Fan chạy theo xin Hồ Ngọc Hà chụp hình
Dù có đôi chút bất ngờ khi fan chạy theo xin chụp hình nhưng Hồ Ngọc Hà vẫn vui vẻ nhận lời.
Tối qua (11/10), đêm nhạc tưởng nhớ 100 ngày mất của nhạc sĩ An Thuyên đã diễn ra với sự góp mặt của đông đảo nghệ sĩ. Hồ Ngọc Hà là một trong số những ca sĩ có mặt từ rất sớm.
Hồ Ngọc Hà tâm sự cô rất bồi hồi khi được hát trong đêm nhạc 100 ngày mất của người nhạc sĩ tài hoa.
Hà Hồ cho biết dù ít khi được làm việc với nhạc sĩ An Thuyên, nhưng cô biết rất rõ về ông. Cô thực sự ngưỡng mộ tài năng cũng như sự tận tâm với học trò và đồng nghiệp của ông.
Hồ Ngọc Hà rất vui khi gặp Á hậu Lệ Hằng trong đêm nhạc.
Cả hai cùng chụp ảnh và trò chuyện thân thiết.
Nữ ca sĩ nhí nhảnh chụp hình cùng các em nhỏ sau cánh gà.
Khi cô ra về, một số fan đã chạy theo và xin được chụp hình.
Dù có đôi chút bất ngờ song Hồ Ngọc Hà vẫn thân thiện nhận lời.
Video đang HOT
Cô tươi cười trò chuyện cùng các fan…
… rồi nhận hoa và vui vẻ chụp hình.
Nữ ca sĩ tươi tắn “selfie” cùng một fan nam.
Đêm nhạc còn có sự tham gia của ca sĩ Quang Linh và Tùng Dương
Mỹ Linh và cháu gái của nhạc sĩ An Thuyên
Ngọc Anh
Quang Linh và Ngọc Anh chụp hình kỷ niệm bằng gậy tự sướng.
Theo Hân Như, Ảnh: Hải Bá / Trí Thức Trẻ
Bông Mai và bí mật chưa tiết lộ về bố An Thuyên
Gần 100 ngày mất của nhạc sĩ An Thuyên, BTV Bông Mai - con gái ông vẫn luôn mang trong mình những tâm sự nặng lòng.
Lần đầu tiên những câu chuyện bí mật về người cha kính yêu được chị chia sẻ một cách cởi mở...
Ông chờ để được ôm tôi lần cuối rồi đi
- Khi ba chị rời xa, nỗi đau là quá lớn nhưng dường như không chỉ thuộc về bản thân chị, nó thuộc về số đông vì tôi cảm nhận được tình yêu của khán giả dành cho ba chị khi ông qua đời. Chị đã trải qua những tháng ngày qua như thế nào khi người chị yêu thương và tôn thờ nhất không còn ở bên cạnh?
- Thực ra đến giờ phút này khi ngồi nói chuyện với bạn, tôi vẫn đang cố gắng để bình tĩnh bởi vì mọi thứ đến với tôi quá nhanh. Tôi quá bất ngờ và vượt qua nỗi đau ấy tôi không thể nào nằm ở nhà để khóc hay để nhớ về ba mãi được. Tôi phải mạnh mẽ để thực hiện các dự án vẫn còn dang dở của ông vì tôi biết ông mong muốn điều đó. Ấy cũng là cách để tôi nguôi ngoai nỗi nhớ về ông.
Để thoát khỏi khoảnh khắc mất mát và đớn đau là cả một sự cố gắng. Tôi nghĩ là mình có sự vững tâm của ba mình. Ông giúp tôi không gục ngã. Đến bây giờ nếu nói rằng mọi thứ đã nguôi ngoai thì cũng không phải nhưng tôi đã dần quen. Nó sẽ ngấm khiến tôi đau hàng ngày và sẽ khiến tôi trưởng thành hàng ngày.
Con gái nhạc sĩ An Thuyên.
- Sự ra đi của ba chị quá đột ngột và đằng sau sự hẫng hụt ấy là câu hỏi của nhiều người vẫn còn bỏ ngỏ: Ba chị ra đi phải chăng vì làm việc quá sức, thưa chị?
