FAO: Dịch tả lợn châu Phi KHÔNG đe dọa trực tiếp sức khỏe con người
Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi lan rộng, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã tổ chức một đoàn đánh giá khẩn cấp nhằm tăng cường khả năng ứng phó của Việt Nam.
Theo đó, từ ngày 11 – 15/3/2019, FAO phối hợp với Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) thực hiện đánh giá khẩn cấp tại Việt Nam nhằm tăng cường khả năng đáp ứng và ngăn chặn sự lây lan dịch tả lợn châu Phi (ASF). Đoàn đánh giá bao gồm các chuyên gia về ASF, quản lý khẩn cấp, tiêu hủy, tiêu độc và khử trùng, chuyên gia về ngành chăn nuôi lợn và cán bộ kĩ thuật thuộc Cục Thú y Việt Nam (DAH) và FAO Việt Nam.
Mục tiêu của đoàn nhằm tư vấn cho Bộ NN&PTNT về các biện pháp tốt nhất để xử lý và tiêu hủy lợn; tư vấn để sử dụng tốt nhất các nguồn lực sẵn có nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi rút ASF trong bối cảnh địa phương; đề xuất các hành động ngay lập tức, ngắn hạn và trung hạn.
Tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi tại Quảng Ninh. Ảnh: I.T
“Cục Chăn nuôi ước tính hiện có hơn 2,5 triệu hộ chăn nuôi lợn tại Việt Nam. Do vậy, khi đàn lợn buộc phải tiêu hủy vì ASF và các biện pháp kiểm soát dịch sẽ dẫn tới gánh nặng kinh tế cho nhiều gia đình ở vùng nông thôn. Cùng với các đối tác quốc tế khác, FAO sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đối phó với dịch bệnh này và giảm thiểu hậu quả” – ông Albert T. Lieberg, Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam cho biết
Sau khi kiểm tra các hộ chăn nuôi lợn có ổ dịch ASF và không có ổ dịch, các khu chôn xác lợn và một lò mổ lợn ở thành phố Hải Phòng và tỉnh Thái Bình, thu thập thông tin về dịch tễ bệnh và quan sát việc giết lợn, tiêu hủy, tiêu độc và khử trùng, đoàn công tác của FAO nhận định, sử dụng thức ăn thừa từ nhà bêp là một trong những nguyên nhân khiến dịch lây lan.
Theo đánh giá của FAO, mặc dù chính quyền địa phương đã và đang nỗ lực kiểm soát nghiêm ngặt việc vận chuyện, buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn tại các xã có ổ dịch, huy động nguồn lực địa phương để tiêu hủy và xử lý ổ dịch, tuy nhiên các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ, thực hiện an toàn sinh học thấp và sử dụng nguồn thức ăn thừa từ nhà bếp là các yếu tố tạo điều kiện cho dịch lan rộng.
Video đang HOT
Theo FAO, muốn chống dịch tả lợn châu Phi, cần khoanh vùng dập dịch, thực hiện tốt an toàn sinh học. Ảnh: I.T
“Việc các phương tiện truyền thông đưa tin chính xác về thực trạng ASF tới công chúng là rất quan trọng. ASF là bệnh rất dễ lây truyền trong đàn lợn và KHÔNG đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người. Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học là yếu tố quan trọng để bảo vệ lợn an toàn khỏi ASF. Lợn bị nhiễm bệnh và phơi nhiễm phải bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan” – ông Ian Dacre, Trưởng đoàn kiểm tra của FAO đánh giá.
Để tăng cường năng lực đáp ứng ASF và ngăn chặn sự lan rộng hơn nữa, đoàn đánh giá đã đề xuất các hành động ngay lập tức, ngắn hạn và trung hạn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Một số hành động được khuyến nghị, bao gồm áp dụng phương pháp phân vùng để ngăn chặn sự lây lan ASF theo diện rộng/ khoảng cách xa và phát triển các quy trình thực hành chuẩn về giết lợn và tiêu hủy thân thịt.
Theo FAO, Dịch tả lợn châu Phi KHÔNG lây sang người và gây bệnh cho con người. Tuy nhiên, vi rút ASF gây tử vong cho lợn nuôi và lợn rừng. Bệnh này trước kia chỉ giới hạn ở khu vực châu Phi với một vài ổ dịch từng xảy ra ở châu Âu. Tuy nhiên, vào năm 1997, châu Âu đã có một ổ dịch mới và dịch tiếp tục lây lan chậm nhưng liên tục từ Đông Âu sang châu Á trong 12 năm qua.
