Facebook lại ‘khôn hết phần thiên hạ’, để cộng đồng dọn rác cùng mình
Facebook lần đầu tiên công khai mã nguồn của 2 thuật toán xác định những nội dung vi phạm nhằm ‘giúp đỡ’ cộng đồng loại bỏ các hành vi độc hại.
Facebook cho biết họ sẽ công khai mã nguồn của 2 thuật toán được dùng để xác minh những vi phạm trẻ em, tuyên truyền khủng bố và bạo lực đồ họa.
Theo như Facebook cho biết trong một bài đăng, PDQ và TMK PDQF, bộ đôi công nghệ dùng để lưu trữ dữ liệu dưới dạng mã hóa và so sánh chúng với các nội dung độc hại, đã được phát hành trên cộng đồng mã nguồn mở Github.
CEO Facebook Mark Zuckerberg đã phải đối diện với nhiều chỉ trích vì buông thả quản lý nội dung trên mạng xã hội.
Facebook hi vọng việc này sẽ thu hút những công ty công nghệ, các tổ chức phi lợi nhuận và lập trình viên sử dụng công nghệ này để xác định thêm các nội dung độc hại và bổ sung vào hệ thống cơ sở dữ liệu công khai. Điều này sẽ hỗ trợ các nền tảng loại bỏ các nội dung độc hại nhanh hơn khá nhiều khi người dùng cố gắng tải nó lên.
Video đang HOT
“Những công nghệ này sẽ như một lớp bảo vệ tăng cường và cho phép chia sẻ hệ thống các dữ liệu mã hóa với nhau, giúp chúng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết”, Facebook cho biết trong bài đăng.
Các nền tảng đã liên tục phải chịu áp lực loại bỏ các nội dung có hại ngày càng tăng cao trong năm nay. Sau vụ xả súng ở thành phố Christchurch, chính quyền Australia đã đe dọa sẽ trừng phạt Facebook ở nước này nếu không nhanh chóng gỡ bỏ đoạn video về vụ tấn công. Facebook và cả Google đều phản ứng rất chậm chạp với thảm họa này.
Hồi tháng 5, Facebook đã tham gia cùng các nền tảng công nghệ lớn khác để ký kết “Lời kêu gọi từ Christchurch”, một cam kết khẳng định sẽ cùng hợp tác nhằm theo dõi và xóa các hình ảnh cùng video độc hại.
“Chỉ trong vòng một năm, chúng tôi đã chứng kiến số lượng những video ấu dâm được báo cáo tăng đến 541%. Chúng tôi tự tin rằng sự hào phóng của Facebook khi công khai mã nguồn này sẽ giúp đỡ việc xác minh và giải cứu các nạn nhân ấu dâm ngày càng tốt hơn”, Giám đốc Trung tâm quốc gia về trẻ em mất tích và bị lạm dụng của Mỹ (NCMEC) John Clark cho biết.
Ngoài việc công khai mã nguồn, Facebook cũng hợp tác với Đại học Maryland, Đại học Cornell, Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học California để nghiên cứu cách ngăn chặn các hành vi “lách luật” hệ thống kiểm duyệt những bức ảnh hoặc video bị cấm.
Ở góc độ công nghệ, Facebok dùng phương án “crowdsourcing” là một giải pháp khôn ngoan khi dựa vào trí tuệ cộng đồng để cùng phát triển công cụ phát hiện nội dung xấu, đóng góp vào dữ liệu chung.
Ở góc độ quản lý, Facebook đã “đá quả bóng trách nhiệm” cho cộng đồng và thừa nhận sự bất lực khi không thể tự mình làm trong sạch nền tảng, dù kiếm được rất nhiều tiền từ nó.
Theo Zing
Úc chuẩn bị các biện pháp kiềm chế Google, Facebook
Nhà quản lý Úc cảnh báo sức mạnh thị trường 'khủng' và tác động tới cộng đồng của các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Google.
Ủy ban người tiêu dùng và cạnh tranh Úc (ACCC) đang kêu gọi ra quy định mới đối với Facebook, Google và các gã khổng lồ công nghệ khác. Nếu các khuyến nghị của ủy ban được thông qua, đây sẽ là biện pháp mạnh nhất từ trước tới nay nhằm kiềm chế sức mạnh của các hãng công nghệ lớn trên thế giới.
Sau 18 tháng điều tra, ACCC sẽ công bố báo cáo cuối cùng về các nền tảng kỹ thuật số vào ngày 30/6. Báo cáo có thể bao gồm đề xuất quản lý cách các hãng công nghệ xử lý dữ liệu cá nhân và thuật toán xếp hạng quảng cáo, kết quả tìm kiếm và nội dung.
Trong báo cáo sơ bộ dài 328 trang được phát hành tháng 12/2017, ACCC đưa ra cảnh báo trước sức mạnh thị trường "khủng" của Google, Facebook và "thiếu minh bạch" trong vận hành.
Báo cáo dồn sự chú ý vào tác động của Google, Facebook đến ngành công nghiệp tin tức của Úc. Số lượng các nhà báo và tờ báo giảm hơn 20% kể từ năm 2014 do doanh thu quảng cáo điện tử phần lớn nằm trong tay của hai công ty công nghệ Mỹ.
Báo cáo ghi rõ: "Dù ACCC nhận thức được lợi ích to lớn dành cho người dùng và doanh nghiệp, vẫn còn nhiều câu hỏi quan trọng về vai trò của các nền tảng điện tử toàn cầu trong cung cấp tin tức và báo chí tại Úc".
Một số bộ đề xuất được đưa ra trong báo cáo, bao gồm giám sát rộng hơn việc xử lý dữ liệu cá nhân, tương tự Luật bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) được châu Âu giới thiệu năm 2018. Họ kêu gọi các khoản phạt mới liên quan đến xâm phạm quyền riêng tư và kiểm soát chặt hơn hoạt động M&A của các công ty công nghệ lớn.
Một trong các đề xuất căn bản nhất là thành lập Ban giám sát thuật toán, quản lý các công thức phức tạp được dùng để phân phối quảng cáo, xếp hạng tin tức và dịch vụ liên quan tới tin tức. ACCC cho rằng tổ chức như vậy cần thiết để bảo đảm những người chơi lớn lợi dụng sức mạnh để ưu ái cho lợi ích riêng.
Vai trò của các nền tảng điện tử trong xác định cung cấp thông tin, tin tức nào cho người Úc, cung cấp như thế nào, tầm với và độ tin cậy cũng là những câu hỏi được đặt ra trong báo cáo.
Chủ tịch ACCC Rod Sims cho hay nhà quản lý tại Mỹ, Anh và châu Âu đều đang dõi theo cuộc điều tra của Úc để tìm ra đáp án cho sức mạnh ngày một tăng của các gã khổng lồ công nghệ.
Theo ICTNews
Tin buồn cho các chủ shop online, bán SIM, bán kem trộn,... trên Facebook Facebook đang áp dụng các thuật toán mới nhằm canh chỉnh lại nội dung trên "news feed" của người dùng. Cụ thể, bạn sẽ thấy được những nội dung được cho là quan trọng với tần suất nhiều, còn những thứ khác sẽ ít xuất hiện hơn. Trước thông tin trên, các chủ shop online, bán SIM, bán kem trộn,... trên Facebook đang...