Facebook lại gặp sự cố tai hại bởi quá tin vào thuật toán thay vì con người
Việc Facebook công khai sử dụng các thuật toán thay vì các biên tập viên bằng người thật đã dẫn đến không ít hậu quả khôn lường, mà gần đây nhất là sự việc “nhầm lẫn” khi cho rằng bom mới chính là nguyên nhân phá hủy tòa tháp đôi ngày 11/9/2001
Vào sáng thứ Sáu, tức thứ 7 theo giờ Việt Nam, Facebook như thường lệ cập nhật nội dung ở mục tin hot ( Trending Topic), và trong đó bao gồm cả sự kiện tưởng niệm 15 năm sau vụ khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ. Tuy nhiên, khi bấm vào đường link này, một bài viết của tờ báo “lá cải” TheDailyStar lại được mở ra, với chủ đề cho rằng bom mới là nguyên nhân phá hủy tòa tháp đôi World Trade Center vào ngày 11/9/2001.
Theo The Washington Post, bài viết đã bị xóa khỏi Facebook sau khi nhận được phản ánh từ người dùng. Tuy nhiên nội dung ở Trending Topic lúc bấy giờ đã ghi nhận hàng trăm ngàn người theo dõi và đọc được bài viết kể trên.
Sự cố “nhầm lẫn” của Facebook Trending Topic đối với sự kiện ngày 11/9 vừa qua
Được biết, những sai lầm “tai hại” đã liên tiếp xảy ra sau khi Facebook sa thải một số biên tập viên của họ và sử dụng các thuật toán cùng trí tuệ thông minh để thay thế. “Chúng tôi là một công ty công nghệ, không phải là một công ty truyền thông. Chúng tôi xây dựng các công cụ, và không tự viết bất cứ nội dung nào”, Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành Facebook cho biết.
Tuy nhiên thay đổi của Facebook lại không được nhiều người dùng đón nhận một cách tích cực. Nhiều tờ báo công nghệ thậm chí cho rằng mục Trending Topic mới là một “thảm họa”, một “nỗi xấu hổ công cộng”, hay một “miếng bánh nửa vời”.
Trước đây, mục này từng đưa ra một câu chuyện không có thật về Megyn Kelly, phóng viên của tờ Fox News, khi cho rằng cô bị sa thải. Facebook sau đó đã phải công khai xin lỗi về sự nhầm lẫn này. Không lâu sau đó, Trending Topic lại “gây sốc” khi dẫn người xem đến một đường link chứa virus với một đoạn video về một người đàn ông đang “tự sướng” cùng chiếc bánh sandwich của McDonald’s.
Video đang HOT
Thông tin sai sự thất về Siri và iPhone được đăng tải vào ngày diễn ra sự kiện của Apple
Vào ngày Apple tổ chức sự kiện tại San Francisco, mục Trending của Facebook lại đưa tin nhầm về một bài viết châm biếm iPhone 7 từ một trang web không chính thống của Ấn Độ, khi giả mạo tin tức về Siri biết giúp Tim Cook làm công việc nhà.
Đỉnh điểm là vào cuối tuần qua, mạng xã hội Facebook lại một lần nữa đón nhận sự phẫn nộ từ báo giới và các cơ quan truyền thông khi đã chặn và gỡ bỏ bức ảnh “ Em bé Napalm” – vốn là một biểu tượng mang tính lịch sử, khỏi mạng xã hội do nhầm lẫn với nội dung mang tính khiêu dâm. Dù không công khai, nhưng nhiều khả năng đây cũng là lỗi do trí tuệ thông minh đã đánh giá sai về nội dung bức ảnh, điều mà một biên tập viên “bằng xương bằng thịt” sẽ khó có thể mắc phải trong khâu kiểm duyệt.
Nguyễn Nguyễn
Theo Dantri/ Mashable
Facebook gây bão vì tuyên truyền thuyết âm mưu vụ 11.9
Việc loại bỏ biên tập viên với kinh nghiệm báo chí và tin tưởng vào các thuật toán đã khiến Facebook phải hứng chịu sự chỉ trích dữ dội từ người sử dụng và giới truyền thông.
