểm của hai phần trước. Ở phiên bản lần này, người chơi sẽ được trở lại một hòn đảo nhiệt đới xanh tươi và theo chân nhân vật chính – Jason Brody trong cuộc hành trình tìm lại cuộc sống của mình.
Video đang HOT
Lúc này, Brody đang có một tuần tồi tệ khi mà thuyền của anh thì bị chìm, bạn gái bị bắt cóc và bản thân anh đang mắc kẹt trên một hòn đảo hoàn toàn cách biệt với thế giới văn minh. Và còn tồi tệ hơn nữa khi mà trên chính cái nhà tù giữa biển khơi này, khủng bố và bạo lực diễn ra như cơm bữa, đó là còn chưa kể đến những nhân vật kì dị mà anh gặp phải trên suốt cuộc hành trình.
Theo như giám đốc phụ trách kịch bản – Jason VandenBerghe, để làm tăng tính chân thực của các đoạn hội thoại trong game, các diễn viên lồng tiếng không chỉ thực hiện công việc đơn thuần mà đòi hỏi phải vừa lồng tiếng vừa diễn xuất cũng với những diễn viên khác để có được những cuộc đối thoại ăn khớp, phù hợp nhất với bối cảnh diễn ra trong thế giới ảo.
Những cảm xúc của nhân vật, tiếng nói chuyện, la hét xa gần đều sẽ được chuyển tải một cách chân thực nhất tới người chơi. Một chi tiết hậu trường khá nhỏ nhặt nhưng lại được Ubisoft Montreal đầu tư vô cùng kĩ lưỡng nhưng rất có thể chính sự tỉ mỉ đáng ngợi khen này sẽ làm thay đổi nền công nghiệp game trong tương lai.
Bên cạnh đó, không chỉ âm thanh mà xét về góc độ gameplay, Far Cry 3 cũng có những thay đổi đáng kể như tăng thêm mức độ cảm giác về vị trí khi ở dưới nước với hiệu ứng mới, cùng với việc đưa nhiều lựa chọn để giải quyết một tình huống mà không làm mất đi sự chặt chẽ trong bố cục game, điều mà Far Cry 2 đã mắc phải. Phần 3 được kì vọng sẽ không đi vào vết xe đổ này của người tiền nhiệm nhưng vẫn giữ được lối hành chơi hành động tự do trong một sân chơi rộng mở.
Một điểm đáng chú ý nữa đó là, trong lần trở lại này, nhà sản xuất sẽ còn thêm vào hệ thống ám sát và hệ thống cover. Kĩ năng ám sát không phải là một điều gì mới trong các game hành động nói chung và ngay cả ở phần 2 nó cũng đã xuất hiện. Thế nhưng Far Cry 3 vẫn tự tin sẽ tạo nên điều khác biệt nhờ tính linh hoạt và khả năng ứng biến đa dạng, như việc bạn có thể tóm lấy một tên và tặng cho hắn một nhát dao, sau đó phi dao để giải quyết luôn tên còn lại trong lúc hắn còn chưa để ý.
Trong khi đó, cơ chế cover (yểm trợ) lẫn nhau của AI sẽ khiến gameplay thêm phần kịch tính và gây khó khăn phần nào cho game thủ. Giống như với Orchestra 2 hay Killzone 2, những tên địch sẽ có độ cảnh giác rất cao, bạn không thể nào bắn lén một tên địch mà những tên khác không nhận ra. Như vậy chúng ta có thể thấy tính năng ám sát mới sẽ có đất để trình diễn và đồng thời cũng để khắc chế chính cơ chế cover của AI, điều này hứa hẹn se tạo nên những trải nghiệm mới cho người chơi.
Với nên đồ họa tuyệt vời gắn mác Cry Engine kết hợp với một cốt truyện hội tụ đủ tính hấp dẫn, thú vị và riêng biệt, được đầu tư một cách cung phu, kĩ lượng, Far Cry 3 hội tụ đầy đủ những yếu tốt có thể tạo nên một cơn sốt trong năm 2012. Có lẽ đối với chúng ta bây giờ, việc khó khăn nhất đó chính là đủ kiên nhẫn đề chờ tới lúc Far Cry 3 được phát hành chính thức.
