Facebook – Công cụ mới của bọn buôn người
Có đến 36 triệu người trên khắp thế giới được cho là đang bị bắt làm nô lệ
Nhà chức trách Thái Lan vừa bắt giữ một người đàn ông Malaysia tên Kheng Hsiang Low và 2 phụ nữ Thái Lan, cáo buộc họ sử dụng mạng xã hội Facebook để dụ dỗ và lừa gạt các cô gái Thái đi vào con đường bán dâm.
Bọn buôn người ở Thái Lan dụ dỗ các phụ nữ trẻ trên Facebook Ảnh: FREELAND.ORG
Trung tướng cảnh sát Komvich Padhanarath cho biết các nghi can hứa hẹn sẽ đưa các cô gái đi làm việc tại nhà hàng, tiệm spa và quán karaoke ở Malaysia nhưng thực ra họ bị đẩy vào “động quỷ”. Theo tướng Komvich, trong 5 năm qua, 3 nghi can trên đã buôn bán được 6 phụ nữ. Họ đối mặt với các cáo buộc buôn người, cưỡng bức bán dâm và tham gia một mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia. Theo hãng tin AP, các vụ bắt giữ trên xảy ra cùng thời điểm nhà chức trách Thái Lan truy tố 72 người tham gia đường dây buôn người quốc tế, trong đó có một trung tướng tên Manas Kongpan và truy nã 32 nghi can khác.
“Vụ việc này là thí dụ điển hình về hiện tượng bọn buôn người sử dụng mạng xã hội để dụ dỗ người tìm việc đi vào con đường nô lệ tình dục” – giám đốc điều hành tổ chức chống buôn người Exodus Road, ông Mark Rhodes, nhấn mạnh. Ông Rob Wainwright, Giám đốc Văn phòng Cảnh sát châu Âu (Europol), cũng từng nhận định mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, đã trở thành công cụ đắc lực của các đường dây buôn người quốc tế. Một khi “con mồi sập bẫy”, mạng xã hội còn giúp bọn buôn người theo dõi từ xa và kiểm tra các nạn nhân thông qua webcam. Trước đây, bọn ma cô và buôn người phải đến tận nơi nếu muốn kiểm soát nạn nhân. Còn bây giờ, chúng chỉ cần nhấp chuột là có thể theo dõi cùng một lúc 50 nạn nhân một cách dễ dàng hơn nhiều. “Thay vì gặp mặt nạn nhân hằng ngày, bọn chúng dùng dịch vụ webchat cũng như webcam để biết chắc họ có ở đúng nơi hoặc đang chờ khách trong nhà chứa hay không” – ông Wainwright giải thích.
Thêm vào đó, ông Wainwright nhận định buôn người là một hoạt động “nguy cơ thấp, lợi nhuận cao”. Theo thống kê, hoạt động tội phạm này kiếm được ít nhất 150 tỉ USD/năm mà ít khi bị bắt hoặc truy nã. Vì thế, ông Wainwright kêu gọi lực lượng thực thi pháp luật các nước cần làm tốt hơn công việc của mình, cũng như hợp tác với nhau nhiều hơn nữa.
Theo báo The Telegraph (Anh), có đến 36 triệu người trên khắp thế giới được cho là đang bị bắt làm nô lệ, trong đó có ít nhất 500.000 người ở châu Âu. Hầu hết nạn nhân ở châu Âu đến từ Romania, Bulgaria và Hungary, trong khi các nước họ được đưa đến là Anh, Đức, Bỉ và Hà Lan. Theo Cơ quan Phòng chống tội phạm quốc gia của Anh (NCA), một số nạn nhân buôn người còn bị bán qua lại giữa các băng đảng với giá có khi chỉ 300 USD/người. Đau lòng hơn, các băng đảng buôn người còn xăm lên người nạn nhân để đánh dấu nhằm xác nhận quyền sở hữu.
