Fan “thót tim” xem Mỹ Tâm thực hiện cảnh nguy hiểm
Tiếp nối các kế hoạch trong năm 2011, Mỹ Tâm vừa tiếp tục cho ra mắt MV Đánh thức bình minh được thực hiện khá kì công. Đặc biệt nhất là ở MV này, Mỹ Tâm có một sự “lột xác” khi xuất hiện với hình ảnh được trang điểm đậm, khá ma quái.
Hình ảnh ma quái của Mỹ Tâm trong MV “Đánh thức bình minh”
Trong phần đầu của MV Đánh thức bình mình, Mỹ Tâm xuất hiện trong lồng kính để thể hiện sự cô độc, dằn vặt của một cô gái sinh ra trong thế giới toàn những điều xấu xa rình rập. Sau đó, cô gái quyết định tự thoát ra ngoài và vươn đến những ước mơ tươi đẹp cho cuộc sống. Yếu tố này được thể hiện ở phần sau của MV, với cảnh quay Mỹ Tâm dang tay đón ánh sáng bình mình.
Đối lập với hình ảnh ma quái là một Mỹ Tâm rạng rỡ và đầy sức sống đón ánh bình mình
Một chi tiết gây chú ý trong MV Đánh thức bình minh là cảnh quay Mỹ Tâm thoát khỏi chiếc lồng kính, chạy vụt ra ngoài phố. Lúc này, khi Mỹ Tâm đang vội băng qua đường thì một chiếc mô tô phóng tới với tốc độ rất nhanh. Chỉ một suýt nữa là chị ấy đã “dính” tai nạn. Nhiều fan đã không khỏi “thót tim” khi xem, dù vẫn biết đây chỉ là một phần nội dung của MV này đấy!
Giờ cùng xem qua MV Đánh thức bình minh và những hình ảnh hậu trường nhé!
MV “Đánh thức bình minh” của Mỹ Tâm
Video đang HOT
Theo PLXH
Tôi đã nuôi dã tâm hãm hại một sinh linh
Tôi vừa trải qua cảm giác ấy chứ không phải lâu lắm gì để mà thản nhiên kể lại. Tôi vừa đi qua cơn ác mộng sôi như nham thạch và dài như nghìn năm địa ngục trong lòng. Điều may mắn là tôi đã kịp ngăn mình dừng lại trước khi quá muộn. Và câu chuyện dằn vặt tôi, làm tôi khốn khổ, nó như thế này.
Nỗi uất hận của đứa con gái cô độc
Tôi là con gái của một ông bố làm nghề lái xe và một bà mẹ thuần nông. Bố tôi đi suốt, thỉnh thoảng mới về, và lần nào về cũng mệt mỏi, cáu bẳn. Tôi chưa bao giờ thích ông kể từ khi biết thế nào là yêu là ghét. Ngược lại, mẹ tôi thì quá hiền lành, củ mỉ cù mì, chịu thương chịu khó hết mực, chưa một lần hé răng nói lại bố tôi hay quát mắng con cái. Tôi nhìn hai con người như hai thái cực ấy mà chán chường.
Tôi thấy chẳng có ai sung sướng trong cái nhà này cả, một người thì cứ thấy mặt là cau có, người kia thì cứ im lặng nhu nhược nín nhịn suốt ngày đêm.
Tôi chẳng biết mình giống ai và nên giống ai. Tôi lớn lên mà không thể chia sẻ những tâm sự của mình, mọi câu hỏi cứ tích tụ lại trong lòng, nỗi bức bối cứ dâng lên theo ngày tháng. Không khí gia đình tôi càng tệ hại khi mấy lần sinh sau của mẹ tôi lại tiếp tục là con gái. Một lũ vịt giời càng khiến bố tôi thêm cau có và sẵn sàng gắt gỏng quăng quật đủ thứ chẳng cần vì lý do nào cả. Lưng mẹ tôi như còng trước tuổi, da mẹ tôi như héo trước năm, làn da nhăn nheo của mẹ đầy vết sẹo của đời sống lao động vất vả, của những lần bị cha xuống tay đánh đập.
Ảnh minh họa
Tôi thương mẹ nên nuốt uất hận làm lụng đỡ đần, đặng để mẹ bớt đi phần nào nỗi khổ nhục của người vợ không được chồng bỏ chút lòng thương. Càng thương mẹ, tôi càng uất hận bố. Mỗi lần ông về nhà là tôi kiếm cớ ra khỏi nhà càng nhiều càng tốt, tôi thường rủ lũ em đi kiếm củi, mỗi đứa một con dao quắm, đứa lớn con to, đứa bé con nhỏ, cứ lủng lẳng sau lưng. Chúng tôi ra khỏi nhà từ sáng sớm, đi mất gần chục cây số vào rừng, say sưa với những trò mà chỉ có trẻ con miền rừng mới biết được: nhặt ốc ở những khe suối, tìm nấm, hái hoa, nhảy qua nhưng hòn đá, đu dây rừng, hái sim, hái ổi...
