Facebook bị tố “chơi chiêu”, sao chép tính năng rồi “dìm chết” đối thủ
CEO Mark Zuckerberg của Facebook (nay là Meta) bị cáo buộc đã sử dụng rồi sao chép tính năng của một ứng dụng xử lý ảnh, góp phần “bóp chết” ứng dụng này.
Ba nhà sáng lập của ứng dụng xử lý ảnh có tên gọi Phhhoto đã nộp đơn kiện lên tòa án, với cáo buộc Facebook (nay là Meta) đã vi phạm luật chống độc quyền khi tìm cách sao chép tính năng trên ứng dụng của họ.
Theo đó, vào năm 2014, ba người bạn, gồm Champ Bennett, Omar Elsayed và Russell Armand, đã xây dựng Phhhoto, một ứng dụng di động cho phép người dùng chụp và ghép những hình ảnh lại với nhau để tạo thành một video dạng lặp, tương tự như ảnh động.
Trong đơn kiện của mình, các nhà sáng lập của Phhhoto cáo buộc rằng CEO Mark Zuckerberg của Facebook là một trong những người đầu tiên sử dụng Phhhoto và đăng tải sản phẩm được tạo ra bởi ứng dụng này lên trang cá nhân từ tháng 8/2014. Nhiều giám đốc khác của Facebook cũng đã tải và dùng ứng dụng Phhhoto.
Mark Zuckerberg và Facebook bị tố sao chép tính năng rồi “dìm chết” ứng dụng di động bằng sản phẩm của riêng mình
Ban lãnh đạo của Facebook đã thể hiện sự thích thú với ứng dụng Phhhoto. Vào tháng 2/2015, Giám đốc đối tác chiến lược của Facebook Bryan Hurren đã liên hệ với các nhà phát triển của Phhhoto để đề nghị tích hợp ứng dụng này vào ứng dụng chat Messenger của Facebook. Trong email của mình, Hurren đã gọi Phhhoto là “ứng dụng tuyệt vời”.
Các nhà sáng lập của Phhhoto đã từ chối lời đề nghị từ phía Facebook. Mạng xã hội này sau đó tiếp tục đề nghị tích hợp chức năng của Phhhoto vào Facebook và Instagram, cho phép người dùng có thể tạo ra những video vòng lặp khi sử dụng Facebook. Phía Phhhoto nhận thấy đây là một cơ hội hợp tác phù hợp để giúp mang ứng dụng của họ đến nhiều người dùng hơn nên đã đồng ý.
Khi các nhà sáng lập của Phhhoto đã chuẩn bị sẵn mọi vấn đề kỹ thuật để chuẩn bị cho quá trình hợp tác thì phía Facebook lại trì hoãn quá trình này. Đến tháng 10/2015, khi Phhhoto chuẩn bị giới thiệu phiên bản ứng dụng dành cho Android thì bất ngờ Facebook giới thiệu tính năng mang tên gọi Boomerang, cho phép tạo video vòng lặp tương tự như tính năng của Phhhoto.
Cuối cùng, Phhhoto không thể hợp tác với Facebook như mong muốn và ứng dụng này phải đóng cửa vào tháng 6/2017.
Video đang HOT
Trong đơn kiện của mình, các nhà sáng lập Phhhoto cáo buộc Facebook đã cố gắng trì hoãn quá trình hợp tác với mình nhằm sao chép các tính năng của ứng dụng rồi đè bẹp Phhhoto bằng sức mạnh của mình.
“Họ đã tạo ra một bản sao xấu xí của ứng dụng Phhhoto”, đơn kiện viết. “Hành động của Facebook đã phá hủy Phhhoto và hủy hoại tiềm năng phát triển của công ty”.
Đại diện Meta đã lên tiếng phủ nhận các cáo buộc và cho rằng đơn kiện của Phhhoto là không có căn cứ.
“Đây là vụ kiện không có giá trị và chúng tôi sẽ tự bảo vệ mình một cách mạnh mẽ”, phát ngôn viên của Meta cho biết trong một thông cáo đưa ra.
Đây không phải là lần đầu tiên Facebook bị tố chèn ép các đối thủ cạnh tranh. Trước đó, những email nội bộ bị rò rỉ cho thấy Facebook đã chi ra một tỷ USD vào năm 2012 để mua lại Instagram vì lo ngại rằng mạng xã hội này có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh và đe dọa Facebook.
Vào tháng 12/2020, Facebook đã phải đối mặt với 2 vụ kiện chống độc quyền từ Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và 48 tổng chưởng lý. Cả 2 đơn kiện đều cáo buộc Facebook vi phạm luật chống độc quyền, làm tổn hại cạnh tranh bằng cách mua hoặc kìm hãm các đối thủ nhỏ hơn. Một thẩm phán liên bang sau đó đã bác bỏ đơn kiện của FTC vào tháng 6 vừa qua vì cho rằng không đủ bằng chứng để chứng minh Facebook đã vi phạm luật chống độc quyền.
Trước khi đổi tên, Facebook từng tự mãn giống Google trong quá khứ
Google đã chi hàng tỷ USD cho nhiều dự án mạo hiểm sau khi đổi tên công ty thành Alphabet, và Facebook có thể theo hướng đi tương tự trong tương lai.
Với tên gọi Meta, công ty do Mark Zuckerberg đồng sáng lập sẽ tập trung xây dựng metaverse, thế giới ảo có thể trải nghiệm qua màn hình máy tính hoặc kính thực tế ảo. Zuckerberg cho biết metaverse có thể trở thành nền tảng xã hội quan trọng, với sự tham gia của nhiều công ty công nghệ trong 10 năm tới.
