FAO lên kế hoạch ứng phó và khắc phục hậu quả của thảm họa kép là đại dịch COVID-19 và nạn đói
Ông Jong-Jin Kim, Trợ lý Tổng giám đốc và Đại diện FAO khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cho biết: “Chúng ta phải chấp nhận những gì diễn ra trước mắt và công nhận rằng thế giới cũng như khu vực của chúng ta đã thay đổi.
Chúng ta phải tìm ra cách làm mới để tiến lên phía trước và đảm bảo an ninh lương thực bền vững trong bối cảnh thảm họa kép này, cũng như chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa có thể và sẽ gia tăng trong tương lai”.
Đoàn Việt Nam tham dự hội nghị
Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang tham gia Hội nghị FAO trực tuyến để lên kế hoạch ứng phó và khắc phục hậu quả của thảm họa kép là đại dịch COVID-19 và nạn đói.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), dịch COVID-19 vẫn tiếp tục đe dọa tính mạng và sinh kế của người dân ở nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nên đã gây trở ngại cho cuộc chiến nhằm chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng.
Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực tập trung tới hơn một nửa số dân bị suy dinh dưỡng của thế giới, và do COVID-19 nên số người đói ở Nam Á dự kiến sẽ tăng tới gần 1/3 dân số, lên tới 330 triệu vào năm 2030, là năm mục tiêu phải đạt được Mục tiêu phát triển bền vững của cộng đồng toàn cầu là xóa bỏ mọi hình thức đói và suy dinh dưỡng.
Ông Jong-Jin Kim, (giữa)Trợ lý Tổng giám đốc và Đại diện FAO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phát biểu tại hội nghị
Video đang HOT
Do vậy, lãnh đạo chính phủ của 46 nước thành viên của FAO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, đã tham gia một cuộc họp trực tuyến kéo dài 4 ngày để xem xét kỹ lưỡng thực trạng an ninh lương thực trong khu vực, đặc biệt là tác động liên quan tới tình trạng lây lan virus corona và tác động tới hệ thống thực phẩm toàn khu vực.
Đoàn đại biểu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và khoảng 400 đại biểu khác từ các nước trong khu vực đang tham gia họp trực tuyến Hội nghị lần thứ 35 khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của FAO (#APRC35), do Chính phủ Hoàng gia Butan đăng cai.
Thành phần tham dự gồm các Bộ trưởng, đại diện của khu vực tư nhân, xã hội dân sự, viện nghiên cứu cùng các chuyên gia kỹ thuật về lương thực và nông nghiệp. Tất cả các phiên họp của hội nghị đều được phát trực tuyến. Từ Afghanistan và Iran ở phía Tây khu vực, qua vùng Đông Nam Á đông dân, cho tới tận quần đảo Thái Bình Dương, tất cả đều cần có cách làm và cách tiếp cận mới để chống lại thảm họa kép này. Biến đổi khí hậu cũng là một yếu tố nghiêm trọng nữa đang đe dọa tới nỗ lực tăng cường khả năng chống chịu cho toàn hệ thống thực phẩm của chúng ta.
Ông Jong-Jin Kim, Trợ lý Tổng giám đốc và Đại diện FAO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho biết: “Chúng ta phải chấp nhận những gì diễn ra trước mắt và công nhận rằng thế giới cũng như khu vực của chúng ta đã thay đổi. Chúng ta phải tìm ra cách làm mới để tiến lên phía trước và đảm bảo an ninh lương thực bền vững trong bối cảnh thảm họa kép này, cũng như chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa có thể và sẽ gia tăng trong tương lai”.
“Hội nghị trực tuyến này giúp đưa mọi người và quan điểm đến gần nhau hơn để cùng lên kế hoạch hành động vì lợi ích của tất cả mọi người”.
Hội nghị sẽ giới thiệu rõ Chương trình Ứng phó và Khắc phục hậu quả của dịch COVID-19 toàn diện mới được đưa ra gần đây của FAO. Chương trình này được thiết kế để có hành động ứng phó linh hoạt và được điều phối trên toàn cầu nhằm đảm bảo sao cho tất cả mọi người được tiếp cận thực phẩm đủ dinh dưỡng. Chương trình sẽ huy động mọi loại nguồn lực và quan hệ đối tác ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Mục tiêu chính của chương trình là giảm thiểu tác động trước mắt của dịch COVID-19 trong khi vẫn tăng cường khả năng chống chịu dài hạn hơn cho hệ thống thực phẩm và sinh kế.
