Fan DotA 2 có thực sự ghét League of Legends?
Cuộc chiến giữa các fan của hai trò chơi Action- Real Time Strategy, DotA 2 và League of Legends đã nổ ra suốt một thời gian dài, và có lẽ sẽ không có hồi kết. Tuy nhiên, dù sao chúng ta cũng sẽ phải nhìn nhận một sự thật rằng, cả hai trò chơi này sẽ cùng tồn tại với số lượng người chơi đông đảo, và sẽ trở thành hai trụ cột chính của thể loại game ARTS mới mẻ được khai sinh bởi DotA. Nhưng các fan DotA 2 của Việt Nam thực sự suy nghĩ như thế nào về League of Legends?
Dạo qua diễn đàn, tôi không tìm thấy được nhiều những topic nói về League of Legends. Sử dụng công cụ search với từ khóa “LOL” cho ra một vài topic, có vẻ đã được chủ topic lập ra nhằm mục đích “ném đá”, nhưng cũng không nhận được nhiều sự hưởng ứng của các thành viên. Ngay chính trong các topic này, League of Legends lại nhận được sự bênh vực của các thành viên diễn đàn.
Trang chủ của Dota-2.vn.
Khi LoL nhận giải “Game có cộng đồng tệ nhất của năm 2012″, đã có những ý kiến rằng: “đây là lỗi tại người chơi chứ không phải tại game” hay “ Không phải lỗi ở LoL mà vì dòng game này nó thế. Một trò chơi nặng về đồng đội thì cộng đồng tệ là đương nhiên. Dù chưa động đến LoL bao giờ nhưng những thớt dìm hàng thế này là không nên, đây là diễn đàn DotA 2 mà.” – Một thành viên khác phát biểu.
Lý giải này cũng có phần khá chính xác, khi ngay chính DotA cũng đã mắc phải vấn nạn chửi tục, quitter, hack map, những hành động thiếu văn hóa khác mà không có cách nào khắc phục nổi. DotA 2 thậm chí đã phải xây dựng cả một hệ thống report hành vi của game thủ để ngăn ngừa việc này.
Video đang HOT
Vấn nạn muôn thủa của DotA.
Nhằm tìm hiểu sâu hơn về suy nghĩ của các fan về đối thủ cạnh tranh chính hiện nay của DotA 2, tôi đã đưa ra một số câu hỏi để lấy ý kiến của một số người chơi.
Trả lời cho câu hỏi “bạn đã từng thử chơi hay xem một game League of Legends chưa?”Thì hầu hết các câu trả lời đều là “có”. Bỏ qua những ý kiến phiến diện khác, nhận định chung về lối chơi của LoL là “khá là dễ tiếp cận và chú trọng vào combat cũng như team work” cũng như “game có nhiều đổi mới so với DotA nên cũng khá thú vị”.
Vềnhững ưu điểm của LoL so với DotA 2, các fan cho rằng “ dễ chơi hơn, dễ thành thục hơn” và được “quảng cáo, PR mạnh và phát hành chính thức tạiViệt Nam”.
Vậy các fan có ghét LoL không? Một nửa trả lời “có” và một nửa “không”, nhưng cả hai nửa này đều đi kèm với lý do: “ghét nhà phát hành, những fanboy cực đoan và…Garena”.
Tại diễn đàn dota-2.vn đã có một số topic đưa ra lời đồn về không ít lần Riot đã cạnh tranh thiếu lành mạnh đối với DotA 2. Tính xác thực của những thông tin này dĩ nhiên còn chưa rõ ràng nhưng dù sao cũng đổ thêm dầu vào lửa khi fan hâm mộ 2 trò chơi vốn đã không ưa nhau trước nay.
Tuy nhiên, tôi xin phép được không đi sâu vào vấn đề đã khá cũ này, chỉ xin được kết thúc bài viết tại đây bằng một ý kiến khác của người chơi: “DotA 2 hay LoL thì cũng đều có cái hay riêng, không cần biết game nào hay hơn, mình chỉ quan tâm game nào mình thích chơi mà thôi”
Theo GameK.
Game đầu tiên về VN năm 2011 không có cash-shop!
Đó chính là Tam Quốc Truyền Kỳ, cái tên mới nhất trong danh sách các MMO về Việt Nam.
Như đã biết, webgame WarFlow đã được mua về Việt Nam và sẽ lấy tên gọi Tam Quốc Truyền Kỳ, đồng thời dự kiến ra mắt ngày 10/05 tới. Được xếp vào thể loại webgame chiến thuật thời gian thực (Real Time Strategy), MMO này nổi bật nhờ tối ưu hóa gameplay, đơn giản hóa xây dựng, đưa chiến thuật làm trọng.
Tuy nhiên theo NPH, Tam Quốc Truyền Kỳ còn sở hữu một yếu tố cực kỳ đặc biệt sau khi cập bến dải đất hình chữ S, đó là không sử dụng hình thức cash-shop. Đây là điều hết sức bất ngờ vì trong nhiều năm nay sau VLTK (thu phí giờ chơi), làng GO Việt chưa chứng kiến MMO nào như vậy.
Vậy đâu là bí quyết của trò chơi? Đó chính là hệ thống tài khoản VIP. Nói một cách nôm na, chính lượng xu bạn nạp vào trong game sẽ quyết định mức độ được ưu ái của người chơi, như được cùng lúc xây thêm một công trình, hoặc được chọn chế độ luyện tập cho danh tướng dài hơi hơn. Ngoài ra, bản thân lượng xu nạp vào sẽ được sử dụng trong các hoạt động như đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu hay giảm thời gian chờ đợi giữa các lần xây dựng.
Hẳn sẽ có không ít người chơi đặt dấu hỏi như vậy có khác gì cash shop, khi mà người nạp tiền có được ưu thế phát triển nhanh hơn về mọi mặt? Tin mừng là lượng xu trong game ngoài việc nạp thẻ còn có thể kiếm được bằng cách thu thuế hàng ngày, và ở các cập độ cao, lượng xu hàng ngày này không hề nhỏ.
Hơn thế nữa, để hạn chế việc lạm dụng xu, mọi hoạt động tăng tốc trong Tam Quốc Truyền Kỳ đều có một mức giới hạn nhất định hàng ngày. Ví dụ khi bỏ xu ra để mua 1 lượt thu thuế, lần đầu tiên chỉ mất 1 xu, nhưng sẽ tăng dần thành 2,4,6,8 xu vào các lần tiếp theo và tối đa chỉ dừng lại ở lần thứ 6. Chính cách tính toán thông minh này sẽ hạn chế đáng kể sự mất cân bằng trong game.
Đặc biệt hơn nữa, các loại danh tướng quen thuộc của dòng game Tam Quốc Chí như Lã Bố, Quan Vân Trường hay Triệu Tử Long không hề mất tiền chiêu mộ, bởi bất cứ ai có thể tích lũy đủ điểm chiến tích hoặc hoàn thành chuỗi nhiệm vụ bắt buộc trong game đều có thể sở hữu những "chiến thần" lừng lẫy này.
Có thể nói, nếu không còn áp dụng hệ thống cash shop, chức năng VIP tương tự Tam Quốc Truyền Kỳ chính là giải pháp thay thế hoàn hảo. Đây chính là điểm tiên phong khác biệt có một không hai của sản phẩm này tại thị trường Việt Nam.
Theo PLXH