- Ba tôi mổ thoái hóa đĩa đệm cách đây 15 năm. Ông hút thuốc lá rất nhiều, ăn nhiều thịt mỡ và đồ ngọt. Đó chính là nguyên nhân gây đến bệnh tim. Cũng vì mổ thoái hóa đốt sống cổ nên nó ảnh hưởng đến chân của ba tôi. Ông là một trong những người may mắn là không bị liệt bởi thường sau khi mổ xong thoái hóa đĩa đệm là hay bị liệt. Có thể do quá nhiều hoài bão nên ông không muốn mọi người biết mình mệt bằng cách làm việc miệt mài.
Tôi vẫn nhớ ngày 19/6 sau khi thuyết phục, ba đồng ý để tôi đưa ông đi khám. Sau khi đưa ông về, tôi có quay lại bệnh viện nói chuyện với bác sĩ và được biết ông có một số triệu chứng của người lớn tuổi. Nhưng ba cứ vin vào kết quả chụp phổi. Ông bảo tôi: "Con thấy không, ba hút thuốc bao năm mà phổi rất trong". Ông không nghĩ còn tim mạch nữa. Ông chủ quan và lạc quan.
Tôi đã có những linh cảm rất lạ sau buổi đi khám đó. Đêm hôm ấy, tôi đã khóc rất nhiều. Tôi đã gọi điện cho dì của mình và dì cũng không hiểu vì sao tôi lại khóc như vậy. Tôi có nói với dì rằng mình linh cảm một điều gì đó không tốt. Và trong suốt hai tuần trước khi ba mất, tôi sống trong cảm giác lo lắng mà không biết điều gì sẽ xảy ra. Cho đến khi các bác sĩ thông báo "ông mất rồi", tôi mới ngộ ra rằng tất cả những linh cảm trước của tôi thật khó hiểu.
- Những giây phút cuối bên ba hẳn là chị sẽ không bao giờ quên được?
- Vâng. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ quãng thời gian đưa ông từ nhà ra bệnh viện, ông không có một biểu hiện gì hoặc có thể ông cố tình giấu tôi. Ông vẫn chỉ đường khi tôi đi lạc. Lúc trên xe, tôi có gọi điện trước cho bệnh viện, ông nghe thấy và nói: "Con không phải gọi cho ai cả. Mình cứ đến và lên khoa điều trị". Tức là ông hoàn toàn bình tĩnh với mọi điều xung quanh. Điều đó để thấy rằng ông quá thương vợ, thương con nên chọn cách ra đi không làm cho gia đình phải lo lắng.
Hình ảnh cuối cùng tôi nhìn thấy ở ông là khi tôi đỗ xe vào chân cầu thang máy và ông cúi xuống đi giày. Tôi nói Ba không cần đi, xỏ tạm lên phòng bệnh, nhưng ông vẫn cố đi. Trước đó trong suốt thời gian ở viện điều trị tôi muốn lấy xe đẩy nhưng ông không thích. Ông là người rất giữ hình ảnh, sợ ra chỗ đông mọi người thấy ông yếu. Ông lúc nào cũng quần đen áo trắng, đầu tóc tươm tất.
Thậm chí hình ảnh ấy vẫn theo ông đến tận phút cuối cùng trước khi lìa trần. Khi vào cầu thang máy, đi lên cùng đứa cháu, tôi chỉ đi sau một nhịp cầu thang và suốt quãng đường từ cầu thang máy vào phòng bệnh ông vẫn đi bình thường, không ngã gục vào đâu. Vào đến nơi, ông tháo giày đàng hoàng, nằm lên giường và chờ tôi vào bên giường mới nấc lên mấy cái. Tôi kịp ôm ông thật chặt và nghĩ rằng đã hết cơ hội. Ông chờ để được ôm tôi lần cuối cùng rồi đi.
Tôi luôn luôn tự hỏi nếu ngày hôm đó nếu theo lịch, ông vẫn vào viện bình thường thì chắc sẽ không có việc đột ngột ra đi như thế nhưng mà ông chọn một cách khác là chuẩn bị cho cuộc họp để đi thực hiện những mong muốn của mình. Con người ta khi nỗi đau chạm vào sẽ hay phân tích những cái tiêu cực. Tôi cũng vậy, có những lúc tôi nhìn vào những cái tiêu cực và thấy uất ức nhưng khi mình bình tĩnh lại thấy không thay đổi được gì và tôi muốn mọi chuyện nó yên như vậy.
Lần đầu, Bông Mai chia sẻ về những kỷ niệm đáng nhớ với người cha quá cố.