Vào ngày 19/2/2019, Việt Nam đã công bố đợt bùng phát ASF đầu tiên tại hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Tính đến ngày 20/3/2019, Cục Thú y xác nhận có 20 tỉnh có dịch, hơn 30.000 con lợn đã bị tiêu hủy.
Theo Danviet
Bộ NN&PTNT đề nghị kiểm soát chặt việc buôn bán lợn cảnh mini
Trước tình hình vận chuyển, buôn bán lợn cảnh mini qua biên giới diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan dịch tả lợn châu Phi, Bộ NNPTNT vừa có Công văn số 1860/BNN-TY do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ký đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tăng cường kiểm soát buôn bán, vận chuyển lợn cảnh bất hợp pháp.
Công văn nêu rõ, trong thời gian qua, một số cơ quan truyền thông phản ánh hiện tượng gia tăng buôn bán, vận chuyển lợn cảnh mini, nhiều khả năng lợn cảnh này đã được nhập lậu qua biên giới từ các nước láng giềng vào Việt Nam để tiêu thụ.
Trong khi đó, theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ ngày 03/8/2018 đến ngày 16/3/2019, Trung Quốc thông báo có tổng cộng 113 ổ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại 28 tỉnh, buộc phải tiêu hủy trên 1,1 triệu con lợn; dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới.
Thú chơi lợn cảnh mini đang nở rộ, nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ảnh: I.T.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 16/3/2019, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 253 xã, 57 huyện của 18 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 26.807 con. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao.
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút bệnh ở mọi loại lợn (lợn nuôi, kể cả lợn cảnh và lợn rừng); lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%, gây thiệt hại lớn về kinh tế; hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị; bệnh không lây sang người.
Để tổ chức triển khai công tác chống dịch bệnh có hiệu quả, sớm kiểm soát được Dịch tả lợn Châu Phi, Bộ NNPTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền cơ sở tập trung tổ chức tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung của Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời chỉ đạo tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển trái phép lợn cảnh mini qua biên giới; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trái phép lợn cảnh mini không rõ nguồn gốc, lợn cảnh nhập lậu.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị có văn bản thông báo cho Bộ NNPTNT để phối hợp xử lý.
Heo cảnh mini được nhập từ Trung Quốc. Ảnh: I.T.
Từng được rao bán trên các trang bán hàng online vào thời điểm trước và sau Tết, song gần đây, lợn cảnh mini đang được nhiều người quan tâm và tìm mua.
Theo quảng cáo, đây đều là những chú lợn có trọng lượng mới sinh từ 200gr. Khi đến mức 2kg, chúng có thể nuôi cảnh. Nhờ chế độ ăn các loại sữa tươi nên lợn mini không hôi. Cũng như chó, mèo, chúng rất quấn quít với chủ, các khâu chăm sóc lại không quá cầu kỳ. Vì kích thước nhỏ và mới lạ, hiện tại, giống thú cưng này được tìm mua rất nhiều.
Khảo sát trên thị trường cho thấy, hoạt động mua bán heo cảnh mini làm thú cưng trên mạng xã hội đang rất sôi động. Giá loại heo này thường dao động 2,7- 5 triệu đồng/con tùy giống và nguồn gốc.
Theo các đầu mối bán heo cảnh mini, loại này là giống heo hương. Chúng có kích cỡ nhỏ, tai nhỏ, vểnh, bụng phệ, lưng cong, má phính, đầu tròn, mõm, chân, cổ và cái đuôi ngắn, dày lông. Vì nuôi làm cảnh nên chúng thường ăn cám viên hoặc ngũ cốc, sữa.
Theo Danviet
Dịch tả lợn châu Phi lan rộng, các bộ, ngành họp khẩn Ngày 14-3, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức họp khẩn nhằm chỉ đạo các đơn vị chức năng và các địa phương vào cuộc mạnh mẽ để khống chế và ngăn chặn sự lây lan dịch tả lợn châu Phi. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu tăng cường tuyên truyền...