Facebook dùng AI tạo ra bản đồ dân số chi tiết nhất thế giới
Công bằng mà nói, Facebook đã trải qua một năm đầy chông gai. Nếu như vài năm trước đây, họ được coi là một gã khổng lồ công nghệ tốt bụng, thì giờ đây Facebook liên tục vướng vào những rắc rối, chẳng hạn như bê bối Cambridge Analytica.
Dù vậy, Facebook vẫn đang cố gắng chứng tỏ vai trò của mình đối với trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới, rằng họ luôn muốn làm những việc thiện.
Để chứng minh điều đó, các chuyên gia AI và nhà khoa học tại Facebook hôm nay đã công bố một bản đồ mật độ dân số chính xác nhất thế giới từ trước đến này. Bắt đầu công việc này từ năm 2016, Facebook đã công bố một bản đồ bao trùm phần lớn lục địa châu Phi. Sau đó, họ tuyên bố sẽ mở rộng bản đồ này nhằm thể hiện gần như toàn bộ dân số thế giới. Điều này cho phép các cơ quan dân số xác định được dân cư được phân bố như thế nào, ngay cả ở vùng sâu vùng xa, mở ra những cơ hội mới cho các nhân viên y tế và cứu trợ có thể đưa sự viện trợ của mình đến khi cần thiết.
“ Bản đồ mật độ dân số của chúng tôi chi tiết gấp 3 lần so với bất kỳ bản đồ mật độ dân số nào hiện có“, James Gill, một kĩ sư phần mềm tại Facebook, chia sẻ với Digital Trends. “ Về mặt công nghệ, chúng tôi phải xử lý hạ tầng dữ liệu trên quy mô lớn, phát triển các thuật toán không gian có thể hoạt động với những cấu trúc liên kết đồ thị tính toán kết hợp cùng với kỹ thuật gán nhãn mới lạ và áp dụng nghiên cứu máy học tân tiến. Về mặt tác động, việc này sẽ giúp thông báo cho các dịch vụ cung ứng cứu sinh như giao vắc-xin hay ứng phó với các thảm họa thiên nhiên. Thế nên, nó rất thú vị, kể cả góc độ kĩ thuật cũng như tác động.”
Video đang HOT
Facebook nhấn mạnh rằng không có bất kì dữ liệu người dùng nào được sử dụng trong dự án này. Thay vào đó, họ dựa trên dữ liệu điều tra dân số và vệ tinh, vốn không chứa thông tin nhận dạng cá nhân. Để tạo ra bản đồ AI này, Facebook đã xây dựng một công cụ có thể lấy dữ liệu vệ tinh với độ phân giải cực kì cao (50cm đất cho mỗi pixel) và sau đó tham chiếu chéo với dữ liệu điều tra dân số để tạo ra một bức tranh chính xác về số lượng người sống trong một khu vực. Mặc dù điều này có thể thực hiện thủ công bằng cách sử dụng hình ảnh vệ tinh nhưng nó sẽ cực kì tốn thời gian và nhàm chán. Các thuật toán của Facebook có thể làm điều tương tự với mức độ chính xác lên đến 99,6%.
Kết quả này thật thú vị khi xét từ góc độ khoa học máy tính. Tuy nhiên, từ góc độ con người, họ có thể cứu sống con người trong những tình huống cấp bách. Đây mới chính là điều mà chúng ta cần từ Facebook.
Theo VN Review
Nghị sĩ Mỹ trình dự luật cấm mạng xã hội 'lừa' người dùng
Hai thượng nghị sĩ Mỹ vừa giới thiệu dự luật cấm các công ty mạng xã hội như Facebook và Twitter sử dụng thủ thuật 'đánh lừa' người dùng cung cấp dữ liệu cá nhân.
Hai thượng nghị sĩ Mỹ muốn có luật chấm dứt tình trạng mạng xã hội dùng thủ thuật lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân
Theo dự luật của hai thượng nghị sĩ Mark Warner và Deb Fischer, các nền tảng trực tuyến bao gồm mạng xã hội với trên 100 triệu người dùng/tháng sẽ bị cấm thiết kế những trò chơi gây nghiện hoặc nội dung nhắm đến trẻ em dưới 13 tuổi, theo Reuters.
Dự luật này được đưa ra là nhằm chống lại tình trạng các công ty công nghệ dùng thủ thuật "dark pattern" (tạm dịch là Thiết kế đen), tức sử dụng thiết kế giao diện bắt mắt lợi dụng sự ảnh hưởng và niềm tin nhằm lừa người dùng để lấy thông tin cá nhân hoặc thuyết phục họ thực hiện một việc nào đó.
"Những thủ thuật dark pattern lừa người dùng đến nhấp chọn nút OK, dẫn đến tự động chuyển hết thông tin liên lạc, tin nhắn, lịch sử tìm kiếm, hình ảnh hoặc thậm chí địa điểm", thượng nghị sĩ Fischer cho biết.
Động thái này diễn ra sau khi Facebook hồi năm 2018 bị phanh phui việc dính líu đến vụ bê bối bán thông tin mà không thông báo và nhận được sự đồng ý của người dùng. Bên cạnh đó, thời gian gần đây chính phủ các nước trên thế giới đang tăng cường biện pháp quản lý nhằm ngăn chặn thông tin độc hại và giả mạo trên mạng xã hội.
Thượng nghị sĩ Mark Warner (trái) và Deb Fischer - Ảnh: Reuters
Theo kết quả khảo sát của hãng Maru/Matchbox công bố ngày 9.4, khoảng 52% người dân Mỹ và 48% người dân Canada cho biết họ tìm hiểu những gì đang diễn ra trên thế giới thông qua mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter. Tuy nhiên, tỷ lệ tin tưởng thông tin trên mạng xã hội sụt giảm, 43% ở Mỹ và 32% ở Canada.
Trong khi đó, hơn 80% người dân ở Canada và Mỹ cho hay giờ đây họ tin tưởng vào truyền thông chính thống bao gồm báo chí, truyền hình và đài phát thanh.
Đa số người tham gia khảo sát cho biết thông tin về chính trị trên mạng xã hội đa phần là sai lệch hoặc giả mạo. Dù vậy, phân nửa người tham gia khảo sát tự tin họ có thể dễ dàng phát hiện tin nào là giả hoặc thật. Cuộc khảo sát được tiến hành với 1.516 người ở Canada và 1.523 người dân Mỹ.
Theo thanh niên
Tài khoản Facebook Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng bị khóa Cục Phát thanh truyền hình, Bộ TT&TT đã yêu cầu Facebook khóa tài khoản của bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng. Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho biết, sau khi tiếp nhận yêu cầu từ phía Cục, Facebook đã tiến hành khóa tài khoản gốc của bà Phạm Thị Yến do đã phát tán các...