NGÔ SINH
Video đang HOT
Theo_Người lao động
"Những cánh chim sấm sét" chao liệng trên bầu trời Mỹ
Phi đội Thunderbirds của Không quân Mỹ co nhưng man trinh diên ngoan muc trên khăp thê giơi va đươc vi như những cánh chim làm xiếc trên không.
Thunderbirds là phi đội trình diễn của không quân Mỹ, thuộc biên chế của Không đoàn số 57, trụ sở tại Căn cứ không quân Nillis, bang Nevada. Được thành lập vào ngày 25/5/1953, nhiệm vụ của phi đội co tên "nhưng canh chim sâm set" không chỉ là trình diễn ở Mỹ mà còn lưu diễn ở khắp nơi trên thế giới.
Mỗi năm, Thunderbirds tuyển thêm 3 phi công mới. Họ là những người tài năng, hội tụ đủ các tiêu chuẩn về sức khoẻ và được lựa chọn gắt gao từ các đơn vị không quân. Mỗi vị trí trong nhóm lại có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, theo Daily Mail, những ứng viên của phi đội Thunderbirds đều là những người công tác trong lực lượng không quân ít nhất 3 năm.
Dù không đảm nhận nhiệm vụ chiến đấu nhưng phi đội bay trình diễn của không quân Mỹ luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động vì lịch trình lưu diễn dày đặc.
Những loại máy bay đầu tiên mà họ sử dụng là máy bay tiêm kích phản lực cánh thẳng F-84G Thunderjet, T-33 Shooting Star. Sau đó, phi đội tiếp nhận loại F100 Super Sabre. Năm 1964, phi đội sử dụng phi cơ F-105 Thunderchief với tốc độ gấp 2 lần tốc độ của âm thanh.
Không lâu sau, họ lại chuyển về sử dụng F-100 Super Sabre, vì một chiếc F-105 gặp trục trặc và gây tai nạn khiến một thành viên thiệt mạng. Hiện tại, Thunderbirds sử dụng những chiếc máy bay chiến đấu F-16 với vận tốc cất cánh đạt 220 km/h để trình diễn.
Phiên bản chiến đấu của F-16 chỉ có một ghế lái. Tuy nhiên, để phục vụ cho mục đích đào tạo phi công hoặc bay trình diễn, phiên bản hai ghế lái ra đời. Mọi máy bay mà Thunderbirds sử dụng đều sơn một loại sơn trắng đặc biệt.
Tuần trước, Thunderbirds vừa thực hiện một loạt các màn nhào lộn trên không đặc sắc tại các triển lãm hang không ở nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ.
Những chiếc F-16 "xếp hàng", bay trên bầu trời thành phố Milwaukee, bang Wisconsin, hôm 26/7.
Màn phun khói, chao lượn để tạo hình của phi đội Thunderbirds tại thành phố Cheyenne, bang Wyoming, Mỹ hôm 22/7.
Màn đối đầu ấn tượng của hai chiếc F-16.
Những máy bay chiến đấu chao liêng phía trên thác Niagara hùng vĩ .
Maj. Darrick Lee, phát ngôn viên của Thunderbirds, cho biết, phi đội hoạt động với khoan ngân sách khoảng 30 triệu USD một năm.
Những phi cơ tối tân của Nga xếp thành số 70 trên không trung, tượng trưng cho 70 năm sau chiến thắng phát xít.
Theo_Zing News
Trung Quốc lắp ráp thủy phi cơ lớn nhất thế giới Trung Quốc lắp ráp thủy phi cơ lớn nhất thế giới, một công cụ chiến lược đắc lực nữa giúp nước này thâu tóm Biển Đông. Trung Quốc lắp ráp thủy phi cơ lớn nhất thế giới, một công cụ chiến lược đắc lực nữa giúp nước này thâu tóm Biển Đông. Sau khi triển khai tàu tấn công đổ bộ đệm khí...