Facebook tham vọng về kính thông minh hoàn toàn mới
Không chỉ còn là tập trung vào khả năng tương tác, kính thông minh mới của Facebook còn có thể tái tạo cảm giác chân thực cho người đeo.
Theo đó, dự án này được thực hiện bởi Facebook Reality Labs, công ty con của Facebook với tên trước đây là Oculus Research. Năm 2014, Facebook đã mua lại công ty công nghệ thực tế ảo Oculus bằng thỏa thuận trị giá 2,3 tỷ USD.
Facebook cho biết đó sẽ là một cặp kính hợp thời trang, trọng lượng nhẹ và có thể thay thế nhu cầu sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh.
Kính thông minh của Facebook sẽ có khả năng thực hiện lệnh của người đeo một cách dễ dàng và cung cấp bất kỳ thông tin nào họ muốn. Tuy nhiên, công ty khẳng định chúng vẫn sẽ an toàn, riêng tư, kín đáo, dễ làm quen, dễ sử dụng, thoải mái đeo cả ngày, và đáng tin cậy.
Video đang HOT
Mô tả ảnh
Khi đeo kính, trí thông minh nhân tạo sẽ nhận biết ngữ cảnh, giúp người dùng điều hướng thế giới xung quanh mình, cũng như thao tác với thông tin trong tầm tay. Chẳng hạn, người dùng kính có thể đeo một đôi găng tay đặc biệt để gõ bàn phím ảo, tắt tiếng ồn xung quanh trong quán cà phê hoặc tự động gửi cuộc gọi đến hộp thư thoại.
“Thay vì gọi điện hoặc trò chuyện video với một người, bạn chỉ cần búng tay và ngay lập tức được “dịch chuyển” và hai người có thể tận tưởng cảm giác như đang ở cùng nhau”, CEO Mark Zuckerberg nói.
Facebook bị điều tra vì chèn ép đối thủ trong lĩnh vực thực tế ảo
Bộ Tư pháp Mỹ đã vào cuộc điều tra một số cáo buộc đối với Facebook.
Vụ việc bắt đầu khi một số nhà phát triển phần mềm và công ty khởi nghiệp thực tế ảo (VR) đang cáo buộc Facebook chèn ép đối thủ cạnh tranh một cách bất hợp pháp.
Theo họ, Facebook hiện sử dụng chiến lược phá vỡ sự cạnh tranh trên thị trường VR. Cụ thể, Facebook dùng vị trí dẫn đầu thị trường VR để ngăn cản các công ty cung cấp trò chơi và dịch vụ cạnh tranh, sao chép ý tưởng của đối thủ cạnh tranh, định giá thiết bị của mình thậm chí còn thấp hơn giá thành và khiến một số ứng dụng khó chạy đúng trên nền tảng.
Ngoài ra, các nhà phát triển cũng phàn nàn rằng Facebook buộc họ phải trả hoa hồng bán hàng. Thí dụ, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành BigScreen, Darshan Shankar cho biết, khi người dùng thuê phim trên nền tảng BigScreen, họ phải sử dụng hệ thống mua trong ứng dụng Oculus của Facebook và bị tính phí thuê 30%.
Những hành vi này lọt vào tầm ngắm của Bộ Tư pháp Mỹ và họ đã liên hệ với các nhà phát triển trong lĩnh vực VR để thực hiện một vụ điều tra chống độc quyền.
Ngay từ năm 2014, Facebook đã mua lại nhà sản xuất VR Oculus với giá 2 tỷ USD, từ đó trở thành nhà sản xuất phần cứng VR lớn nhất thế giới.
Trong tuần tới, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang chuẩn bị đệ đơn kiện chống độc quyền đối với Facebook liên quan đến việc Facebook mua lại Instagram và WhatsApp có làm tổn hại đến cạnh tranh thị trường hay không.
Instagram bất ngờ tiết lộ mặt sau biểu tượng cổ điển Bốn năm kể từ khi Instagram thay thế biểu tượng cổ điển của mình bằng biểu tượng đầy màu sắc như hiện nay, giờ đây công ty mới tiết lộ một bí mật khá thú vị xung quanh biểu tượng cổ điển đó. Đây chính là thiết kế mặt sau của biểu tượng Instagram cổ điển Theo PhoneArena, biểu tượng cổ điển của...