Fanpage Ghét bếp, không nghiện nhà vừa xuất hiện “bá đạo”, ông Hoàng Nam Tiến tham gia ngay
Fanpage “Ghét bếp, không nghiện nhà” vừa xuất hiện đã tăng 40.000 thành viên trong chưa đầy 5 tiếng, bài viết ở đây chọn góc tiếp cận hài hước về “tai nạn” khi làm bếp, dọn nhà nên gây cười.
Sự xuất hiện của “Ghét bếp, không nghiện nhà” đang gây chú ý, bởi trang Fanpage đang tăng chóng mặt số người tham gia khi chỉ trong thời gian ngắn đã có 70.000 thành viên, sau khoảng 5 tiếng là 40.000 thành viên mới gia nhập.
Nếu đặt trong tương quan với hai Fanpage “ Yêu bếp” và “Nghiện nhà” đang rất “hot” trong những ngày qua, thì rõ ràng, trang Facebook này có hướng tiếp cận hài hước về công việc nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, nhằm giảm tải áp lực trong cuộc sống hàng ngày, nhất là trong thời điểm toàn dân đang cách ly xã hội, nhiều người làm việc online tại nhà.
Hầu hết nội dung các bài đăng trên “Ghét bếp, không nghiện nhà” là chia sẻ các tình huống “dở khóc, dở cười” như chế biến món ăn bị hỏng, cháy đen hoặc không như tưởng tượng của các thành viên. Vấn đề nhà cửa cũng muôn thuở với sự bừa bộn hay điểm ngắm cảnh tù túng, không đẹp như trên mạng vẫn thường chia sẻ.
Tình huống hấp bánh bao của thành viên Nguyen Van nhận hơn 4.400 lượt tương tác trên nhóm.
Chiếc bánh bông lan “lỡ nhịp” chuyển thành nấm hương khổng lồ.
Bún mọc và luộc gà cánh tiên phiên bản lỗi góp vui cùng hội.
Thay vì xuýt xoa, ngưỡng mộ tài năng của người khác thì các câu chuyện trong Fanpage này đặc biệt gây cười. Thậm chí, các thành viên cũng vẫn vui vẻ tự nhận mình là “siêu đầu bếp” hay “kiến trúc sư tại gia” vì những món ăn độc đáo hay căn phòng khác lạ do chính mình bài trí.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, trong nhóm cũng có những thành viên là những doanh nhân, người nổi tiếng như ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty Cổ phần Viễn thông FPT. Bài đăng “diễn chuẩn nhưng thái dọc thớ” của sếp FPT được hơn 400 lượt tương tác vì nói trúng tim đen bao người lâu nay không thể phân biệt thớ thịt dọc – ngang.
Sếp FPT gia nhập “Ghét bếp, không nghiện nhà”.
“Vào nhóm mà trẻ ra 10 tuổi luôn, em không nghĩ thế giới này có nhiều người hậu đậu giống em quá, an ủi bao nhiêu”, thành viên Ninh Lan bình luận trong “Ghét bếp, không nghiện nhà”.
Dành phần lớn thời gian rảnh để xem các bài viết trên trang Fanpage, Cẩm Linh (30 tuổi, nhân viên văn phòng) cho hay, vì góc nhìn hài hước của các thành viên trong nhóm mà bất cứ hình ảnh hay chia sẻ nào cũng giúp người đọc cảm thấy thoải mái hơn.
“Có rất nhiều thông tin tiêu cực trên mạng xã hội, rồi sự u ám của bệnh dịch, vì thế mình muốn cười nhiều hơn, đọc để giải trí và thư giãn thôi, nhưng biết đâu cũng tránh được những tình huống oái oăm như mọi người chia sẻ”, Cẩm Linh nói.
Nở rộ các hội, nhóm về nhà và bếp trên mạng xã hội Facebook.
Gia nhập các hội nhóm trên Facebook để giao lưu và chia sẻ sở thích, kinh nghiệm về một đam mê chung là cách giải trí của không ít người. Sau hai nhóm là Yêu bếp và nhóm Nghiện nhà, mạng xã hội cũng nở rộ rất nhiều nhóm khác nhau như “Yêu bếp và yêu nhà” hay “Bếp và nhà”.
Ngay từ tên gọi của các nhóm này cũng cho thấy, chúng đánh vào đúng hoàn cảnh của rất nhiều người khi đang thực hiện cách ly xã hội chống dịch Covid-19 đó là ở nhà và vào bếp nội trợ. Tuy nhiên, nhờ yếu tố gây cười mà các bài viết vẫn hấp dẫn người đọc một cách rất riêng.
Hoàng Linh
Fanpage Yêu bếp và Nghiện nhà gây "bão" trong dịch Covid-19, mỗi ngày có 10.000 thành viên mới
Có thời gian "dạo" mạng xã hội, tham khảo thực đơn, mua sắm, trang trí nhà, nhiều dân văn phòng gia nhập Yêu bếp và Nghiện nhà, khiến hai nhóm này cán mốc hàng trăm nghìn thành viên.
Trong khi việc ra ngoài, đến các điểm vui chơi giải trí không còn như trước vì dịch Covid-19 thì gia nhập các hội nhóm tương đồng về sở thích, đam mê đang trở thành hình thức giải trí, giao lưu xóa dần khoảng cách và giảm bớt sự nhàm chán của không ít người.
