Facebook bị kiện vì theo dõi tin nhắn của người dùng
Những người dùng ứng dụng Facebook Messenger đang bị “moi móc” thông tin một cách bí mật từ Facebook.
Nếu như Cơ quan Anh ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) chọn cách dụ người dùng cài đặt một ứng dụng độc hại vào thiết bị để có thể theo dõi từ xa, hay thỏa thuận với các nhà phát triển phần mềm mở một “cửa sau” để họ truy cập trái phép vào thiết bị của người dùng, thì Facebook được cho là đang làm một điều tương tự, nhưng trên chính dịch vụ của mình và đang được hơn 1,2 tỷ người dùng sử dụng.
Có thể Facebook đang theo dõi người dùng thông qua tính năng Messenger?
Cụ thể, một nhóm người dùng tại Mỹ đã đệ đơn kiện lên tòa án với nội dung “Dịch vụ nhắn tin của Facebook vi phạm Đạo luật Bảo mật Điện tử và Truyền thông”. Theo luật sư của nhóm người dùng này – Michael Sobol, theo dõi là một cơ chế đang được Facebook sử dụng để lén lút thu thập dữ liệu và nỗ lực cải thiện các thuật toán tiếp thị nhằm tăng lợi nhuận.
Điều đáng nói là Facebook theo dõi người dùng bằng những đoạn mã ẩn trong tính năng Messenger. Theo điều khoản sử dụng của Facebook, các nội dung trò chuyện trong tính năng Messenger được mã hóa và bảo mật. Do đó, nếu Facebook khai thác những dữ liệu này thì hoàn toàn đi ngược lại nguyện vọng của người dùng. Chưa kể, có thể người dùng đã chia sẻ với nhau những điều riêng tư thông qua tính năng Messenger, lúc này Facebook sẽ càng bị lên án mạnh mẽ.
Nếu vụ kiện thành công, mỗi người trong nhóm nguyên đơn sẽ được hưởng 10.000 USD. Thế nhưng, đại diện Facebook đã lên tiếng khẳng định lời cáo buộc là không có căn cứ và công ty sẽ tự bảo vệ mình một cách mạnh mẽ .
Trước đó, Facebook đã từng bị kiện vì vẫn lưu trữ hình ảnh của người dùng sau khi họ xóa đi, hay chèn mã độc vào nút Like khi người quản trị tích hợp Facebook vào website của mình.
Video đang HOT
Theo PLXH
11 kiểu đặt password phổ biến nhất mọi thời đại
Bạn có sử dụng password nào trong danh sách đó không?
SpiderLabs, một nhóm hacker mũ trắng chuyên phân tích và đưa ra các cảnh báo an ninh mạng cho người dùng internet toàn cầu vừa công bố 11 kiểu đặt password phổ biến nhất trong năm 2013. Theo danh sách này, "123456" chính là password được sử dụng nhiều hơn cả.
"123456" là password được sử dụng phổ biến nhất.
SpiderLabs thực hiện nghiên cứu dựa trên gần 2 triệu tài khoản đánh cắp được thông qua Pony phiên bản 1.9 - một chương trình gián điệp dạng keylogger. Trong đó, có đến 70.532 tài khoản Facebook, 59.549 tài khoản Yahoo! và 21.708 tài khoản Twitter.
SpiderLabs còn chỉ ra rằng, "top" 10 password trong danh sách chiếm tới 2,4% lượng password đang được sử dụng hiện nay, trong khi con số này trong năm 2006 chỉ là 0,9%. Qua đó cho thấy người dùng ngày càng thờ ơ với tài khoản trực tuyến của mình, cũng như tài khoản rác đang trở nên nhiều hơn khi mà các dịch vụ trực tuyến ngày càng nở rộ.
Danh sách 11 password phổ biến nhất:
1. 123456 (15.820 lần)
2. 123456789 (4.875 lần)
3. 1234 (3.135 lần)
4. password (2.212 lần)
5. 12345 (2.094 lần)
6. 12345678 (2.045 lần)
7. admin (1.991 lần)
8. 123 (1.453 lần)
9. 1 (1.224 lần)
10. 1234567 (1.170 lần)
11. 111111 (1.046 lần)
Kết lại, SpiderLabs khuyến cáo người dùng phải cẩn trọng hơn khi hoạt động trên mạng. Bắt đầu từ việc phải đặt một password đủ mạnh cho tài khoản của mình. Sau đó là thường xuyên quét máy tính bằng một phần mềm diệt virus uy tín để loại bỏ mã độc, phần mềm gián điệp (nếu có). Ngoài ra, có thể tận dụng tính năng bảo mật hai lớp của các dịch vụ trực tuyến, như Facebook, Gmail, Yahoo! Mail... Khi tính năng bảo mật hai lớp được kích hoạt, kẻ gian sẽ khó lòng truy cập trái phép vào tài khoản của bạn dù cho họ có password trong tay, bởi vì một đoạn mã ngẫu nhiên sẽ tự động được gửi tới điện thoại của người dùng để xác thực mỗi khi đăng nhập.
Trước đó, vụ trang web của Adobe bị hacker tấn công hồi đầu tháng 10 năm nay đã làm rò rỉ 38 triệu tài khoản người dùng, thậm chí có nguồn tin cho rằng hacker có thể đã xem được 130 triệu password tài khoản người dùng của Adobe. Theo Ars Technica đánh giá lúc đó, "Adobe đã sai lầm khủng khiếp khi mã hóa các password, nhưng lại để tập tin 9,3GB này xuất hiện trên mạng".
Trang web của Adobe đã nhiều lần bị hacker tấn công.
Sau khi phân tích tập tin này và mã hóa thành công 6 triệu password trong đó, các chuyên gia công nghệ đã công bố danh sách 100 password được sử dụng nhiều nhất, như "qwerty", "123123", "iloveyou", "letmein"... Đặc biệt password "123456" được sử dụng bởi ít nhất 1,9 triệu người. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng không loại trừ khả năng họ đã giải mã sai, bởi vì chỉ có Adobe mới biết chính xác khóa giải mã thật sự, song các chuyên gia cũng khá tin tưởng ở kết quả của mình.
Theo PLXH
Teen "ngại" Facebook vì sợ... phụ huynh Ngày một nhiều người lớn tuổi trong đó có những phụ huynh sử dụng Facebook làm cho giới trẻ dè chừng hơn với mạng xã hội này. Không phải là sự cấm đoán, can ngăn từ cha mẹ, mà chính sự xuất hiện của các bậc cha mẹ trên Facebook đã khiến giới trẻ e dè hơn khi sử dụng mạng xã hội...