- Có phút giây nào chị thấy đau, nhớ lẫn tiếc nuối gọi tên hai chữ "giá như"...?
- Đôi khi những hình ảnh dù là nhỏ nhất về ba cũng làm cho tôi cảm thấy đau và nhớ. Đơn giản như thói quen lúc 6h chiều ba tôi thường đi làm về, tiếng giày và những bước chân của ông trên những bậc cầu thang và tiếng bấm chuông. Mẹ tôi bao giờ cũng vậy, bà ra mở cửa chào ông bằng câu nói: "Ba à, ba về chuẩn bị ăn cơm". Bây giờ mỗi khi cả nhà gần ăn cơm , tôi trốn khoảnh khắc đó, bao giờ tôi cũng chờ mọi người vào mâm rồi tôi mới ra. Tôi rất sợ cảm giác trống trải.
Thực ra để đối diện với cảm giác trống trải là vô cùng khó khăn như tôi vẫn duy trì thói quen của ba là sau khi ăn cơm ông sẽ pha trà và ngồi xem tivi. Chỉ có điều giờ đây sau khi ăn xong tôi sẽ thắp hương cho ông và bật tivi xem như ông vẫn còn hiện hữu trong căn nhà của chúng tôi. Hoặc là thói quen mở nhạc những bản giao hưởng. Khi còn sống, ba tôi coi nghe nhạc là một cách học. Và bây giờ tôi vẫn duy trì thói quen của ba. Các con tôi cũng vậy, chúng vẫn giữ thói quen vào bàn thờ chào ông trước khi đi học hay về nhà đi ngủ.
Điều tôi hối tiếc nhất đó là đêm trước hôm ba mất, đáng ra tôi phải ăn cháo với ông sớm hơn. Mẹ tôi thường hay nấu cháo khuya và ông hay gọi tôi sang ăn. Nhưng đêm đó tôi lại dở công việc và về muộn. Tôi từng nghĩ rằng hình như mình chưa nghĩ nhiều cho ba. Nhưng thời gian gần đây tôi chuyển về ở gần nhà ba mẹ và nhiều khi nghĩ mình không chạy sang nhà ba mẹ lúc này thì lúc khác sang. Và bây giờ cảm giác sợ nhất của tôi mỗi khi đi làm đêm về đó là cái đèn làm việc của ba vẫn sáng.
Ông chứng kiến sự thiệt thòi trong hôn nhân của tôi
- Mẹ chị từng nói vui rằng ba chị khi còn sống thì "ngủ nhiều, hút thuốc nhiều, toàn mang tiền ở nhà đi làm việc ngoài", còn chị nhìn thấy góc khuất nào của ba mình?
- Tôi và ba giữ nhiều bí mật của nhau. Ba tôi không bao giờ hỏi 'Bạn trai con bây giờ là ai?' nhưng đều dõi theo và biết. Giống như tôi cũng giữ nhiều bí mật của ba. Có một số bí mật mà chỉ đến khi ba đã mất thì tôi bắt buộc phải nói ra. Đó là hàng tháng ba vẫn gửi tiền về cho em gái ở quê và tôi là người gửi tiền giúp. Việc đó mẹ tôi hoàn toàn không biết. Không phải vì bà biết sẽ có ý gì mà ba hoàn toàn rất thương em. Thêm nữa còn nhiều công việc của ba mà tôi may mắn ở gần nên có việc gì ông cũng bàn.
Tôi vẫn nhớ khi ba qua đời, mở cặp của ông tôi rất sốc khi thấy một chùm chìa khóa, một tập tiền lẻ toàn 1 ngàn, 2 ngàn và 5 ngàn và mấy tờ 100 ngàn cùng với hai bao thuốc lá và bản thảo truyện Kiều. Lúc đó tôi cứ đặt câu hỏi là tại sao một con người như vậy mà trong túi chỉ có từng này tiền, nếu có vấn đề gì thì làm sao? Nhưng rồi tôi tự có câu trả lời cho mình rằng ba tôi chẳng bao giờ có nhu cầu tiêu tiền gì cho mình cả.
Nhạc sĩ An Thuyên.