Hội nghị FAO trực tuyến để lên kế hoạch ứng phó và khắc phục hậu quả của thảm họa kép là đại dịch COVID-19 và nạn đói. (Đầu cầu Việt Nam)
Hội nghị cũng sẽ xem xét các kênh marketing mới và công nghệ mới (bao gồm cả cơ sở bảo quản tốt hơn), các kênh và công nghệ này sẽ giúp giảm tổn thất thực phẩm vì đây là những khâu quan trọng để đảm bảo dòng thực phẩm dinh dưỡng và tạo thu nhập tốt hơn cho những người làm việc trong toàn ngành lương thực và nông nghiệp.
Một điều quan trọng không kém là phải giúp nông hộ nhỏ và nông dân sản xuất quy mô hộ gia đình – những người sản xuất ra phần lớn thực phẩm cho chúng ta sử dụng – để họ có thể năng động hơn, nhạy bén hơn và có khả năng cạnh tranh hơn nhờ đổi mới không ngừng. Nông hộ nhỏ sẽ cần tăng cường khả năng hơn nữa để tiếp cận nguồn lực tài chính, công nghệ và đổi mới.
Để đạt được mục tiêu trên, việc kết nối tất cả các bên sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng và FAO đang trong quá trình thực hiện Sáng kiến Tay trong Tay nhằm hướng tới mục tiêu này. Hội nghị sẽ có phiên họp đặc biệt để xem xét tiến độ đã đạt được trong khu vực thông qua sáng kiến này.
Hội nghị (#APRC35) sẽ tiếp tục đến thứ sáu, ngày 4/9.
Philippines đầu tư cải thiện hệ thống y tế, đảm bảo an ninh lương thực
Ngân sách quốc gia năm 2021 vừa được chính phủ Philippines thông qua với mức 4.506 tỷ peso (91,65 tỷ USD) sẽ tập trung cho cải thiện hệ thống y tế và đảm bảo an ninh lương thực.
Tổng thống Phlippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 2/8, Bộ Ngân sách và Quản lý Philippines (DBM) cho biết Tổng thống nước này Rodrigo Duterte đã thông qua đề xuất ngân sách quốc gia năm 2021 trị giá 4.506 tỷ peso (khoảng 91,65 tỷ USD), với phần chi tập trung cho cải thiện hệ thống y tế và đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn hoành hành tại quốc gia Đông Nam Á.
Trong một tuyên bố, DBM cho biết Tổng thống Duterte đã thông qua đề xuất ngân sách trên tại một cuộc họp đặc biệt với Ủy ban Điều phối ngân sách phát triển (DBCC) vào ngày 30/7.
Tuyên bố của DBM nêu rõ: "Ngân sách tài khóa 2021 được đề xuất với mục tiêu duy trì nỗ lực của chính phủ trong ứng phó hiệu quả với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bằng cách chú trọng chi tiêu của chính phủ vào cải thiện hệ thống y tế, đảm bảo an ninh lương thực, tăng cương đầu tư vào hạ tầng cơ sở công cộng và hạ tầng cơ sở kỹ thuật số, giúp các cộng đồng vượt qua thời điểm khó khăn này."
Theo DBM, ngân sách 2021 cao hơn 9,9% so với ngân sách tài khóa 2020 trị giá 4.100 tỷ peso (khoảng 83,39 tỷ USD), tương đương 21,8% GDP.
DBM cho biết sẽ hoàn tất chương trình tiêu dùng quốc gia năm 2021 và các văn kiện khác về ngân sách để có thể trình lên quốc hội thông qua trước thời hạn chót theo đúng hiến pháp là 30 ngày.
Hiện, Philippines vẫn đang tiếp tục chật vật đối phó với số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 gia tăng mặc dù nước này đã áp dặt lệnh phong tỏa vào giữa tháng Ba.
Tới ngày 2/8, Philippines ghi nhận tổng cộng 98.232 ca mắc COVID-19, trong đó có 2.039 ca tử vong và 65.265 ca phục hồi".
Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác nâng cao năng lực thực thi pháp luật thủy sản Ngày 22/7, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Cục Phòng chống Ma tuý và Thực thi Pháp luật Quốc tế (INL) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) nhằm tăng cường năng lực thực thi pháp luật thuỷ sản và quản lý nghề cá. Đại sứ Daniel J....