Facebook ‘cấm cửa’ quân đội Myanmar
Facebook thông báo cấm quân đội Myanmar sử dụng các nền tảng của họ gồm mạng xã hội Facebook và Instagram sau nhiều tuần bất ổn vì đảo chính.
“Loạt sự kiện kể từ cuộc đảo chính ngày 1/2, bao gồm cả bạo lực gây ra chết người, đã dẫn tới lệnh cấm này. Chúng tôi tin rằng cho phép quân đội Myanmar hoạt động trên Facebook và Instagram sẽ đem lại rủi ro quá lớn”, Facebook ra thông báo hôm 25/2.
Gã khổng lồ công nghệ Mỹ cũng tuyên bố sẽ cấm tất cả “các thực thể thương mại liên quan tới quân đội Myanmar” quảng cáo trên các nền tảng của mình. Facebook cho biết thêm quyết định cấm quân đội Myanmar xuất phát từ “ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và nguy cơ nổ ra bạo lực trong tương lai” tại nước này.
Chính phủ quân đội Myanmar hiện chưa bình luận về thông tin.
Video đang HOT
Binh sĩ và cảnh sát Myanmar dàn lực lượng ứng phó biểu tình tại thủ đô Naypyidaw, ngày 22/2. Ảnh: AFP .
Facbook là nền tảng mạng xã hội được sử dụng rộng rãi ở Myanmar và cũng là một trong những kênh để chính quyền quân đội tương tác với mọi người, bất chấp gã khổng lồ mạng xã hội đã xóa một trang liên quan đến lực lượng này ngay sau khi nổ ra đảo chính .
Sau làn sóng chỉ trích của quốc tế, Facebook những năm gần đây đã tích cực hợp tác với các nhà hoạt động dân quyền và các đảng chính trị dân chủ ở Myanmar. Facebook năm 2018 đã cấm Thống tướng Min Aung Hlaing cùng 19 sĩ quan và các tổ chức quân đội cũng như gỡ hàng trăm trang, tài khoản do các thành viên quân đội Myanmar quản lý.
Trước thềm cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11/2020, Facebook thông báo đã xóa mạng lưới gồm 70 trang và tài khoản giả mạo do các thành viên quân đội Myanmar quản lý vì đăng tải các nội dung chỉ trích Aung San Suu Kyi và đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà.
Kể từ khi nổ ra cuộc đảo chính quân sự, Myanmar liên tục chứng kiến các cuộc biểu tình lớn, yêu cầu trả tự do cho bà Suu Kyi cùng các quan chức chính phủ. Thống thướng Hlaing trong khi đó khẳng định chính quyền đang đi theo con đường dân chủ và cảnh sát đã sử dụng vũ lực tối thiểu.
Quân đội Myanmar cử đại diện đến Thái Lan bàn khủng hoảng Tướng Myanmar kêu gọi phục hồi kinh tế hậu đảo chính Luật sư của Suu Kyi quyết ‘bảo vệ dân chủ’ G7 lên án quân đội Myanmar tấn công người biểu tình Biểu tình ở Myanmar ngày càng sục sôi
Facebook xóa trang liên quan đến quân đội Myanmar
Facebook xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng này bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
Một phát ngôn viên của Facebook hôm 2/2 cho hay họ cũng đang loại bỏ những thông tin sai lệch có nguy cơ kích động bạo lực, gây tổn hại thể chất, hoặc những nội dung chối bỏ kết quả tổng tuyển cử hồi tháng 11/2020 tại Myanmar, bao gồm cáo buộc gian lận bầu cử.
"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ các sự kiện chính trị ở Myanmar và sẽ thực hiện những bước bổ sung, nhằm ngăn chặn tin giả và nội dung có thể kích động thêm căng thẳng vào thời điểm này", Rafael Frankel, giám đốc chính sách công khu vực Đông Nam Á của Facebook, cho biết trong một tuyên bố.
Một trạm kiểm soát của quân đội Myanmar tại thủ đô Naypyidaw hôm 1/2. Ảnh: Reuters .
Động thái của Facebook được đưa ra sau khi quân đội Myanmar bắt cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền, với cáo buộc có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử 3 tháng trước. Quân đội đã kích hoạt tình trạng khẩn cấp trong một năm và cam kết chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử được tổ chức sau khi tình trạng này kết thúc.
Có tới một nửa trong số 53 triệu dân Myanmar sử dụng Facebook, nền tảng mà nhiều người tại nước này coi là tương đương với Internet. Các điều tra viên nhân quyền của Liên Hợp Quốc từng cho biết những phát ngôn thù địch trên Facebook đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy bạo lực ở Myanmar. Mạng xã hội này đã cấm kênh truyền hình của quân đội Myanmar hồi năm 2018.
Quyền lực tại Myanmar giờ đây được trao cho Thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, dù cựu tướng Myint Swe đang giữ chức tổng thống. Trong khi đó, bà Suu Kyi được cho là đang bị quản thúc tại dinh thự riêng ở thủ đô Naypyidaw và vẫn an toàn.
Cảm xúc lẫn lộn tại Myanmar sau vụ bắt Aung San Suu Kyi Nhiều người dân đổ ra đường phố Yangon thể hiện ủng hộ tướng Min Aung Hlaing, nhưng không ít người giận dữ khi bà Suu Kyi bị bắt. Hàng đoàn người ủng hộ tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing hôm nay đổ ra đường phố trung tâm Yangon, thành phố lớn nhất nước này. Họ ngồi trên các đoàn xe bán...