Facebook, Google, Microsoft ủng hộ cuộc đấu tranh cho du học sinh tại Mỹ
Lá đơn mới đệ trình lên tòa án của các công ty công nghệ top đầu viết: ‘Khả năng cạnh tranh trong tương lai của nước Mỹ phụ thuộc vào việc thu hút và giữ chân các sinh viên quốc tế tài năng’.
Facebook, Google, Microsoft, Spotify, PayPal và hơn một chục công ty công nghệ khác đã đệ đơn lên tòa án để ủng hộ Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Các trường đại học này đang ra tòa để phản đối quy định chấm dứt visa của sinh viên nước ngoài nếu họ chỉ học online.
Nhóm công ty công nghệ top đầu tin rằng lệnh cấm sẽ “gây ra tổn hại đáng kể” cho các hoạt động của họ, nhất là về lâu dài, khi mà tập khách hàng bị thu hẹp và khả năng tuyển dụng nhân sự tài năng từ các trường đại học ở Mỹ bị giới hạn.
Facebook, Google, Microsoft, Spotify, PayPal và hơn một chục công ty công nghệ khác đã đệ đơn lên tòa án để ủng hộ Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Quy định mới đây được đưa ra bởi Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) sẽ buộc sinh viên quốc tế học tập tại Mỹ phải trở về nước, nếu toàn bộ các lớp đại học của họ tổ chức online vào năm học mới trong mùa thu năm nay.
Video đang HOT
Muốn ở lại Mỹ, sinh viên phải đăng ký khóa học offline ít nhất 3 tín chỉ. Nếu không, sinh viên sẽ bị tước visa F1. Đại diện nhiều trường đại học ở Mỹ lên tiếng phản đối quy định này, cho rằng như vậy là không quan tâm đến cuộc sống các sinh viên cũng như gây nguy hại cho sức khoẻ cộng đồng.
Bên cạnh đó, lá đơn mới gửi của các công ty công nghệ viết: “Khả năng cạnh tranh trong tương lai của nước Mỹ phụ thuộc vào việc thu hút và giữ chân các sinh viên quốc tế tài năng. Các sinh viên quốc tế cũng rất quan trọng trong việc đào tạo thế hệ nhà phát minh tiếp theo”.
Chủ tịch Microsoft Brad Smith hôm qua cũng tweet để chia sẻ việc công ty đã ký đơn gửi tòa, ông cho rằng nên có những phương án linh hoạt dành cho sinh viên quốc tế trong đại dịch. LinkedIn và GitHub, các công ty thuộc sở hữu của Microsoft, cũng ký đơn.
Giới công nghệ đã nhiều lần lên tiếng phản đối chính sách của chính quyền Mỹ về vấn đề nhập cư, đặc biệt khi liên quan đến sinh viên quốc tế. CEO Mark Zuckerberg của Facebook từng lên tiếng chỉ trích lệnh cấm nhập cư với người Hồi giáo, CEO Sundar Pichai của Google cũng vậy.
Ngoài các công ty công nghệ, đại diện tư pháp của 18 bang cũng kiến nghị với tòa về quy định bắt buộc sinh viên phải học offline.
'Kỳ lân' TMĐT Indonesia sắp chốt đầu tư từ Google và Temasek
Vòng gọi vốn mà Google và Temasek tham gia có thể có giá trị lên tới 1 tỉ USD.
Google và Temasek Holdings Pte đang đàm phán để tham gia một vòng gọi vốn với giá trị từ 500 triệu USD đến 1 tỉ USD dành cho ông lớn TMĐT Indonesia PT Tokopedia, theo nguồn tin thân cận với vấn đề.
Tokopedia là sàn TMĐT lớn nhất Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 trên thế giới.
Tokopedia, sàn TMĐT cũng được SoftBank hậu thuẫn, cũng đang đàm phán đầu tư với Facebook, Microsoft và Amazon, nguồn tin nói thêm. Dù vậy, Temasek và Google được cho là tỏ ra hào hứng hơn và kết quả đàm phán có thể được "chốt" trong vài tuần tới.
TMĐT vẫn là xu hướng đang lên nhờ COVID-19.
Các công ty Internet lớn nhất nước Mỹ đang ngày càng quan tâm đến thị trường Châu Á khi tăng trưởng ở Châu Âu và Mỹ chững lại, trong khi đó người Châu Á lại được đánh giá là rất thích và quan tâm đến smartphone. Facebook trước đó cũng thực hiện mua cổ phần của Jio Platform (Ấn Độ) trong lúc nền tảng WhatsApp của nó có được thương vụ hợp tác, đầu tư cùng công ty gọi xe Indonesia Go-Jek. Người phát ngôn của Tokopedia và Temasek đều từ chối bình luận.
Go-Jek và Tokopedia là hai startup lớn nhất Indonesia.
Việc nhận được đầu tư từ Google và quỹ đầu tư quốc gia Singapore chắc chắn sẽ là một thúc đẩy lớn cho một trong những sản TMĐT lớn nhất Đông Nam Á. Tokopedia hiện được xem là startup giá trị lớn thứ hai Indonesia, sau ông lớn gọi xe Go-Jek. Tokopedia đang lên kế hoạch sẽ chào bán cổ phần ra công chúng lần đầu tại Indonesia và một thị trường thứ hai chưa quyết định.
Đầu tư từ Google sẽ giúp Tokopedia gia tăng khả năng cạnh tranh của mình.
Mới đây, có thông tin cho rằng 15 triệu thông tin người dùng Tokopedia có thể đã bị rò rỉ. Dù vậy, Tokopedia thực tế vẫn đang được hưởng lợi từ tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều người không thể mua sắm trực tiếp mà dần chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến.
Indonesia được xem là "chiến trường" thương mại điện tử lớn nhất tại Đông Nam Á.
Temasek là công ty đầu tư của Singapore.
Mảng TMĐT tại đây có thể sẽ tăng lên 82 tỉ USD giá trị vào thời điểm năm 2025, từ con số 21 tỉ USD của năm 2019, theo một báo cáo của Google, Temasek và Bain & Co.
Facebook hỗ trợ chuyển ảnh và video qua Google Photos Người dùng tại một số khu vực đã có thể chuyển ảnh và video trên Facebook của mình sang Google Photos. Theo báo cáo vào đầu tháng 7/2018, các đại gia công nghệ lớn, bao gồm Google, Microsoft, Twitter và Facebook, đã hợp tác để phát triển dự án về truyền dữ liệu. Dự án nhằm mục đích cho phép người dùng chuyển...