Có một hình ảnh tôi không bao giờ quên đó là từ trước đến nay người cắt tóc cho ba luôn là mẹ. Không bao giờ ông ra ngoài cửa hiệu. Hai tuần trước khi ông mất, mẹ tôi nói: 'Ba vào cắt tóc đi để mai vào viện chứ để tóc trông xập xệ quá'. Và lần đầu tiên ông đồng ý không có sự phản ứng nào cả. Chưa bao giờ tôi chụp ảnh ông bà cắt tóc cho nhau nhưng hôm đó tôi lại muốn chụp.
Nhưng vào đến nhà tắm nhìn ba mẹ quá thương và tôi không thể chụp ảnh. Tôi chỉ đứng nhìn hai ông bà là bởi vì hai người khục khặc với nhau thôi. Ông bảo: 'Bà cắt nhanh lên, quàng khăn ngồi trong này nóng'. Rồi ông lại chỉ đạo: 'Bà cắt chỗ này đi'. Mẹ tôi thì nói: 'Chỗ đó còn gì mà cắt'. Thấy vừa thương, vừa buồn mà áy náy vì tại sao mình không chụp khoảnh khắc đó.
- Nhân chuyện chị kể ba không bao giờ hỏi "Bạn trai của con bây giờ là ai?", tôi cũng xin chia sẻ rằng khi còn sống ba chị là người rất cởi mở với báo chí. Ông dường như không bao giờ né tránh mọi vấn đề gì. Tôi từng hỏi ông suy nghĩ gì về sự đổ vỡ trong hôn nhân của chị và ông đã trả lời nhưng sau đó lại nhắn cho tôi thôi đừng đăng. Có vẻ như với chị, ba An Thuyên luôn chiều chuộng, che chở và bảo vệ?
- Ba tôi là người đàn ông duy nhất yêu thương tôi vô điều kiện và không bao giờ bỏ tôi cả. Chính vì chứng kiến sự thiệt thòi trong hôn nhân của tôi nên ông rất thương. Ông bù đắp bằng việc chăm sóc các cháu, chia sẻ với tôi mọi điều trong cuộc sống. Ông từ chối trả lời báo chí, thậm chí những người quen khi hỏi về tôi ông cho rằng không muốn động vào nỗi đau ấy. Hơn ai hết ông hiểu tôi thiệt thòi như nào trong chuyện đó. Đó là cách ông bảo vệ của người cha với người con.
Có thời gian có nghệ sĩ bỏ nhau vì đổ vỡ, báo chí nêu tên tôi vào ba tôi không thích việc đó. Ba luôn tôi mong tôi có cuộc sống ổn định. Và gần đây khi tôi về ở gần thì ông yên tâm hơn. Gần đây nhất khi những đồng nghiệp phỏng vấn, lần đầu tiên ông nói rằng: "Mai nhà chú rất giỏi" và tôi nghĩ là giỏi ở đây không bao hàm trong nghề nghiệp mà giỏi ở đây là ông muốn nói sự vươn lên trong chính cuộc sống của tôi.
- Mẹ chị từng chia sẻ với tôi rằng ba chị chưa bao giờ nói rằng ca khúc này anh sáng tác tặng em. Nhưng khi ông mất đi rồi, nghe lại một ca khúc thì thấy dường như ông viết nó để dành cho bà. Còn chị, ba có sáng tác ca khúc nào tặng riêng?
- Có nhiều bài hát ông viết tặng cho tôi. Bản thân ca khúc Chú Cuội chơi trăng,Chiều sông Thương - khi tôi còn tham gia nhóm Con Gái cần bài hát và ông chiều tôi viết dành tặng ca khúc đó. Nhưng có lẽ bài hát Nhớ mẹ - có điệp khúc mà lần nào hát tôi cũng khóc đó là: "Đêm về nước mắt rơi từng giọt, làm mẹ rồi mới biết thương mẹ nhiều hơn. Con giờ làm dâu nhà người ngồi mà thèm vuốt mái tóc mẹ thôi" thì ba ghi hẳn trên bản thảo là tặng con gái. Lúc đó, tôi mới sinh em bé đầu tiên.
Theo Sơn Hà/Vietnamnet
Hà Hồ học piano nhờ sự gợi ý của nhạc sĩ An Thuyên Gia đình cô và vợ chồng tác giả 'Ca dao em và tôi' vốn có mối quan hệ thân thiết. Nhạc sĩ An Thuyên đột ngột từ giã cõi trần đã để lại một khoảng trống không thể lấp đầy trong lòng khán giả yêu nhạc của ông. Để tưởng nhớ tác giả Ca dao em và tôi, gia đình ông cùng những...