Facebook xây tuyến cáp quang biển bao trọn châu Phi
2Africa (tên cũ là Simba) với chiều dài tới 37.000km sẽ trở thành một trong những tuyến cáp quang dài nhất thế giới.
Dự án được Facebook triển khai cùng với các nhà mạng gồm China Mobile của Trung Quốc, MTN của Nam Phi, Orange và Vodafone của Pháp cũng như các nhà khai thác viễn thông trên khắp châu Phi.
Hệ thống cáp ngầm sẽ do Nokia cung cấp, Alcatel xây dựng, nối 23 quốc gia châu Phi, châu Âu và Trung Đông. Dự án sử dụng cáp bằng nhôm thay vì sợi đồng nhằm tăng dung lượng mạng.
Với chi phí ước tính khoảng 800 triệu USD, dự án 2Africa sẽ hoàn tất trong năm 2023-2024 và đi vào hoạt động ngay sau đó.
Video đang HOT
Theo Facebook, 2Africa sẽ cho tốc độ 150 Tbit/s, gần gấp ba lần tổng dung lượng mạng của tất cả tuyến cáp ngầm đang phục vụ châu Phi hiện nay.
Hầu hết trong số hơn 1,2 tỷ người dân châu Phi vẫn chưa được tiếp cận Internet hoặc chỉ có thể truy cập mạng thông qua các thiết bị 2G.
3 tuyến cáp quang biển lại đứt, hơn 1 tháng nữa mới khôi phục hoàn toàn
Cả 3 tuyến cáp quang là AAG, IA và AAE-1 đều đang gặp sự cố khiến internet Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng. Theo TTXVN, sáng 24/12, trong khi hai tuyến cáp biển nối Đông Nam Á với Hoa Kỳ (Asia America Gateway).
Gọi tắt là tuyến cáp AAG và tuyến cáp biển Liên Á (Intra Asia), gọi tắt là tuyến cáp IA, đang gặp sự cố, nhà mạng Viettel lại xác nhận thêm một tuyến cáp biển khác kết nối tất cả các khu vực châu Á, Trung Đông, châu Phi, châu Âu (Asia Africa Europe-1), gọi tắt là tuyến cáp AAE-1 cũng đang gặp sự cố.
Trước đó, nhà mạng VNPT cho biết, tuyến cáp AAG gặp sự cố lúc hơn 7 giờ ngày 22/12/2019, gây mất dung lượng 1.100 Gb trên tổng số 3.785,5 Gb quốc tế qua cáp biển này. Sự cố mới xảy ra trên tuyến cáp AAG được xác định là trên nhánh S1 hướng kết nối từ Việt Nam đi HongKong (Trung Quốc).
Còn tuyến cáp quang IA gặp sự cố vào 17h ngày 8/12/2019 hướng kết nối từ TP.HCM đi Singapore. Nguyên nhân đã được xác định là do lỗi cáp trên hai nhánh S1 và S2 của tuyến cáp.
Với tuyến cáp biển IA gặp sự cố trên hai nhánh, hơn 1 tháng nữa mới khôi phục hoàn toàn.
Hiện nay, phần lớn lưu lượng internet tập trung vào 5 nhà cung cấp nội dung toàn cầu là Google, Facebook, Apple, Microsoft, Amazon. Một số nhà cung cấp có hệ thống bộ nhớ đệm (cache) tại Việt Nam, có sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN), thì người dùng truy cập có thể chưa nhận thấy chất lượng sử dụng mạng bị giảm sút.
Tuy nhiên, nếu truy cập vào các trang thông tin điện tử quốc tế (website) sẽ thấy sự ảnh hưởng rõ ràng hơn. Khi nhiều tuyến cáp cùng sự cố, người dùng 3G/4G sẽ thấy sự khác biệt rõ nhất vì hiện nay số lượng người dùng internet trên mạng di động của Việt Nam chiếm đa số.
Theo Tiền Phong, lịch trình sửa chữa, khắc phục sự cố của đối tác quốc tế, với nhánh S2, việc sửa chữa sẽ hoàn thành vào ngày 29/1/2020, với nhánh S2 sẽ hoàn thành sửa chữa vào 3/2/2020. Tuy nhiên, lịch sửa chữa có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện thực tế.
Hai tuyến cáp quang còn lại là AAE-1 và AAG hiện chưa có lịch trình sửa chữa cụ thể.
Trong năm 2019, ba hệ thống cáp quang biển này từng gặp vấn đề nhiều lần. Đầu tháng 1/2019, hệ thống cáp biển IA bị lỗi nguồn ở Singapore. Tháng 2/2019, tuyến cáp AAE-1 bị đứt vào ngày 13/2/2019 và tới 6/3/2019 mới sửa xong. Cuối tháng 2/2019, tuyến APG trục trặc trên các nhánh S1.9, S1.8 và S3, tiếp tục bị lỗi vào cuối tháng 5/2019.
Theo Người Đưa Tin
Cáp quang AAG lại gặp sự cố sau chưa đầy 1 tháng khắc phục Sự cố đứt cáp khiến các dịch vụ quốc tế ít nhiều bị ảnh hưởng. Người dùng nên ưu tiên sử dụng các dịch vụ trong nước thay thế để đảm bảo tốc độ truyền tải. Ngày 15/5, theo thông tin từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam, tuyến cáp quang biển AAG một lần nữa lại gặp sự...