Facebook bỏ 650 triệu USD để dàn xếp vụ kiện về dữ liệu người dùng
Vào tháng 7 vừa qua, Facebook nâng số tiền đề nghị hòa giải cho vụ kiện vi phạm quyền riêng tư dữ liệu sinh trắc, từ 100 triệu USD lên 650 triệu USD. Đề nghị này được các bên liên quan đồng thuận.
Facebook vừa được tòa án bang California phê duyệt sơ bộ đề nghị hòa giải vụ kiện dữ liệu sinh trắc. Trong vụ kiện tập thể này, người dùng bang Illinois tố Facebook thu thập và lưu trữ bất hợp pháp dữ liệu sinh trắc mà không có sự đồng ý của họ, vi phạm Đạo luật Quyền riêng tư thông tin sinh trắc của bang.
Vụ kiện bắt đầu vào năm 2015, khi tính năng “Gợi ý gắn thẻ” của Facebook có khả năng nhận diện người dùng từ những bức ảnh đã tải lên. Hiện nay Facebook đã phải tạo ra thêm mục tùy chọn nhận diện khuôn mặt, ở đó người dùng có thể tắt tính năng này nếu muốn.
Vào tháng 7 vừa qua, Facebook đã nâng số tiền đề nghị hòa giải từ 100 triệu USD lên 650 triệu USD. Đề nghị này được các bên liên quan đồng thuận, dẫn đến quyết định phê duyệt sơ bộ của tòa án.
Video đang HOT
Vào tháng 7 vừa qua, Facebook nâng số tiền đề nghị hòa giải cho vụ kiện vi phạm quyền riêng tư dữ liệu sinh trắc, từ 100 triệu USD lên 650 triệu USD.
“Phê duyệt sơ bộ đã được ban hành, phiên tòa phê chuẩn cuối cùng sẽ được ấn định vào ngày 7/1/2021″, thẩm phán James Donato thông báo.
Thời gian gần đây, Facebook gặp khá nhiều rắc rối với các nhà lập pháp và cơ quan quản lý, bao gồm vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền riêng tư. Năm ngoái, Facebook đồng ý trả khoản tiền phạt kỷ lục 5 tỷ USD để giải quyết cuộc điều tra về quyền riêng tư dữ liệu của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC).
Khoản tiền phạt này lớn gấp khoảng 20 lần so với khoản tiền phạt kỷ lục trước đó, tính trong các vụ liên quan đến quyền riêng tư và an toàn dữ liệu. FTC khi đó cáo buộc Facebook vi phạm quy định cấm làm người dùng nhầm tưởng về khả năng kiểm soát riêng tư với thông tin cá nhân của họ.
Facebook kiện cơ quan chống độc quyền của EU
Facebook kiện cơ quan chống độc quyền của Liên minh châu Âu vì đòi hỏi cung cấp dữ liệu quá mức cần thiết, gồm cả những thông tin riêng tư.
EU bắt đầu tiến hành điều tra các hoạt động của Facebook từ năm 2019. Trong đó, một cuộc điều tra tập trung vào cách thức mạng xã hội khai thác dữ liệu người dùng và cuộc còn lại liên quan tới nền tảng Marketplace mà Facebook công bố từ năm 2016. Hiện có khoảng 800 triệu người dùng tại 70 nước tham gia mua bán trên chợ trực tuyến này.
Để phục vụ điều tra, Facebook đã phải cung cấp cho cơ quan chống độc quyền của Ủy ban châu Âu 315.000 tài liệu, tương đương 1,7 triệu trang.
Facebook phàn nàn vì phải cung cấp quá nhiều thông tin phục vụ điều tra.
"Các yêu cầu quá rộng của Ủy ban khiến chúng tôi phải nộp cả tài liệu không liên quan tới cuộc điều tra, trong đó có những thông tin nhạy cảm như thông tin y tế, tài chính cá nhân, thậm chí cả dữ liệu riêng tư như các thành viên trong gia đình của nhân viên", Tim Lamb, luật sư của Facebook, nói và cho rằng những yêu cầu như vậy cần được tòa án châu Âu xem xét trước.
Ủy ban châu Âu cho biết họ sẽ bảo vệ quan điểm của mình tại tòa.
Các hãng công nghệ lớn của Mỹ đang phải đối mặt với hàng loạt cuộc điều tra ở cả Mỹ và châu Âu. Giữa tháng 6, Ủy ban châu Âu tuyên bố xem xét chính sách thu phí của Apple với các nhà phát triển ứng dụng bên thứ ba, trong khi Amazon bị điều tra chống độc quyền tại Bỉ.
Ngày 29/7, CEO của bốn hãng công nghệ lớn Google, Apple, Facebook, Amazon cũng sẽ phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ liên quan tới các cáo buộc về hành vi độc quyền.
Vì sao Google thu thập dữ liệu ứng dụng đối thủ? Báo cáo mới nhất đến từ The Information cho thấy Google đã thu thập và nghiên cứu dữ liệu sử dụng từ các ứng dụng cạnh tranh, để phát triển ứng dụng của riêng mình tốt hơn. Các sản phẩm Google ngày càng được cải thiện nhờ việc thu thập dữ liệu của đối thủ Theo Android Authority, báo cáo khẳng định dữ...