CEO Facebook, Mark Zuckerberg.
Những người sử dụng Facebook gần đây muốn tìm kiếm thêm thông tin về ngày kỷ niệm vụ khủng bố 11.9 thường truy cập vào chủ đề mang tên "September 11th Anniversary" (kỷ niệm ngày 11.9).
Tuy nhiên, liên kết lại dẫn đến một bài viết mang đậm chất lá cải trên Daily Star (Anh), nói rằng nguyên nhân thực sự khiến tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) sụp đổ là do bị cài bom.
Đây là một trong nhiều thuyết âm mưu xuất hiện sau khi vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11.9, vốn không có bằng chứng xác thực.
Sau khi nhận được vô số phản hồi từ người sử dụng mạng xã hội và giới truyền thông, Facebook đã nhanh chóng gỡ bỏ bài viết này trên chủ đề tin hot (Trending Topic).
Facebook tuyên truyền thuyết âm mưu về vụ khủng bố 11.9 gây tranh cãi.
"Chúng tôi đã nhận thấy những thông tin lá cải", nữ phát ngôn viên Facebook nói. "Và để tạm thời giải quyết, chúng tôi đã gỡ bỏ bài viết này".
Những rắc rối mà Facebook gặp phải diễn ra chỉ vài tuần sau khi công ty này không còn sử dụng các biên tập viên để mô tả và định hướng các chủ đề hot. Thay vào đó, Facebook sử dụng các thuật toán tự động. Ví dụ gần đây nhất cho thấy, thuật toán không phải lúc nào cũng làm tốt nhiệm vụ.
Mặc dù Facebook nói vẫn có yếu tố con người tác động vào quá trình xử lý thuật toán. Tờ Quartz tháng trước đưa tin, các biên tập viên với kinh nghiệm báo chí, vốn định hướng cho các chủ đề hot đã được thay thế bằng một số nhân viên Facebook.
Những nhân viên này chỉ kiểm tra xem chủ đề theo xu hướng có bị trùng hay không và có phản ánh sự kiện có thật hay không, mọi thứ còn lại đều được thực hiện tự động dựa trên thuật toán của Facebook.
Đây được coi là bước đi nhằm định hướng lại hoạt động của Facebook. Bởi theo lời phát biểu của CEO Mark Zuckerberg gần đây: "Chúng tôi là công ty công nghệ, chứ không phải công ty truyền thông".
Tờ báo lớn nhất Na Uy Aftenposten đăng tải bức hình "Em bé Napalm".
Trước đó, Facebook cũng gây tranh cãi khi cấm đăng tải bức hình "Em bé Napalm" của tác giả Nick Ut chụp vào năm 1972, giai đoạn khốc liệt trong Chiến tranh Việt Nam.
Làn sóng phản đối của truyền thông cuối cùng đã khiến Facebook thay đổi quyết định. Phát ngôn viên của Facebook sau đó phát biểu: "Chúng tôi đã nhận thấy tầm quan trọng của bức ảnh tư liệu này đối với lịch sử".
Tổng biên tập tờ báo lớn nhất Na Uy Aftenposten, ông Espen Egil Hansen chỉ trích CEO Facebook, Mark Zuckerberg lạm quyền một cách thiếu thận trọng.
Theo Guardian, Hansen nói rằng quyết định xoá tấm ảnh cho thấy Facebook không có khả năng "phân biêt giữa ảnh khiêu dâm trẻ em và những tấm ảnh chiến tranh nổi tiếng", cũng như viêc không muốn tham khảo thông tin từ những nguồn khác.
Theo Đăng Nguyễn - Washington Post, Guardian (Dân Việt)
Ảnh chưa từng công bố về Lầu Năm Góc sau sự kiện 11/9 Lầu Năm Góc là địa điểm ít được nhắc đến như một mục tiêu hứng chịu hậu quả từ các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Trong buổi đầu tiên của khóa học nhiếp ảnh báo chí tại trường đại học, Erica E.Lusk không thể ngờ những hình ảnh cô phải chụp lại là cảnh tượng đổ nát, hoang tàn bên ngoài...