FAO: Chi phí nhập khẩu lương thực toàn cầu sẽ tăng lên mức kỷ lục
Theo báo cáo của FAO, kim ngạch nhập khẩu lương thực của thế giới, bao gồm cả chi phí vận chuyển, dự kiến đạt 1.715 tỷ USD trong năm nay, so với mức 1.530 tỷ USD của năm ngoái.
Ảnh minh họa. (Nguồn: world-grain.com)
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) cho biết chi phí nhập khẩu lương thực toàn cầu trong năm 2021 sẽ tăng 12% lên mức kỷ lục do giá hàng hóa và nhu cầu tăng cao trước tác động của dịch COVID-19.
Theo báo cáo của FAO, kim ngạch nhập khẩu lương thực của thế giới, bao gồm cả chi phí vận chuyển, dự kiến đạt 1.715 tỷ USD trong năm nay, so với mức 1.530 tỷ USD của năm ngoái.
Video đang HOT
FAO đánh giá tình trạng giá lương thực tăng từ cuối năm 2020 đã làm gia tăng rủi ro cho các nước nghèo vốn phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực. Trong tháng Năm, chỉ số giá thực phẩm của tổ chức này đã chạm mức cao nhất trong 10 năm, do mức tăng mạnh của ngũ cốc, dầu thực vật và đường.
FAO cho biết một chỉ số riêng biệt về giá trị nhập khẩu lương thực , bao gồm cả chi phí vận chuyển hàng hóa cũng tăng vọt và đạt mức kỷ lục trong tháng 3/2021, cao hơn cả các mức đã ghi nhận trong những đợt tăng đột biến giá lương thực trước đó vào các năm 2006-2008 và 2010-2012.
FAO cho biết các hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc là động lực thúc đẩy nhu cầu cũng như giá nông sản trong năm qua, phần nào phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh trong việc xây dựng lại ngành chăn nuôi lợn sau khi dịch bệnh bùng phát.
Nhập khẩu ngô của Trung Quốc trong niên vụ 2021-2022 sắp tới dự kiến sẽ tăng lên 24 triệu tấn, và duy trì vị thế nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới của quốc gia châu Á này, sau khi nhập khẩu ngô của Trung Quốc tăng gấp 4 lần lên 22 triệu tấn trong niên vụ 2020-2021.
Giá thực phẩm toàn cầu tăng cao nhất trong 10 năm
Trong tháng 5, chỉ số giá thực phẩm tháng của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Financial Times , đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. FAO cảnh báo giá thực phẩm tăng cao sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các nước nghèo. Đồng thời, chi phí lao động và vận tải tăng cao sẽ tiếp tục đẩy giá thực phẩm lên trong những tháng tới.
"Với việc giá dầu thô tăng, hệ thống vận tải biển toàn cầu tắc nghẽn, áp lực tăng giá thực phẩm là rất lớn", nhà kinh tế Caroline Bain thuộc hãng Capital Economics nhận định.
Nhóm chuyên gia thuộc Berstein dự báo giá hàng hóa tiêu dùng tại Mỹ sẽ tăng 6,1% trong năm nay, vượt xa mức tăng 0,7% của năm 2020. Hãng thực phẩm Tyson Foods cho biết giá nguyên liệu đầu vào tăng 15% so với năm ngoái, các chi phí hậu cần, đóng gói và lao động cũng vọt lên.
Chỉ số giá thực phẩm của FAO tăng lên mức cao nhất từ năm 2011. Ảnh: FAO .
Ở châu Âu, Liên đoàn Bán lẻ Anh dự báo giá thực phẩm sẽ tăng trong nửa cuối năm nay.
Theo FAO, tỷ lệ lạm phát giá thực phẩm đã tăng lên 6,3% trong năm 2020 so với mức 4,6% hồi năm 2019 do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm chuỗi sản xuất và phân phối thực phẩm.
Nam Mỹ chứng kiế tỷ lệ lạm phát giá thực phẩm đạt 21%, châu Phi và Nam Á 12% còn châu Đại Dương 8%.
Giá tiêu hôm nay 25/5: Tăng mạnh 500 - 1.000 đồng/kg Giá tiêu hôm nay 25/5/2021 trong nước hồi phục nhanh chóng khi tăng mạnh 500 - 1.000 đồng/kg. Tại thế giới, giá hồ tiêu cũng quay đầu tăng. Cập nhật giá hồ tiêu mới nhất hôm nay ngày 25/5/2021. Giá tiêu thế giới hôm nay Tại thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay 25/5 ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ bất...