Facebook, Google dừng chia sẻ dữ liệu người dùng với Hong Kong
Facebook, Google và Twitter bắt đầu từ chối các yêu cầu cung cấp dữ liệu người dùng mà họ nhận được từ chính quyền Hong Kong.
Facebook thông báo dừng chia sẻ thông tin về người dùng trên mọi nền tảng, như Facebook, WhatsApp và Instagram, cho chính quyền Hong Kong trong khi chờ thêm các đánh giá đầy đủ về mức độ ảnh hưởng của luật an ninh mới. Google và Twitter cũng có động thái tương tự.
“Chúng tôi tin tự do ngôn luận là quyền cơ bản của con người”, Facebook khẳng định. WhatsApp, thuộc sở hữu Facebook, cũng “cam kết cung cấp dịch vụ nhắn tin riêng tư và an toàn cho người dùng ở Hong Kong”.
Video đang HOT
Các nền tảng mạng xã hội đang xem xét mức độ ảnh hưởng sau khi luật an ninh Hong Kong có hiệu lực.
Trong khi đó, Google cho biết sẽ vẫn xử lý các yêu cầu liên quan đến việc gỡ bỏ nội dung không phù hợp trên dịch vụ của họ, còn Twitter và Facebook chưa trả lời.
Các mạng xã hội vẫn thường áp dụng biện pháp kiểm duyệt theo vị trí địa lý. Ví dụ, khi một nội dung không vi phạm chính sách chung của Facebook, nhưng lại được chính quyền một nước nào đó cho là nhạy cảm và sai trái, Facebook sẽ hạn chế hoặc chặn hiển thị ở nước đó. Tuy nhiên, mạng xã hội này không cấm thông tin trên tiếp tục được chia sẻ ở quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Tại Hong Kong, Facebook đã hạn chế 394 nội dung như vậy trong nửa cuối 2019, tăng từ con số 8 trong nửa đầu năm.
Các công ty công nghệ từ lâu vẫn hoạt động tự do ở Hong Kong vì không bị ảnh hưởng bởi Great Firewall như ở Trung Quốc đại lục – nơi cả Google, Twitter và Facebook đều bị chặn. Trong khi đó, Apple cho biết họ không nhận các đề nghị xử lý nội dung trực tiếp từ chính phủ Hong Kong, mà thông qua Bộ Tư pháp Mỹ.
Luật an ninh Hong Kong bắt đầu có hiệu lực từ 1/7, trong đó yêu cầu chính quyền Hong Kong đảm bảo truyền thông và dịch vụ Internet tuân thủ các ưu tiên an ninh quốc gia.
TikTok sẽ rời khỏi thị trường Hồng Kông
Theo The Verge, TikTok sẽ ngừng cung cấp ứng dụng video xã hội của mình tại Hồng Kông, sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia mới.
TikTok sẽ rời khỏi thị trường Hồng Kông trong một vài ngày tới
Các công ty công nghệ toàn cầu hoạt động tại Hồng Kông đã bày tỏ lo ngại luật mới có thể buộc họ tuân thủ tiêu chuẩn kiểm duyệt của Trung Quốc và phải gửi dữ liệu người dùng đến đại lục. Google, Facebook và Twitter đã ngừng xử lý yêu cầu dữ liệu người dùng từ chính quyền Hồng Kông.
Phát ngôn viên của TikTok đưa ra thông báo về hành động này: "Trước những sự kiện gần đây, chúng tôi đã quyết định ngừng hoạt động của ứng dụng TikTok tại Hồng Kông".
TikTok trước đó nói họ sẽ không tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào của chính phủ Trung Quốc để kiểm duyệt nội dung hoặc truy cập vào dữ liệu người dùng của TikTok, và cũng chưa bao giờ được yêu cầu làm như vậy.
Hồng Kông là thị trường nhỏ của TikTok, thu hút 150.000 người dùng. Trên toàn cầu, TikTok đã được tải xuống hơn 2 tỉ lượt thông qua các cửa hàng Play Store và App Store, theo công ty phân tích Sensor Tower.
TikTok, thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc), được biết đến là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội ra mắt vào năm 2017 dành cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc. Trong khi ứng dụng Douyin dành cho thị trường Trung Quốc ra mắt vào tháng 9.2016. TikTok và Douyin giống nhau nhưng chạy trên các máy chủ khác nhau để tuân thủ chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc.
Facebook lại chia sẻ dữ liệu người dùng với các nhà phát triển ứng dụng Có ít nhất 5.000 nhà phát triển các ứng dụng đã "vô tình" nhận được dữ liệu của những người dùng không hoạt động từ Facebook. Nhiều nhà phát triển đã nhận được dữ liệu cá nhân của người dùng Facebook Theo tiết lộ từ Facebook về vấn đề các nhà phát triển nhận được dữ liệu người dùng mà họ không nên...