Fan cuồng của những loại súp đã biết đến món súp bột báng nghe thì lạ mà lại ngon không tưởng của người Quảng Nam chưa?
Súp bột báng đối với chúng ta có thể rất lạ lẫm nhưng lại chính là món ăn quen thuộc của người Tam Kỳ ( Quảng Nam), đặc biệt vào những ngày tháng 12 trời trở lạnh.
Không chỉ là nguyên liệu thường thấy trong các món tráng miệng ngon ngọt như chè chuối bột báng miền Tây, hay bánh bột báng bọc đậu xanh miền Bắc…, bột báng còn trở thành loại nguyên liệu chính để làm nên món súp đậm đà, bổ dưỡng và dễ ăn cho người Tam Kỳ đổi bữa.
Để có được hương vị gọi mời, vừa ngon miệng lại vừa ngon mắt, người ta sẽ phải chọn loại bột tốt nhất. Những loại bột có màu trắng trong, không ngả sang màu hơi đục sẽ tạo nên được độ mềm vừa phải, không dai cũng không nhão, bát súp bày ra sẽ đẹp mắt khi từng hạt tách rời, không dính thành từng mảng lúc thưởng thức.
Cũng giống như cách chế biến các món súp khác, một nửa thành công của món súp bột báng phụ thuộc vào nước hầm xương, một nửa còn lại phụ thuộc vào chất lượng bột. Sau khi bột báng được luộc với nước sôi cho từng hạt nở to, trong suốt và xối nước lạnh để nguội, người ta sẽ chuẩn bị nước dùng được hầm từ xương lợn hoặc gà. Nước dùng trong, ngọt được ninh trong khoảng 3 tiếng sẽ tạo nên vị đậm đà nhất cho món súp bột báng.
Tuy nhiên, điều độc đáo của món súp này là các nguyên liệu chính sẽ được để riêng. Người ta cho thêm vào nước dùng trứng gà đã đánh tan, khuấy đều tay cho đến khi tơi thành sợi và thịt cua kèm thịt lợn tách ra từ xương hầm. Sau đó, đun lửa nhỏ để các nguyên liệu được hòa quyện vào nhau.
Cách ăn súp bột báng sẽ gần giống với cách người ta ăn bún hay mì thông thường, cho bột báng ra bát, đổ nước dùng xâm xấp mặt và thêm vào đó các loại topping, ngò, tiêu, ớt bột tùy khẩu vị người ăn.
Với những người thích đơn giản thì bò viên, trứng chim cút kèm một ít dầu mè và ớt bột là đủ. Còn những người thích sự đa dạng hương vị thì có thể thêm cả tôm, giò lụa, nấm để tạo thành bát súp bột báng thập cẩm.
Cũng có nơi người ta thích hương vị đậm đà hơn nên sẽ cho tất cả nguyên liệu vào nồi, ai ăn lại múc ra bát. Nhưng dù ăn bằng cách nào thì cái sự mềm trơn, deo dẻo của bột báng cũng sẽ khiến bạn thích thú. Thêm một chút tiêu đen và nước mắm ớt, hương vị bát súp bột báng rõ nét hơn với chút hăng hắc cay hài hòa cùng vị ngọt từ thịt cua và tôm kèm một chút bùi bùi của trứng cút. Những ngày trời chuyển lạnh, miền Trung đổ mưa tháng 12, được xì xụp từng thìa bột báng nóng hổi, cảm nhận cái vị đậm đà tự nhiên lại thấy lòng ấm lạ!
Video đang HOT
Theo Trí Thức Trẻ
Dù cùng tên nhưng ở mỗi vùng miền, các loại bánh này lại có kiểu dáng và cách ăn đầy khác biệt
Ở các vùng miền khác nhau, những món mang tên bánh bèo hay bánh cuốn tưởng quen thuộc hóa ra lại cực kì khác biệt đó nhé!
Ẩm thực Việt Nam phong phú và đa dạng vô cùng, đến độ dù sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này, bạn cũng không thể biết được hết các món ăn nơi đây. Thậm chí, có một số món ăn nghe tên thì rất quen thuộc, nhưng ở mỗi vùng miền lại có kiểu dáng và cách ăn khác nhau rõ ràng. Xem hết bài viết dưới đây, có lẽ bạn sẽ phải ngạc nhiên vì những loại bánh vẫn thường thấy ở vùng miền khác lại có vẻ ngoài mới lạ vô cùng đó!
*Bánh bèo:
Hải Phòng
Người Hải Phòng "ăn sóng, nói gió" nên bánh bèo ở đây cũng không giống với các món bánh bèo ở nơi khác. Bánh được gói trong những chiếc lá chuối cắt xếp như những chiếc thuyền - biểu tượng đặc trưng của người dân xứ cảng. Lớp bột mềm thơm không nát, hòa quyện cùng vị ngọt mặn hài hòa của nhân thịt, ăn kèm với nước hầm xương cay ngọt nên đặc biệt vô cùng.
Huế
Bánh bèo Huế thường được gọi là bánh bèo chén, bởi phần bánh được đựng trong những chiếc chén nhỏ xinh rồi bày thành mâm. Từng chiếc bánh trắng ngần, mỏng mịn dai dai, phủ bên trên là tôm chấy đo đỏ, mỡ hành và tóp mỡ giòn giòn béo ngậy. Thêm một chén nước mắm pha ngon là đủ để "quét" sạch hàng chục chiếc chén.