Theo Game Thủ
Far Cry 3 - Bom tấn làng FPS năm 2012
Phiên bản Far Cry đầu tiên đã từng là "tấm áp phích" quảng cáo tuyệt đẹp cho sức mạnh của CryEngine. Với CryEngine - engine độc quyền của mình, Crytek luôn muốn cho thế giới thấy được sức mạnh của công nghệ số thông qua những tựa game mà nhìn vào đó, mọi người đều cảm thấy đây là một tựa phim thật sự với không gian rộng lớn, hùng vĩ và rất mở.
Ở phần một, đó là một hòn đảo vô cùng tươi đẹp nằm giữa biển khơi, nhưng bên trên thì đầy rẫy những tên khủng bố và cướp biển có độ tàn bạo tỉ lệ thuận với vẻ đẹp của nơi đây. Nhiệm vụ của người chơi đơn giản xoay quanh việc giải quyết lũ cướp biển, nhưng dùng cách nào, đi nghênh ngang trên bãi biển và rambo giữa rừng quân địch hay lẩn trốn trong bóng tối của khu rừng rậm và "tỉa tót" dần dần, thì phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Không có bất kì một sự o ép nào trong cách chơi.
Tiếp thu kinh nghiệm này, môi trường trong Far Cry 2 thậm chí còn được Ubisoft Montreal mở rộng ra hơn nữa: một vùng đất xa xôi và hoang dã ở tận Châu Phi có diện tích gần 5000 héc-ta! Nhiệm vụ tối thượng của người chơi là tìm và trừ khử The Jackal - tên trùm buôn lậu vũ khí đang tiếp tay cho cuộc chiến giữa những kẻ cực đoan chống đối chính quyền.
Tựa game đã mang lại cho game thủ những trải nghiệm rất thực và chẳng hề giống như đang chơi game qua những chi tiết tưởng như là nhỏ nhặt: một thiết bị GPS quen thuộc để xác định phương hướng, độ giật rất thật của vũ khí, hệ thống ngày và đêm chân thực cũng như việc những khẩu súng sẽ bị xước sát nếu bạn sử dụng nhiều... Tất cả những chi tiết này được thực hiện bởi engine Dunia. Tuy nhiên, khá nhiều thay đổi đã khiến người chơi khó làm quen và việc xây dựng một không gian quá rộng lớn cũng khiến họ cảm thấy thừa thãi và làm cho tốc độ của game có phần chậm chạp.
Ubisoft hứa hẹn sẽ giải quyết triệt để những vấn đề đó trong Far Cry 3 bằng cách dung hòa những gì tinh túy nhất của 2 phần trước đó lại với nhau. Người chơi được quay trở lại một đảo nhiệt đới và theo chân nhân vật chính lần này - Jason Brody. Câu chuyện bắt đầu vào lúc Brody đang có một tuần không-thể-tồi-tệ-hơn: chiếc thuyền bị chìm, bạn gái đang bị bắt cóc và bản thân anh thì đang mắc kẹt ở một hòn đảo gần như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Không những thế, trên hòn đảo tươi đẹp này, bạo lực và khủng bố là chuyện "bình thường như cân đường hộp sữa". Mỗi nhân vật Brody gặp trong hành trình tìm lại cuộc sống của mình đều cực kì điên rồ và "hâm hâm" theo những cách rất đặc biệt!
Tuy giới thiệu như vậy nhưng cho đến nay, mới chỉ có Vaas - một kẻ "dở dở ương ương" được nhà sản xuất đem ra cho fan chiêm ngưỡng. Ubisoft dường như đã khắc họa nét điên khùng của nhà bác học thiên tài nhưng cũng rất khác người Albert Einstein trong con người Vaas: hắn luôn nhắc đi nhắc lại hàng nghìn lần một câu hỏi trong tâm trạng vô cùng suy tư cho đến khi hoảng hốt kêu lên "Tao đã cho chúng mày biết thế nào là &'sự điên cuồng' chưa?". Vâng, có lẽ là anh đã cho chúng tôi thấy rồi!
Một cải tiến trong khâu xử lí âm thanh với mục đích xóa nhòa khoảng cách giữa trò chơi và phim ảnh đã được Jason VandenBerghe - đạo diễn phụ trách mảng dẫn dắt câu chuyện trong game tiết lộ. Nếu đúng như những lời hứa hẹn thì game thủ sẽ được trải nghiệm một câu chuyện không chỉ sống động về hình ảnh mà còn chân thực trong âm thanh.
