Facebook gỡ bỏ hàng loạt quảng cáo tranh cử Tổng thống của ông Trump
Facebook đã xóa một số quảng cáo khỏi chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump vì những tuyên bố sai lệch và không chính xác về COVID-19 và nhập cư.
Tổng thống Mỹ Doald Trump. Ảnh: PA
Hôm 1/10, nền tảng truyền thông xã hội Facbook đã gỡ bỏ các quảng cáo do Tổng thống Mỹ Doald Trump tài trợ, đồng thời tuyên bố không có bằng chứng rằng việc chấp nhận người tị nạn sẽ làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 của người Mỹ.
“Những quảng cáo đó bị bỏ vì chúng tôi không cho phép những tuyên bố liên quan tới sức khoẻ, sự an toàn thể chất hay sống còn của ai đó bị người khác đe doạ dựa trên nguồn gốc quốc gia hay thân phận nhập cư”, phía Facebook cho hay. Quảng cáo bắt đầu bị gỡ vào ngày 30/10.
Hơn 38 phiên bản của quảng cáo đã được chạy trên Facebook và được hàng trăm nghìn người xem trước khi công ty gỡ bỏ chúng.
Video đang HOT
Facebook đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận, nhưng cho biết trong một tuyên bố với NBC news rằng các quảng cáo đã vi phạm chính sách của công ty này. Một phiên bản của quảng cáo vẫn có thể được nhìn thấy trong thư viện của Facebook nhưng hiện không hoạt động, có nghĩa là nó không được chạy trên bất kỳ sản phẩm nào của Facebook.
Các nền tảng truyền thông xã hội cố gắng kiềm chế thông tin sai lệch trước cuộc bầu cử năm 2020. Facebook cũng đang thay đổi các chính sách của mình để ngăn chặn các quảng cáo ủy quyền kết quả bầu cử, giám đốc dự án Rob Leathern đã cho hay.
Theo các chính sách mới, quảng cáo không được tuyên bố chiến thắng sớm, đưa ra bất kỳ phương pháp bỏ phiếu nào là gian lận hoặc tham nhũng hoặc đưa ra cáo buộc gian lận cử tri. Những thay đổi đối với các chính sách này áp dụng cho cả Instagram và Facebook và áp dụng ngay lập tức kể từ ngày 1/10, ông Leathern nói.
Thống kê trên thư viện quảng cáo cho thấy, các mẩu quảng cáo này đã tiếp cận được 500.000 tới 1 triệu người xem ở North Carolina.
Tuy nhiên, quảng cáo tương tự dài 30 giây lại không bị gỡ, người phát ngôn trên của Facebook cho biết. Đại diện của mạng xã hội này không nói tại sao mà chỉ cho hay, đó là quảng cáo khác nhau.
Mang súng vào nghị viện bang đòi dỡ phong tỏa
Hàng chục người biểu tình, một số mang theo súng, vào tòa nghị viện của bang Michigan ngày 30/4 để yêu cầu thống đốc dỡ phong tỏa.
Người biểu tình tập trung tại sảnh tòa nhà ở Lansing, không ai đeo khẩu trang nhưng một số dùng khăn che mặt. Cảnh sát bang ngăn chặn họ xông vào phòng họp. Một số người đứng bên ngoài mang theo biểu ngữ phản đối lệnh phong tỏa, trong đó có một biểu ngữ so sánh Thống đốc Gretchen Whitmer với trùm phát xít Adolf Hitler.
Người biểu tình tại tòa nghị viện ở Michigan ngày 30/4. Ảnh: AFP.
"Những người đàn ông cầm súng trường đang la ó phản đối chúng tôi", Thượng nghị sĩ Dayna Polarhanki ngày 30/4 viết trên Twitter. "Một số đồng nghiệp của tôi đã mặc áo chống đạn".
Cuộc biểu tình này được đặt tên là Người Mỹ Yêu nước, do nhóm Đoàn kết vì Tự do cho Michigan tổ chức. "Chúng tôi không chấp nhận việc các quyền không thể chối cãi của chúng tôi bị hạn chế hoặc tước đoạt vì bất kỳ lý do gì, kể cả Covid-19", nhóm này viết trên Facebook.
"Chúng tôi tin rằng mọi người Mỹ nói chung và người Michigan nói riêng đều có quyền làm việc để nuôi sống gia đình, tự do đi lại, tụ họp cho mục đích tôn giáo, biểu tình phản đối chính phủ và tự quyết định vấn đề y tế của mình", bài đăng có đoạn viết.
Cuộc biểu tình diễn ra một ngày sau khi tòa án Michigan phán quyết rằng chỉ thị yêu cầu người dân ở nhà từ 24/3 của Thống đốc Whitmer không vi hiến. Đây là lần thứ hai trong tháng người biểu tình yêu cầu Whitmer dỡ phong tỏa. Ngày 16/4, khoảng 3.000 người biểu tình, một số mang vũ khí, đổ xuống đường ở Lansing, gây ra ùn tắc giao thông lớn xung quanh tòa nghị viện. Trump một ngày sau bày tỏ sự ủng hộ với người biểu tình.
Người biểu tình tập trung ở bậc thềm tòa nghị viện Michigan ngày 30/4. Ảnh: AFP.
Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn một triệu người nhiễm, gần 64.000 người tử vong và khoảng 156.000 người bình phục. Michigan ghi nhận hơn 3.500 ca tử vong vì nCoV, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins.
Tình hình dịch tại Mỹ đang có dấu hiệu giảm nhiệt. Trump hồi đầu tuần khuyến khích các thống đốc giảm bớt hạn chế "càng nhanh càng tốt" nhưng cần "đảm bảo an toàn". Một số bang như Georgia, Alaska, Oklahoma, Nam Carolina và Tennessee đã mở cửa trở lại một phần hoạt động kinh tế sau vài tuần phong tỏa. New York, tâm dịch của Mỹ, dự kiến cho phép doanh nghiệp ngành xây dựng và sản xuất ở những khu vực ít ảnh hưởng hoạt động trở lại sau 15/5, tuy nhiên, lệnh phong tỏa sẽ được gia hạn tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng.
Covid-19 xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 3,3 triệu người nhiễm, hơn 234.000 người tử vong và khoảng một triệu người bình phục.
Phương Vũ
Covid-19: Nhà khoa học phát hiện khắc tinh tiêu diệt gọn virus corona Nếu một người bệnh dùng ngón tay dính nước bọt nhấn nút thang máy, và ngay sau đó bạn ấn đúng vào nút này rồi ngoáy mũi thì bạn sẽ có nguy cơ lây bệnh. Nếu người bệnh kia thở vào nút bấm, vài phút sau bạn ấn nút và dùng ngón tay ngoáy mũi thì chưa chắc bạn sẽ nhiễm virus, nhà...