Theo CNBC, đây là bước đi mạo hiểm từ một công ty có giá trị vốn hóa hơn 900 tỷ USD. Trong khi mảng quảng cáo tiếp tục phát triển, Facebook có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD mỗi năm để biến metaverse trở thành khái niệm quen thuộc với người dùng.
Việc đổi tên công ty của Facebook tương tự kế hoạch mà Google từng thực hiện vào năm 2015 khi tái cấu trúc, đổi tên công ty mẹ thành Alphabet. Whitney Tilson, cựu Giám đốc quỹ đầu cơ Empire Financial, cho rằng Facebook đang đi theo con đường của Google cách đây 6 năm.
"Google và Facebook là ví dụ cho các doanh nghiệp lớn nhất thế giới, nhưng cũng là bài học về cách doanh nghiệp lớn nhiều tiền đến mức tự mãn, sai lầm trong phân bổ vốn và xây dựng đế chế", Tilson nhận định.
Metaverse được mô tả như vũ trụ ảo, cho phép mọi người tương tác với nhau mà không cần gặp ngoài đời
Loạt dự án mạo hiểm sau khi Google đổi tên
Sau khi đổi tên công ty thành Alphabet, Google thành lập Other Bets, tập hợp các dự án dành cho công nghệ tương lai với tiền đầu tư lấy từ lợi nhuận của công ty mẹ. 2 dự án được nhiều người biết đến thuộc nhóm này gồm xe tự lái Waymo và Loon, tham vọng cung cấp Internet bằng khinh khí cầu sử dụng năng lượng Mặt Trời.
Nhìn lại năm 2015, Tilson cho rằng điểm yếu của Google là bao quát mọi thứ dưới công ty mẹ. Ông cho rằng công ty lẽ ra nên tách Other Bets khỏi sự giám sát và nguồn tiền của Alphabet.
"Do tiếp cận với nguồn vốn không giới hạn và giám sát lỏng lẻo, những dự án này không đạt mục tiêu như các công ty độc lập, có ban giám đốc riêng và phải ra thị trường để gọi vốn dựa trên thành tựu có được", Tilson nhận định.
Ví dụ, dự án điện gió Makani được Alphabet thành lập với mục đích cung cấp năng lượng bền vững bằng những con diều. Tuy nhiên, công ty đã "khai tử" Makani vào năm 2020 do nhận thấy rủi ro trong quá trình thương mại hóa dự án.
Makani là một trong những dự án mạo hiểm thất bại của Alphabet. Ảnh: Makani.
Đầu năm nay, Alphabet đã đóng cửa dự án cung cấp Internet bằng khinh khí cầu Loon. Nhiều lãnh đạo công ty xe tự lái Waymo cũng rời đi do tiến độ chậm chạp trong kế hoạch sản xuất hàng loạt, Bloomberg đưa tin.
Theo Business Insider, một số dự án khác trong nhóm Other Bets đã được chuyển sang Google để quản lý như Jigsaw, "vườn ươm công nghệ" với mục tiêu loại bỏ thông tin sai lệch trên Internet. Năm 2018, Nest cũng trở thành thương hiệu phần cứng thuộc Google, trong khi nhóm nghiên cứu an ninh mạng Chronicle được chuyển cho Google quản lý vào năm 2019.
Đầu tư nhiều nhưng lỗ lớn
Vẫn có một số khác biệt giữa việc đổi tên công ty của Google và Facebook. Khi Google đổi tên thành Alphabet, CEO Larry Page giao một số công việc cho Sundar Pichai, sau đó dần ít xuất hiện trước công chúng rồi từ chức. Trong khi đó, Zuckerberg khẳng định sẽ là "gương mặt" của Meta trong những năm tới và vẫn giữ chức CEO.
Sau một thời gian đầu tư vào Other Bets, các dự án trong nhóm này thu về 3,2 tỷ USD tiền vốn, song mức lỗ hoạt động lên đến 24,3 tỷ USD. Deepmind, công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo thuộc Alphabet lỗ 649 triệu USD trong năm 2019, phần lớn chi phí dành cho nhân viên và những yếu tố khác. Theo CNBC, Other Bets tạo ra khoản lỗ 1,29 tỷ USD trong quý III năm nay.
Facebook dự kiến đầu tư 10 tỷ USD mỗi năm cho metaverse.
"Đốt tiền" và mang về khoản lỗ lớn, tuy nhiên giá trị thị trường của Google tăng vọt từ khi đổi tên công ty. Đối với Facebook, Tilson cho rằng dù kết quả của dự án metaverse ra sao, vị thế của công ty vẫn chưa thể lung lay bởi quảng cáo kỹ thuật số, lĩnh vực mang về doanh thu lớn nhất cho Facebook không ảnh hưởng bởi các dự án mới. Điều này giống hệt với Google khi dùng tiền từ mảng quảng cáo để đầu tư cho Other Bets.
Kết quả của Other Bets sau 6 năm cho thấy các dự án mới cần nhiều thời gian và tiền bạc để xây dựng. Ngay cả Zuckerberg cũng thừa nhận phải mất ít nhất 10 năm để xây dựng metaverse. Tuy nhiên, Tilson nhận định Facebook nên tập trung vào các mảng đang thành công, giải quyết những vấn đề của chúng thay vì "lãng phí 10 tỷ USD mỗi năm cho metaverse".
Chuyên gia đầu tư nhận định: Việc Facebook đổi tên thành Meta có thể lặp lại 'vết xe đổ' của Google Google đã tiêu tốn hàng tỷ USD vào các dự án mới sau khi đổi thương hiệu thành Alphabet. Facebook, giờ là Meta, có thể phải đối mặt với số phận tương tự. Meta, trước đây được gọi là Facebook, đang đặt cược lớn vào metaverse. Đó là lý do tại sao gã khổng lồ công nghệ này lại đổi tên, nhằm phản...