Facebook thay đổi quan điểm về bức ảnh “Em bé napalm”
Trước những chỉ trích quá lớn từ cộng đồng người dùng, Facebook đã buộc phải đồng ý bỏ lệnh kiểm duyệt bức hình lịch sử “ Em bé napalm”.
Tổng biên tập nhật báo lớn nhất Na Uy gửi thư chỉ trích Mark vì xóa ảnh “Em bé napalm”.
Facebook đã có phản hồi sau khi quyết định kiểm duyệt bức ảnh “Em bé napalm” bị cộng đồng mạng chỉ trích dữ dội .CEO Mark Zuckerberg bị tờ báo lớn nhất Na Uy cáo buộc lạm dụng quyền lực và gây ảnh hưởng tự do dân chủ.
Facebook bị lên án sau khi kiểm duyệt và gỡ bỏ bức ảnh lịch sử chụp năm 1972. Trong ảnh, em gái Kim Phúc người Trảng Bàng, Tây Ninh, Việt Nam chạy trên đường sau trận càn bom cháy của quân Mỹ. Nick Út, người ghi lại bức ảnh lịch sử được nhận giải Pulitzer.
Tập đoàn công nghệ Mỹ đã đăng tải thông báo khẳng định “luôn lắng nghe cộng đồng” và nhận thức được “tầm quan trọng toàn cầu” của bức ảnh.
“Bởi vì tầm quan trọng lịch sử của bức ảnh biểu tượng với giá trị chia sẻ vượt qua mọi điều khác nên chúng tôi quyết định khôi phục bức ảnh đã bị xóa trên Facebook”, Facebook viết.
“Sẽ cần một thời gian để điều chỉnh hệ thống tuy nhiên bức ảnh sẽ được chia sẻ bình thường trong những ngày tới. Chúng tôi luôn hy vọng cải thiện chính sách để đảm bảo rằng tự do ngôn luận được tôn trọng và giữ an toàn cho cộng đồng”, Facebook nói.
Tranh cãi nổ ra sau khi cây bút Tom Egeland người Na Uy đăng tải bức hình “Em bé napalm” và bị xóa khỏi trang cá nhân. Tài khoản của Egeland cũng bị treo sau đó.
Video đang HOT
Tờ nhật báo lớn nhất Na Uy Aftenposten cũng bị treo vì sử dụng bức ảnh này trong bài đăng trên trang Facebook. Tổng biên tập tờ báo ngay lập tức gửi thư phàn nàn với Mark Zuckerberg về chính sách kiểm duyệt vô lý với bức hình.
Bức ảnh khiến cả thế giới bàng hoàng vì mức độ khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam.
Thủ tướng Na Uy Erna Solberg cũng tham gia cuộc khẩu chiến và cũng bị Facebook xóa ảnh khi đăng tải “Em bé Napalm”. Thủ tướng Erna đã yêu cầu công ty Facebook “xem lại chính sách kiểm duyệt”.
Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas viết: “Nội dung không phù hợp sẽ phải loại bỏ, tuy nhiên không phải là bức ảnh làm cả thế giới xúc động”.
Sau khi Facebook khôi phục bức ảnh, Thủ tướng Erna viết: “Thật là tốt. Tôi rất vui mừng. Điều này cho thấy mạng xã hội có thể tạo ra những chuyển biến chính trị”.
Theo Quang Minh – IBT (Dân Việt)
'Em bé Napalm' giúp các cựu binh Mỹ chữa sẹo chiến tranh
Bà Nguyễn Thị Kim Phúc, người nổi tiếng khắp thế giới với khoảnh khắc bị trúng bom napalm của không quân Mỹ ở miền nam Việt Nam, đang làm việc với một quỹ từ thiện để giúp đỡ chính các cựu binh điều trị những vết thương của chiến tranh.
Bà Kim Phúc và nhiếp ảnh gia Nick Út trong một sự kiện năm 2012. Đằng sau là bức ảnh "Em bé Napalm". Ảnh: Reuters
Quỹ từ thiện Restoring Heroes hướng đến lực lượng phản ứng nhanh và các thành viên của quân đội Mỹ bị bỏng, sẹo, như các vết thương do thiết bị nổ tự chế gây ra.
