FaceNiff – ứng dụng Android cho phép đánh cắp tài khoản
FaceNiff là một ứng dụng Android mới cho phép người sử dụng dễ dàng truy cập vào một tài khoản Facebook của người khác, nếu người đó dùng cùng mạng Wi-Fi.
Để sử dụng được phần mềm này, điện thoại của bạn cần phải được bẻ khoá (tuy nhiên đây là công việc hết sức dễ dàng). Ứng dụng này hoạt động bằng cách kiểm tra tất cả những dữ liệu được gửi và nhận trong mạng. FaceNiff thực chất không xâm nhập vào Facebook trực tiếp, nó sẽ chờ cho đến khi một người dùng hợp pháp truy cập vào, sau đó thu nhập dữ liệu và hiện tài khoản đăng nhập của người đó. Chỉ với một cú nhấp, một kẻ xâm hại có chủ đích sẽ đăng nhập và chiếm dụng tài khoản của bạn. Chương trình có tác dụng với các tài khoản Facebook, Twitter, YouTube, Amazon…
Ứng dụng này là một cải tiến của chương trình nghe lén dữ liệu trong mạng. Có rất nhiều chương trình dạng này có sẵn và miễn phí, ví dụ như Wireshark, một ứng dụng Windows với rất nhiều tính năng, hay gần đây là Firesheep, một tiện ích của Firefox. Sự khác biệt chính của FaceNiff nằm ở tính dễ sử dụng: trong khi các chương trình khác ghi lại tất cả dữ liệu gửi và nhận trong mạng, trừ khi được chỉnh tùy chọn, FaceNiff được thiết kế đặc biệt để thu thập dữ liệu đăng nhập. Điều đó làm cho ứng dụng này phổ biến hơn.
Có nhiều cách để bạn bảo vệ mình trước những cuộc tấn công như thế này. Cách phổ biến nhất là sử dụng HTTPS trong những mạng công cộng, thay vì HTTP. Những dịch vụ như Gmail và Facebook có cài đặt cho phép đăng nhập qua HTTPS. Bạn cũng có thể sử dụng VPN miễn phí, như Hotspot Shield, chương trình sẽ mã hóa tất cả những dữ liệu được gửi từ máy tính của bạn. Cả hai cách này sẽ giúp bạn bảo vệ được những dữ liệu nhạy cảm. Nếu bạn thường xuyên sử dụng mạng Wi-Fi công cộng, hãy biết cách phòng tránh.
Sử dụng FaceNiff trên Swift 2X
Theo Bưu Điện VN
Lật tẩy 4 chiêu thức đánh cắp tài khoản chat Yahoo!
Theo mô tả của các nạn nhân, khi nhận được những tin nhắn có chứa đường link đến địa chỉ http://blogscuatoi[removed], bấm vào đó, chủ sở hữu tài khoản YM lập tức bị mất nick. Sau khi đánh cắp được tài khoản YM, hacker sử dụng nick này để chat với bạn bè của nạn nhân trong danh sách YM Friends với kịch bản đang ở vùng sâu, vùng xa, có việc gấp nhờ mua thẻ điện thoại, gửi mã thẻ cho hacker.
Các chuyên gia của Bkav cho biết, có 4 cách phổ biến mà hacker sử dụng để đánh cắp mật khẩu của bạn. Cách thứ nhất, hacker tạo một trang web có giao diện giống hệt với giao diện của trang đăng nhập Yahoo để lừa bạn điền mật khẩu. Mật khẩu sau đó sẽ được chuyển thẳng tới hacker trong khi bạn vẫn nghĩ nó được chuyển tới Yahoo!. Cách thứ hai là giả mạo người thân hỏi mượn mật khẩu. Cách thứ ba, hacker đã cài trojan, keylog (một loại phần mềm gián điệp ghi lại các thao tác trên bàn phím) sau khi bạn tải phần mềm nào đó từ Internet về máy tính của mình. Và cách cuối cùng, hacker đã đoán được mật khẩu của bạn vì bạn đặt mật khẩu quá đơn giản.
Trong tháng 5/2011, đã có ít nhất 41 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị hacker xâm nhập, trong đó có 1 trường hợp gây ra bởi hacker trong nước, 40 trường hợp do hacker nước ngoài. Đã có 3.210 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam. Các virus này đã lây nhiễm trên 6.599.000 lượt máy tính. Virus lây nhiều nhất trong tháng qua là W32.AutoRunUSB.Worm đã lây nhiễm trên 317.000 lượt máy tính.
Theo VNMedia