Nghệ An
Ở xứ Nghệ, bánh bèo lại được làm từ bột lọc, như một phiên bản tí hon của bánh bột lọc Huế mà chúng ta thường ăn. Bột phải được nhào nhiều lần mới cho ra được một mẻ bánh ngon. Khéo léo nặn vỏ bánh, gói trọn nhân tôm thịt xào săn ngấm vị rồi luộc chín là có thể cho "ra lò" một chiếc bánh bèo Nghệ An đậm đà hấp dẫn. Ăn một miếng, thực khách sẽ cảm nhận được vị dai của bột lọc, bùi của tôm thịt, giòn giòn của hành khô và thanh mát của rau sống hòa quyện trong khoang miệng.
Quảng Nam
Bánh bèo Quảng Nam là để ăn no, không như bánh bèo Huế ăn nhẩn nha, tinh tế cho biết mùi biết vị. Vẫn được làm từ bột gạo hấp chín nhưng phần nhân của bánh bèo nơi đây lại có đôi chút khác biệt. Người ta sử dụng thịt nạc xay, tôm bằm nhuyễn, mộc nhĩ thái nhỏ nấu cùng với nhau tạo nên thứ nước sốt đỏ au sanh sánh rồi rưới lên lớp bánh. Một thứ không thể thiếu khác là bát nước mắm pha đậm đà với vị cay xé lưỡi đặc trưng.
*Bánh cuốn:
Thanh Trì
Nhắc đến bánh cuốn Hà Nội là nhắc đến bánh cuốn Thanh Trì - thứ đặc sản đậm nét dân dã của thủ đô. Bánh được làm từ gạo tẻ ngon, tráng mỏng tang rồi quết mỡ hành thơm phức chứ không thêm nhân thịt băm. Đưa đẩy cùng miếng chả quế thơm tho, nước chấm mằn mặn chua cay dậy mùi tinh dầu cà cuống đắt giá là đủ làm say lòng người.
Phủ Lý
Nếu hình dung một cách đơn giản nhất thì bánh cuốn Phủ Lý giống như một sự kết hợp tài tình giữa bánh cuốn Thanh Trì và bún chả Hà Nội. Một suất bánh cuốn thường gồm bánh cuốn chay trắng phau, chả mới nướng nóng hổi ngậy thơm mùi than hoa và nước mắm nêm nếm vừa miệng. Mọi nguyên liệu đều được chăm chút và xử lý một cách khéo léo để tạo ra món ăn trông đơn giản nhưng lại nức tiếng xa gần.
Lạng Sơn
Ở Lạng Sơn, bánh cuốn được ăn cùng với nước xương chứ không phải là nước mắm chua ngọt. Bát nước chấm hội tụ đủ vị ngọt từ nước xương ống ninh trong nhiều giờ, thịt băm ngầy ngậy beo béo và hương thơm từ gia vị hành mùi tươi nên ăn cực đã miệng. Bạn có thể chọn giữa bánh trứng kiểu ốp la, bánh trứng đánh hay bánh không trứng cuộn thịt nạc băm tùy sở thích, loại nào cũng thơm ngon bắt vị.
Cao Bằng
Nếu chỉ nhìn vào phần nước canh xương ăn kèm, bánh cuốn Cao Bằng rất dễ bị nhầm lẫn với bánh cuốn Lạng Sơn. Nhưng chỉ cần để ý một chút thôi, bạn sẽ thấy phần canh xương này không có thêm thịt băm nên bớt đi độ ngậy béo hơn. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất là những cây giò nhỏ xinh trong mỗi suất bánh, ăn cùng bánh cuốn làm tăng độ thơm ngọt và đậm vị lên rất nhiều.
*Bánh giò:
Hà Nội
Người Hà Nội ăn bánh giò quanh năm, nhưng hợp nhất và ngon nhất có lẽ là vào những ngày lạnh đầu mùa thế này. Vỏ bánh mềm mại núng nính, chạm nhẹ là khoe khéo phần nhân thịt ngầy ngậy thơm thơm bên trong. Bao quanh là đủ đầy đa dạng các loại topping từ chả cốm, xúc xích, thịt xiên hay chả quế, ăn một phần là đủ căng bụng cho bữa chiều.
Sài Gòn
Bánh giò Sài Gòn ít cầu kì hơn, nhưng tất nhiên vẫn... ngon và hội tủ đủ các yếu tố để trở thành một món "fast-food" thuần Việt xuất sắc. Bánh thường được bán chung trong những tiệm bánh mì, bánh bao hoặc xôi, nhân gồm một ít thịt băm và vài quả trứng cút. Người ta vẫn có thể ăn bánh kèm topping nếu thích, nhưng phổ biến hơn cả là mua vội một chiếc bánh để ăn dọc đường đi làm, đi học, vừa ngon lại vừa chắc bụng.
Theo Trí Thức Trẻ
Ai mà tin được cây xương rồng lại được chế biến thành vô vàn món ngon ở Quảng Nam như thế này Những món ăn từ xương rồng đối với chúng ta có phần lạ lẫm nhưng đấy lại là hương vị quen thuộc trong bữa cơm gia đình ở miền Trung. Trong suy nghĩ của nhiều người, xương rồng là một loại thực vật chỉ dùng để "làm cảnh" hoặc trang trí trong những chậu nhỏ xinh xắn. Nhưng ẩm thực là sự sáng...