Quỹ từ thiện ra đời hàng thập kỷ sau khi chính bà Phúc phải chịu đựng những vết bỏng đau đớn do bị trúng bom napalm mà không quân Mỹ thả xuống ngôi chùa nơi bà cùng gia đình đang trú bom ở Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh vào năm 1972.
Nhiếp ảnh gia Nick Út đã chụp lại khoảnh khắc bà Phúc, khi đó còn là một bé gái, trần truồng và đang bỏ chạy với gương mặt hoảng loạn. Bức ảnh được đặt tên là "Em bé Napalm" và trở thành một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất lịch sử.
Dù 65% cơ thể bị bỏng, bà Phúc cho rằng sự hồi phục của mình không chỉ nằm ở mặt thể chất mà còn cả về cảm xúc và tinh thần bởi bà đã học được cách tha thứ.
"Việc sống chung với những nỗi thù hận và cay đắng nhiều lúc như giết chết tôi. Khi tôi học được cách tha thứ cho tất cả những người đã gây ra nỗi đau khổ cho mình, đó là lúc tôi tìm thấy thiên đường ở trên mặt đất", người phụ nữ 52 tuổi nói.
Sự tha thứ của bà Phúc có một ý nghĩa lớn trong việc chữa lành vết thương cho các cựu quân nhân Mỹ.
"Mọi người đều cần được giúp đỡ", bà Phúc nói trong cuộc phỏng vấn vớiReuters khi Restoring Heroes ra mắt tháng này. "Trước kia, tôi tự hỏi 'tại sao lại là mình? Tại sao mình phải chịu đựng điều đó? Mình chỉ là một đứa trẻ vô tội. Mình không làm gì sai cả' ".
Bà cho hay niềm tin vào Chúa đã giúp bà chiến thắng nỗi thù hận này và dùng những trải nghiệm của mình để giúp đỡ những người khác. Bà Phúc đã từ Việt Nam sang Cuba và hiện sống gần Toronto, Canada cùng chồng, một nhân viên công tác xã hội, và hai con trai.
Bà đã lập ra quỹ từ thiện riêng mang tên Kim Foundation để giúp đỡ các trẻ em là nạn nhân của chiến tranh cũng như trở thành Đại sứ Thiện chí của UNESCO.
"Tôi có thể giúp đỡ cho những người đang sống trong sự thù hận và đau đớn", bà nói.
Bà Phúc hy vọng những vết sẹo cùng sự đau đớn sẽ biến mất sau khi điều trị. Ảnh: Nick Út
Bà Phúc cho hay đã có thời gian, bà không dám nhìn vào bức ảnh nổi tiếng chụp mình lúc 9 tuổi, hình ảnh đã trở thành biểu tượng cho sự tàn khốc của cuộc chiến và nỗi đau thương mà các nạn nhân phải chịu đựng. Tuy nhiên, bây giờ, khi nhìn vào nó, bà lại thấy biết ơn.
"Tôi nhận ra rằng bức ảnh đó là một món quà có sức mạnh to lớn thúc đẩy tôi đấu tranh cho hòa bình và giúp đỡ mọi người", bà nói. "Bức ảnh đó giúp mọi người nhận thức về việc phải chấm dứt chiến tranh, chấm dứt xung đột".
Restoring Heroes hiện tập trung vào hình thức trị liệu laser mà bà Phúc đã trải qua để chữa mảng sẹo lớn trên khắp vai và lưng của bà do bị bom napalm đốt cháy da.
Việc chữa trị bằng laser làm gia tăng tính đàn hồi của da và sự phát triển của collagen. Chúng có tác dụng như một phần đệm khi những người tàn tật sử dụng các chân tay giả, Carol Novak, người sáng lập Restoring Heroes, cho biết.
Hiện hoạt động ở Miami, Mỹ, quỹ dự kiến giúp đỡ 10.000 nạn nhân trong ba năm tới.
Anh Ngọc
Theo VNE
Tác giả "Em bé Napalm" nói về bức ảnh bé Syria tử nạn Phóng viên Nick Ut, tác giả tấm ảnh "Em bé Napalm", nói với Zing.vn rằng hình cậu bé Syria thiệt mạng cần đăng rộng rãi để thế giới biết về thảm cảnh của người tị nạn Syria. Tấm ảnh nạn nhân Syria 3 tuổi thiệt mạng bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ gây chấn động dư luận. Ảnh: Independent Zing.vn giới thiệu quan...