Facebook xóa 2,2 tỷ tài khoản giả chỉ trong 3 tháng
Báo cáo nhìn lại hoạt động năm 2019 của Facebook tại APAC cho thấy, trong năm qua mạng xã hội (MXH) này đã quyết liệt đẩy lùi nội dung xấu, xóa bỏ 2,2 tỷ tài khoản giả, 26 triệu nội dung khủng bố.
Trong năm qua, Facebook đã mạnh tay với các nội dung xấu, độc hại.
Nhìn lại năm 2019
Theo báo cáo trên, trong năm qua 99% nội dung bị gỡ bỏ trên Facebook được phát hiện tự động và phần còn lại là do nhận được báo cáo từ người dùng. Trong số đó, có 2,2 tỷ tài khoản giả bị gỡ trong quý I/2019, Facebook đã xóa 26 triệu nội dung liên quan đến các nhóm khủng bố toàn cầu như ISIS và al-Qaeda trong 2 năm qua.
Trong thời gian qua, Facebook cho biết họ đã thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm làm “trong sạch” lại MXH này. “Chiến thuật của chúng tôi bao gồm chặn và xóa tài khoản giả; tìm và loại bỏ các tài khoản xấu; hạn chế sự lan truyền của tin tức sai lệch và thông tin sai lệch; và mang lại sự minh bạch chưa từng có cho quảng cáo chính trị” – báo cáo chỉ ra.
Tuyên chiến với thông tin sai lệch, ngoài sử dụng công cụ tự động, Facebook còn có cách tiếp cận đa hướng nhằm chống lại tin tức giả bao gồm phối hợp với bên thứ ba.
Video đang HOT
“Các đối tác của chúng tôi ở châu Á và trên toàn thế giới đều đã được Mạng lưới Kiểm tra Thực tế Quốc tế phi chính phủ của Poynter chứng nhận. Chúng tôi sử dụng kết hợp công nghệ và đánh giá của con người bằng nhiều ngôn ngữ để phát hiện và loại bỏ tin tức sai lệch trên Facebook, giảm đáng kể sự phát tán của chúng trên News Feed” – trong báo cáo nêu.
Theo đó, MXH lớn nhất thế giới dự báo, với sự kết hợp con người và công cụ quét kiểm duyệt sẽ giúp giảm trung bình tới 80% lượt xem/tiếp cận đến các tin giả trên Facebook.
Hiện tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, Facebook có các đối tác bên thứ ba hoạt động trong công tác kiểm duyệt nội dung tại Úc và Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka và Đài Loan.
Không chỉ đối phó với nạn tin giả, Facebook cũng hạn chế các vụ tự tử khi xử lý hơn 1,5 triệu nội dung tự tử và tự gây thương tích trên Facebook, trong đó 95% được giải quyết nhờ báo cáo từ người dùng. Còn trên Instagram, con số này 800 nghìn nội dung và 77% nội dung được báo cáo từ người dùng.
Một mặt tích cực khác của Facebook trong năm qua chính là các việc làm thiện nguyện. MXH này đã giúp huy động được hơn 2 tỷ USD quyên góp từ hơn 45 triệu người, hơn 50 triệu người tham gia hiến máu từ các nhóm trên Facebook.
Theo enternews
Đức yêu cầu các mạng xã hội cung cấp mật khẩu tài khoản người dùng
Sắp tới, các trang mạng xã hội như Google và Facebook có thể sẽ phải cung cấp mật khẩu của tài khoản khách hàng tại Đức cho chính phủ nước này trong các trường hợp cần thiết.
Biểu tượng Facebook trên màn hình điện thoại.
Trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cực hữu và những những phát ngôn kỳ thị, nhà chức trách Đức có thể yêu cầu các tập đoàn công nghệ như Google hay Facebook cung cấp mật khẩu của tài khoản khách hàng trong thời gian tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong dự thảo luật của Bộ Tư pháp liên bang về chống chủ nghĩa cực hữu và những phát ngôn mang tính kỳ thị chủng tộc, Chính phủ liên bang Đức đã nhất trí về điều khoản yêu cầu các nhà mạng cung cấp mật khẩu tài khoản khách hàng trong trường hợp cần thiết.
Trong tương lai, giới chức Đức có thể yêu cầu các nhà mạng như Google hoặc Facebook cung cấp mật khẩu tài khoản khách hàng trong một số điều kiện nhất định.
Hiện, giới chức Đức mới chỉ được phép giám sát điện thoại, nhưng không được phép giám sát việc liên lạc qua các dịch vụ Internet.
Không chỉ các dịch vụ nhắn tin trực tuyến, Chính phủ cũng sẽ áp dụng quy định mới này với các nhà mạng. Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải sự phản ứng của các công ty truyền thông như Bitkom, họ phản đối việc cung cấp các mật khẩu tài khoản mà không có lệnh của tòa án hay việc tự động chuyển tiếp các địa chỉ IP.
Tuy nhiên, theo một người phát ngôn Bộ Tư pháp liên bang, mật khẩu vẫn là một phần của dữ liệu thống kê theo luật hiện hành và có thể "được yêu cầu trong một cuộc điều tra cụ thể dưới sự chỉ đạo của công tố viên."
Ngoài ra, vì lý do bảo mật dữ liệu, mật khẩu vẫn sẽ được lưu trữ thường xuyên ở dạng mã hóa và không thể được cung cấp khi không được mã hóa.
Động thái trên của Chính phủ Đức được xem là để phản ứng với vụ một đối tượng tấn công giáo đường Do Thái ở thành phố Halle, bang Sachsen-Anhalt, làm hai người thiệt mạng.
Kẻ tấn công gắn camera trên mũ để phát trực tiếp hình ảnh vụ tấn công trên nền tảng Twitch.
Công ty này sau đó cũng đã phát hiện nhiều tài khoản phối hợp và chia sẻ video thông qua các dịch vụ tin nhắn trực tuyến khác.
Theo VietNamPlus
Cách trải nghiệm giao diện mới Facebook: Đẹp, gọn gàng, lạ mà quen Như vậy Facebook đã cho trải nghiệm giao diện mới của họ trên nhiều tài khoản, trong đó có mình. Ấn tượng ban đầu của giao diện mới Facebook là nó đem lại cảm giác như bạn đang sử dụng trên mobile vậy. Vậy làm cách nào để kích hoạt giao diện mới trên Facebook, mời các bạn xem cách làm ngay sau...