Chơi chán rồi chúng tôi mới đi kiếm củi, đứa chặt đứa nhặt, đứa bó rồi theo nhau về nhà khi bóng chiều đổ xuống. Nếu đi cùng mẹ, chẳng mấy khi chúng tôi được thỏa sức làm việc này, chúng tôi chỉ vội vội vàng vàng làm đúng cái phận sự lấy củi rồi lại nhanh nhanh chóng chóng oằn lưng gánh củi đi về.
Mẹ lúc nào cũng vất vả, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện làm vừa lòng người chồng khó tính, làm sao cho chồng bớt cau có mà về nhà nhiều hơn.
Một hôm, khi đi ra thị xã về, tôi thấy là lạ vì trong nhà có tiếng khóc của trẻ con. Tôi lại vì tiếng khóc này không giống tiếng khóc của bọn trẻ con xóm tôi, trẻ con miền núi tiếng khóc cũng khác lắm, nó hờn dỗi nhưng hiền lành, dễ qua, không như cái tiếng khóc thét khủng khiếp đến tưởng như tắc thở được của đứa trẻ này.
Tôi vội đẩy cửa vào. Cảnh tượng lạ lùng đập vào mắt tôi: Một đứa bé gái đang bò giữa nhà, bố tôi ngồi không nhúc nhích trên ghế, nhìn trân trân vào đứa bé đang được mẹ tôi ra sức dỗ dành. Đứa bé giãy giụa và bật lên thụp xuống như lò xo, sức mẹ tôi yếu không tài nào ôm nó lại được. Mẹ tôi cứ luôn miệng:"Ngoan nào, ngoan nào, thương thương". Nhưng tiếng nói của mẹ chỉ như tiếng thì thầm mà con bé kia sẽ không thể nghe thấy vì còn mãi khóc thứ tiếng muốn điếc đặc tai.
Tôi vác cái bao tải đứng như trời trồng không hiểu điều gì đang xảy ra. Bố tôi không thèm nhìn tôi một cái chứ nói gì đến giải thích, mẹ thấy thế vội bảo tôi vào cất cái bao tải đi rồi ra bế em thử xem sao.
Bế em? Thế là thế nào? Đầu tôi quay mòng mòng, hẳn không phải vì say nắng hay vì tiếng khóc thất thanh của đứa bé kia mà chính là vì lời nói run rẩy của mẹ. Em ư? Vậy đây là em tôi? Mẹ tôi không thể đẻ ra đứa bé này, vậy thì sao nó lại là em tôi? Tôi quay nhìn bố, ông cũng nhìn tôi rồi cụp mắt xuống, thở hắt ra rồi nói: "Nó là em mày đấy, liệu mà trông nuôi nó cho tao".
Nói rồi, ông vào buồng vơ vội mấy thứ rồi lại ra đi. Như thể ông vừa thẩy xong món nợ, muốn quên càng sớm càng tốt. Bố tôi đi rồi, căn nhà tuềnh toàng của chúng tôi chỉ còn tiếng khóc lê la ám ảnh nhọn hoắt của đứa bé được gọi là em tôi. Tôi ngồi thụp xuống, nhìn mẹ, ánh mắt tôi lúc đó chắc là đáng sợ lắm, nên mẹ tôi thở dài lặng đi, bà đứng dậy xuống bếp, dấp cái khăn mặt cho ướt rồi đem lên lau mặt cho đứa bé. Bà khó nhọc nói với tôi, đứa bé này là em con, bố con đã có với người khác, nay mẹ nó đi tù nên bố con đưa về. Bây giờ nhà mình phải cưu mang con bé, con hãy coi nó như các em con.
Phút tiêu tan bất ngờ của tội ác trong lòng
Tôi nhìn con bé khóc chán nên mệt, đang chỉ còn ư ử ề à rồi quẹt mặt nhìn ngó một nơi chốn xa lạ. Tôi thấy nó giống bố tôi thật, nhất là ánh mắt thoắt nhìn đây thoắt nhìn đó, cái mồm dẩu ra đầy cáu kỉnh không lẫn vào đâu được. Còn bé tí mà trông đã thế, sau này chắc nó cũng đáng ghét như bố tôi. Trong lòng tôi chưa kịp có chút thương nào đã thấy ghét nó rồi. Bây giờ hình ảnh bố sẽ ám ảnh tôi sẽ ám ảnh tôi suốt ngày chứ không còn như trước nữa, chỉ khi nào ông về tôi mới hoảng sợ nữa.