Nhiều ngày gần đây, các tài khoản mạng xã hội rầm rộ chia sẻ việc tham gia hai nhóm Yêu Bếp và Nghiện Nhà với không ít đánh giá tích cực, khiến cho mối quan tâm dành cho hai nhóm này càng được đẩy lên cao.
Tính đến hôm nay, Yêu Bếp có 797.000 thành viên, một con số đáng nể đối với một nhóm trên Facebook. Lượng bài viết gửi về tăng đột biến trong nhiều ngày, khiến đội ngũ quản lý trang Yêu Bếp phải ra lời kêu gọi sự kiên nhẫn, không giục duyệt bài hay đăng lại nội dung từ các thành viên.
Thông báo mới nhất của quản trị trang Yêu Bếp cũng cho biết, từ ngày 30/3 đến nay, nhóm có tới hơn 10.000 bài chờ duyệt. Mỗi ngày nhóm cũng đón thêm 10.000 thành viên mới - một con số đáng nể.
Tính đến hôm nay, nhóm Yêu Bếp trên Facebook cán mốc 797.000 thành viên, mỗi ngày có khoảng 10.000 thành viên mới.
Nghiện Nhà cũng đang thu hút lượng lớn thành viên mới.
Hà Trang, 29 tuổi, đầu bếp nhà hàng trên phố Hai Bà Trưng cho biết, trong thời gian rảnh rỗi nghỉ việc, cách ly tại nhà, vì nhớ nghề và muốn học hỏi các món ăn mới nên đã gia nhập Yêu bếp. Điều khiến thành viên này yêu thích khi gia nhập nhóm là tìm được các thông tin chia sẻ khá bổ ích về chế biến, sơ chế nguyên liệu của các món ăn từ Nam ra Bắc, hay các nước châu Âu, với rất nhiều nhãn quan, cách xử lý khác nhau.
"Quan trọng là cảm thấy rất thư giãn khi thấy mọi người nấu ăn vui vẻ", Hà Trang chia sẻ.
Vốn không phải người quá đam mê nấu nướng nhưng nhiều ngày nay, anh Thành An, một kiến trúc sư tại Hà Nội bộc bạch, anh đã gia nhập khá nhiều nhóm về ẩm thực để tìm kiếm gợi ý các món ăn hàng ngày khi công việc nội trợ gia đình chuyển sang cho anh đảm nhiệm trong những ngày phải cách ly xã hội, làm việc ở nhà.
"Ban đầu đơn giản là tham khảo thực đơn, về sau thì mình cũng có kinh nghiệm chọn mua rau, mua cá rồi xem được cách bày biện thức ăn ngon mắt của mọi người, cũng thấy đây là cách thú vị. Cũng có lần đăng bài viết của mình lên thấy nhiều người có trùng ý tưởng thì vui lắm", Thành An nói.
Là một trong số 165.000 thành viên của Nghiện Nhà, Minh Phương, nhân viên truyền thông của một tập đoàn công nghệ tại Hà Nội cho hay, cô dành phần lớn thời gian rảnh rỗi để vào nhóm tham khảo cách bài trí nội thất hay kinh nghiệm lựa chọn vật liệu, mức chi phí cho căn hộ của các hội viên.
"Mình đã luôn muốn có một căn nhà theo đúng ý mình dù lớn hay nhỏ. Trong nhóm có rất nhiều người cùng ý tưởng nên trao đổi, kết bạn thấy vui hơn", Phương chia sẻ.
Nhiều người thừa nhận "sa lầy" trong các hội nhóm Facebook trong thời gian cách ly vì dịch Covid-19.
Hình ảnh về các khu nhà đẹp được thành viên Nghiện Nhà chia sẻ trên Facebook.
Không chỉ thu hút các chị em phụ nữ, Yêu Bếp và Nghiện Nhà có rất nhiều thành viên là nam giới, dân văn phòng hay công nghệ. Tuy nhiên, các thành viên này cũng không hề kém cạnh khi chia sẻ hình ảnh, công thức món ăn hay "chiêu" làm đẹp nhà tiết kiệm chi phí.
Tại đây, các nội dung bài viết, hình ảnh được các thành viên "siêu đầu bếp và kiến trúc sư tại gia" gửi về duyệt và đăng tải khá chất lượng, phong phú. Vì dựa trên kinh nghiệm, trải nghiệm thật của cá nhân người viết nên lượng tương tác của mỗi bài đều cán mốc hàng chục nghìn lượt yêu thích, hàng trăm bình luận và chia sẻ khá dễ dàng.
Những điều này có thể lý giải phần nào cho sức hút của Yêu Bếp và Nghiện Nhà. Và nếu tiếp tục với đà tăng thành viên "chóng mặt", có thể việc cán mốc cả triệu thành viên của nhóm này có thể xảy ra.
Hoàng Linh
Khỏi cần ghen tỵ người ta khoe nhà đẹp hay sống ảo giỏi, bởi hội chị em "gái đoảng" đã có nơi để tung hoành, hot rần rần trên Facebook suốt cả ngày nay Chán ngắm những ngôi nhà trong mơ và món ăn nhìn thôi đã muốn ăn, hội gái đoảng rủ nhau xây dựng "ngôi nhà chân ái" để an ủi nhau trong những ngày cách ly toàn xã hội. Thời gian gần đây, hội chị em mê mẩn một diễn đàn mạng xã hội có tên là Yêu bếp. Thế nhưng bên cạnh việc...