Để làm được điều này, phương pháp lồng tiếng tạo cảm giác thật cho người nghe được dùng trong những bộ phim đã được Ubisoft áp dụng: những diễn viên lồng tiếng, không chỉ nói, mà còn phải cùng nhau diễn như những nhân vật mà họ lồng tiếng trong một phòng kín.
Điều này vô hình chung giúp cho từng lời nói của nhân vật trong game ăn khớp hoàn toàn với bối cảnh, khiến câu chuyện trở nên vô cùng hấp dẫn. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhà sản xuất thích bắt chước ý tưởng cũng như phong cách của những hãng khác hơn là tự tìm ra hướng đi cho riêng mình, những cố gắng làm mới bản thân như thế này của Ubisoft Montreal càng tỏ ra có giá trị. Biết đâu đấy, một kỉ nguyên mới của nền công nghiệp game sẽ được mở ra từ chính những thay đổi tưởng như rất nhỏ như thế này?
Không dừng lại ở đó, gameplay của Far Cry 3 cũng có những thay đổi nhất định. Không gian vẫn rất mở và rộng, người chơi vẫn được tự do lựa chọn phong cách hành động của riêng mình. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ phần 2, các nhiệm vụ trong phần 3 sẽ được phân bố đều và hợp lý trên tất cả các khu vực, chi tiết (đặc biệt là hiệu ứng nước) sẽ được chăm chút tỉ mỉ để không tạo cảm giác "loãng" trong một môi trường trơi quá lớn.
Có thể nói, nhà phát triển đã tập trung vào chất lượng thay vì chỉ lo mở rộng không gian như trước. Chưa hết, lần tái xuất này của Far Cry còn mang đến 2 điểm mới: những pha ám sát lén lút và cơ chế cover.
Những pha hành động lén lút không phải là điều gì mới trong những tựa game trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, tính linh hoạt là điều chúng ta chưa thấy. Trong một tình huống cụ thể, game sẽ cho phép bạn nhẹ nhàng tiễn một tên địch ra đi bởi vì đó là cốt truyện. Nhưng trong những hoàn cảnh khác, mặc dù bạn vẫn muốn âm thầm hành động nhưng game lại buộc bạn phải "oang oang" ra mặt. Thật chẳng dễ chịu chút nào! Với thâm niên cho phép người chơi "tự do như ruồi", chúng ta có quyền hi vọng vào một sự thay đổi trong nghệ thuật ám sát ở Far Cry 3!
Sự bổ sung của cơ chế cover nghe có vẻ nhạt nhẽo, nhưng một khi ra chiến trường, bạn sẽ thấy nó thú vị đến dường nào. Với cơ chế này, giống như 2 tựa game Red Orchestra 2 và Killzone 2, địch sẽ vô cùng cảnh giác và thông minh.
Bạn sẽ không thể bắn lén một vài tên mà hi vọng số còn lại không nhận ra. Chúng sẽ liên tục kiểm tra đồng đội và cover lẫn nhau. Vì vậy mà game thủ cần phải có sự khéo léo và óc quan sát nhất định nếu không muốn làm mồi cho địch kể cả khi đang ẩn nấp ở nơi khá an toàn.
Ngoài ra, game cũng cung cấp cho bạn những chỉ dẫn về vị trí tương đối của quân địch so với vị trí hiện tại của mình (có thể là mũi tên chỉ hướng đi kèm với khoảng cách) và một radar/bản đồ hiện đại đi kèm 24/7. Tính chân thực sẽ bị đặt một dấu hỏi ở đây, tuy nhiên cũng phải công nhận rằng chúng rất tiện lợi!
Với nền đồ họa đáng kinh ngạc được mang đến bởi engine Dunia cải tiến cùng với rất nhiều nỗ lực của Ubisoft trong việc xây dựng một câu chuyện vô cùng độc đáo và thú vị, Far Cry 3 hứa hẹn sẽ là quả bom tấn của làng game trong năm 2012 sắp tới.
Theo Game Thủ
Ấn tượng màn trình diễn tại E3 của Far Cry 3 Bản demo của Far Cry 3 tại E3 vô cùng ấn tượng, nhưng khi nhìn lại, nó mang lại nhiều câu hỏi hơn l hé mở. Far Cry 2 l một trong số ít những tựa game lớn nhưng đặc biệt ... không được yêu thích. Tuy nhiên, ngay cả khi đó l ý kiến của số đông, yêu ghét một trò chơi...