Con bé này được sức khóc khỏe, tôi điên tiết nghĩ chắc nó phải khỏe lắm. Thế mà khóc được ba ngày, ba đêm choe chóe không cho ai được nghỉ ngơi, nó bắt đầu hâm hấp sốt. Tôi mừng thầm trong bụng, tôi mong nó ốm đi cho tôi nhờ, nếu chết đi thì càng tốt, tôi đỡ phải nhìn thấy cái mặt đáng ghét đó, vai mẹ tôi đỡ phải hằn thêm gánh nặng nuôi báo cô con bé ghê gớm này.
Thế là tôi mặc xác nó. Mẹ tôi cắt cử tôi trông nom con bé, tôi cứ ngồi đó nhìn nó trừng trừng. Tôi không thể âu yếm, xót thương nó được. Máu mủ ruột rà ư? Tôi có đủ cả mẹ lẫn em rồi, tôi không cần thêm nữa. Mấy đứa em nhỏ dại của tôi thì chưa biết gì, chúng nó tỏ ra vui mừng khi nhà có thêm em bé, em ốm chúng cũng ra điều biết lo lắng giúp mẹ.
Tôi lườm vào cái bản mặt ngốc ngếch của mấy đứa em. Sao chúng nó lại đần thế cơ chứ? Chúng nó không biết cái thứ đó là do bố tôi đi lăng nhăng ở ngoài về mà có sao? Chúng nó không biết mẹ của cái thứ đó là tội phạm bây giờ đang ở trong tù sao? Bố mẹ cái thứ đó như thế thử hỏi nó sẽ ra thế nào? Chả được cái gì, chỉ được cái khóc to, ăn vạ giỏi. Tôi vừa nhìn đứa bé nằm oặt, mắt hờ hờ đờ đẫn kia vừa uất hận.
Mẹ tôi dặn tôi nếu nó sốt quá thì nhớ bế nó ra trạm xá ngay. Nhưng tôi mặc xác, muốn nó càng lả đi càng tốt. Tôi cứ ngồi đó, nhìn nó trừng trừng. Tôi thấy chân tay nó giật giật, tôi vẫn ngồi im coi như không biết. Để rồi xem nó còn cầm cự được bao lâu.
Đúng lúc đó thì có tiếng ríu rít của mấy đứa em đi học về. Chúng nó đẩy cửa gọi to: "Chị!" rồi ào tới bên em bé mới của chúng nó. Chúng nó đứa nhảy lên giường, đứa đứng cạnh, sờ trán, sờ chân tay em rồi kêu lên với nhau: "Ôi, em nóng quá, ôi em ơi, em ơi!" Chúng nó ra sức gọi rồi giữ chân giữ tay con bé khi thấy nó co giật. Đứa lớn nhìn tôi thảng thốt: "Chị ơi, hình như em bé bị sốt nặng đấy, co giật đấy, giống thằng cu Mít nhà bác Đặng năm ngoái đấy, chị đưa em bé đi ra trạm xá đi, không thì em bé liệt chân liệt tay như thằng ku Mít mất".
Nhìn ánh mắt lo lắng của đứa em tôi, tôi chợt choàng tỉnh. Tôi đã làm gì thế này? Tôi còn chẳng lớn bằng mấy đứa trẻ! Tôi có còn là con người nữa không? Vừa lúc ấy, mẹ tôi cũng về nhà, thế là tôi quáng quàng bế vội đứa em chạy ù ra trạm xã. Thật may là lúc ấy vẫn còn cô y tá chuẩn bị khóa cửa đi ăn trưa, tôi hớt hải xin cô khám cho đứa bé - em tôi. Nhờ can thiệp giảm sốt kịp thời, cơn co giật không quá ảnh hưởng tới sức khỏe em tôi, sau đó, con bé được chuẩn đoán amiđan mủ, chắc là do nó lạ nước lạ cái, lại khóc nhiều quá, không được chăm sóc cẩn thận. Cũng may là chưa để lại hậu quả gì quá lớn, chứ nếu không thì giờ đây tôi đã không thể ngồi đây kể câu chuyện này.
Tôi thầm cảm ơn mẹ và các em. Tình yêu thương không toan tính của họ đã làm mềm lại những thù hận trong tôi. Buổi sáng hôm em tôi khỏi bệnh trở về, tôi ngỡ ngàng thấy hoa bươm bướm nở dọc chân núi, ven đường, rập rờn khoe sắc. Bọn trẻ vui mừng nhảy nhót dắt em đi trong những đóa hoa. Tôi nhìn chúng mà thấy lòng nhẹ bẫng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tình yêu không tật nguyền Hắn thầm nghĩ: "Sao một người đã viết những điều đẹp đẽ kia, với giọng nói dịu dàng đến chừng ấy mà lại...", hắn hơi rùng mình, lắc đầu không dám nghĩ tiếp nữa. Hắn và nàng quen nhau qua một diễn đàn trên mạng. Nhìn thấy cái nickname Cô Độc, và vì suýt xoa trước những bài viết, tâm sự của nàng...