Facebook dọa chặn thông tin trước dự luật chia sẻ doanh thu của Canada
Facebook dọa sẽ dừng việc chia sẻ thông tin trực tuyến trên nền tảng của mình tại Canada.
Theo Vietnamplus, nhằm phản ứng trước dự luật C-18 của Canada buộc Facebook phải trả phí cho các phương tiện truyền thông khi dẫn các liên kết đến các bài báo của họ, ngày 21/10, tập đoàn công nghệ này thông báo đang xem xét khả năng sẽ chặn quyền truy cập của người dân Canada vào các trang web tin tức trên nền tảng của mình.
Bộ trưởng Di sản của Canada Pablo Rodriguez và Ian Scott, Chủ tịch Ủy ban Viễn thông, phát thanh-truyền hình Canada (CRTC) ngày 21/10 đã có phiên điều trần về dự luật về quản lý Tin tức trực tuyến (được gọi là C-18) trước Ủy ban Di sản của Hạ viện Canada.
Video đang HOT
Phát biểu trước Hạ viện, Bộ trưởng Rodriguez cho biết dự luật C-18 nhằm bảo vệ tương lai của báo chí và cho phép người dân Canada tiếp cận với những tin tức đáng tin cậy và có thẩm quyền.
Facebook sau đó đã đưa ra cảnh báo trên sau khi không được mời tham gia phiên điều trần để trình bày mối quan ngại của mình và đề xuất các điểm sửa đổi liên quan đến dự luật C-18.
Theo Lao Động, Marc Dinsdale, người đứng đầu mảng quan hệ đối tác truyền thông tại Meta Canada, cho biết trong một bài đăng trên blog: “Chúng tôi tin rằng Đạo luật Tin tức Trực tuyến xuyên tạc mối quan hệ giữa các nền tảng và nhà xuất bản tin tức, và chúng tôi kêu gọi chính phủ xem xét lại cách tiếp cận của mình”.
“Đối mặt với luật pháp bất lợi dựa trên những giả định sai lầm thách thức cách thức hoạt động của Facebook, chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải minh bạch về khả năng và chúng tôi có thể buộc phải xem xét lại việc cho phép chia sẻ nội dung tin tức ở Canada”, ông Dinsdale viết thêm.
Bộ trưởng Bộ Di sản Canada Pablo Rodriguez, người đưa ra dự luật, cho biết trong một tuyên bố hôm 21/10 rằng chính phủ nước này sẽ tiếp tục có “các cuộc trò chuyện mang tính xây dựng” với Facebook.
Facebook phản ứng với dự luật quản lý Internet của Chính phủ Canada
Nhằm phản ứng trước dự luật C-18 của Canada buộc Facebook phải trả phí cho các phương tiện truyền thông khi dẫn các liên kết đến các bài báo của họ, ngày 21/10, tập đoàn công nghệ này thông báo đang xem xét khả năng sẽ chặn quyền truy cập của người dân Canada vào các trang web tin tức trên nền tảng của mình.
Biểu tượng của Facebook trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Bộ trưởng Di sản của Canada Pablo Rodriguez và Ian Scott, Chủ tịch Ủy ban Viễn thông, phát thanh-truyền hình Canada (CRTC) ngày 21/10 đã có phiên điều trần về dự luật về quản lý Tin tức trực tuyến (được gọi là C-18) trước Ủy ban Di sản của Hạ viện Canada. Phát biểu trước Hạ viện, Bộ trưởng Rodriguez cho biết dự luật C-18 nhằm bảo vệ tương lai của báo chí và cho phép người dân Canada tiếp cận với những tin tức đáng tin cậy và có thẩm quyền.
Facebook sau đó đã đưa ra cảnh báo trên sau khi không được mời tham gia phiên điều trần để trình bày mối quan ngại của mình và đề xuất các điểm sửa đổi liên quan đến dự luật C-18. Ông Marc Dinsdale, phụ trách quan hệ đối tác truyền thông của Facebook, cho biết văn kiện trên, nếu trở thành luật, sẽ tạo ra các điều khoản trách nhiệm tài chính chưa từng có trên toàn cầu đối với các liên kết hoặc nội dung tin tức. Do đó, Facebook có thể buộc phải xem xét liệu có tiếp tục cho phép chia sẻ nội dung tin tức trên Facebook ở Canada như được định nghĩa theo C-18 hay không.
Dự luật C-18 yêu cầu các hãng công nghệ lớn như Google và Meta, công ty mẹ của Facebook, trả phí cho các hãng truyền thông Canada về nội dung tin tức xuất hiện trên nền tảng của họ. Văn kiện này sẽ tạo ra một khuôn khổ để các hãng tin có thể đàm phán chung các thỏa thuận với những tập đoàn công nghệ để chia sẻ doanh thu quảng cáo trực tuyến, khi các bên không thể đạt được thỏa thuận riêng. Doanh thu quảng cáo trực tuyến lên đến 9,7 tỷ CAD (7,1 tỷ USD) vào năm 2020, trong đó Google và Meta kiếm được hơn 80% trong số đó.
Theo khảo sát do công ty nghiên cứu Nanos Research thực hiện, những nỗ lực của Chính phủ Canada trong việc "chỉnh đốn" các hoạt động trên Internet đã nhận được sự ủng hộ của đa số người dân nước này.
Australia đề xuất tăng tiền phạt công ty không bảo vệ được dữ liệu khách hàng Ngày 22/10, Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus cho biết sẽ đề xuất dự luật tăng tiền phạt đối với các công ty không có biện pháp bảo vệ hiệu quả các dữ liệu của khách hàng. Ông Dreyfus cho biết sẽ trình dự luật trên lên Quốc hội, theo đó đề xuất tăng mức phạt tối đa đối với các vi phạm...