Facebook bị điều tra hình sự ngay sau sự cố ’sập mạng’ toàn cầu
Có vẻ như vận đen của mạng xã hội lớn nhất thế giới chưa dừng lại sau sự cố ’sập mạng’ toàn cầu vào tối 13/3, khi mà giờ đây Facebook tiếp tục đối mặt với cáo buộc điều tra hình sự về thỏa thuận chia sẻ dữ liệu với các đối tác.
Tờ New York Times dẫn hai nguồn tin tư pháp cho biết, các công tố viên liên bang vừa mở một cuộc điều tra hình sự về thỏa thuận chia sẻ dữ liệu giữa Facebook và các nhà sản xuất thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng như Apple, Amazon và Microsoft.
Đây chỉ là một vài công ty công nghệ trong số 150 công ty mà Facebook có thỏa thuận chia sẻ dữ liệu cá nhân của hàng trăm triệu người dùng.
Trước đó vào cuối năm 2018, New York Times cũng từng trích dẫn một hồ sơ nội bộ cho thấy, trong nhiều năm qua, Facebook đã cho phép một số công ty công nghệ lớn trên thế giới như Amazon, Microsoft… truy cập vào dữ liệu cá nhân người dùng mà không cần sự đồng ý từ khách hàng cũng như vượt qua các chính sách bảo mật của công ty.
Video đang HOT
Theo Business Insider, nếu bị kết tội Facebook sẽ phải đối mặt với án phạt lớn nhất từ trước đến nay.
Các quan chức của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cũng đã xem xét đưa ra một mức phạt khổng lồ có thể lên tới hàng tỷ USD dành cho Facebook do những sai phạm về dữ liệu người dùng trong năm 2018. Theo Business Insider, con số này có thể sẽ tiếp tục tăng thêm sau cuộc điều tra trên.
Sau khi thông tin về cuộc điều tra được tiết lộ, giá cổ phiếu của Facebook đã giảm 1,5%. Công ty đang vất vả khôi phục hình ảnh sau hàng loạt bê bối về dữ liệu cá nhân của người dùng, mà đỉnh điểm là bê bối với Cambridge Analytica.
Theo đó dữ liệu của hơn 87 triệu người dùng Facebook đã bị Cambridge Analytica sử dụng cho mục đích chính trị và có liên quan đến chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016 của ông Donald Trump. Kể từ đó, Facebook đã thừa nhận các vi phạm bảo mật như xâm phạm dữ liệu cá nhân của hàng triệu người dùng.
Dù thời điểm chính xác của các cuộc điều tra không được tiết lộ, song trong một thông báo, Facebook cho biết sẽ hợp tác đầy đủ và nghiêm túc với các nhà điều tra.
Thông tin Facebook bị điều tra hình sự đến cùng thời điểm sự cố mạng xã hội này gặp sự cố “sập mạng” toàn cầu vào đêm 13/3 kéo dài đến sáng 14/3 theo giờ Việt Nam. Người dùng nhiều nơi trên thế giới thông báo họ không thể sử dụng Facebook, Instagram một cách bình thường. Có nhiều lỗi đồng thời diễn ra tùy theo từng tài khoản. Biến thứ 5 tuần này trở thành thứ 5 đen tối nhất trong lịch sử phát triển của Facebook.
Theo kiến thức
Mỹ mở điều tra hình sự các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu của Facebook
Theo tờ New York Times, các công tố viên liên bang Mỹ đang tiến hành một cuộc điều tra hình sự về các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu của Facebook với một số công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
Theo tờ New York Times, các công tố viên liên bang Mỹ đang tiến hành một cuộc điều tra hình sự về các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu của Facebook với một số công ty công nghệ hàng đầu thế giới cũng như tăng cường kiểm tra các hoạt động kinh doanh của Gã khổng lồ mạng xã hội trong bối cảnh hãng truyền thông xã hội tìm cách phục hồi sau một năm bê bối và kinh doanh thất bại.
Một bồi thẩm đoàn ở New York đã tiến hành lập hồ sơ điều tra với ít nhất hai nhà sản xuất điện thoại thông minh và các thiết bị khác. Cả hai công ty này đã hợp tác với Facebook, có được quyền truy cập rộng rãi vào thông tin cá nhân của hàng trăm triệu người dùng.
Hai công ty nằm trong số hơn 150 công ty, bao gồm Amazon, Apple, Microsoft và Sony, đã dừng các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu với nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới. Các thỏa thuận này cho phép các công ty công nghệ đối tác có thể tiếp cận các dữ liệu nhạy cảm của người dùng Facebook như thông tin bạn bè, liên lạc và dữ liệu khác. Facebook cho biết họ đã loại bỏ hầu hết các mối quan hệ đối tác chia sẻ dữ liệu trong hai năm qua.
Một phát ngôn viên của Facebook cho biết, mạng xã hội này đang nghiêm túc hợp tác với các nhà điều tra. "Tôi đã cung cấp lời khai, trả lời các câu hỏi và cam kết rằng chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy." - người phát ngôn Facebook nói với tờ New York Times.
Facebook đã phải đối mặt với sự giám sát của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ. Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã bắt đầu điều tra sau khi có báo cáo rằng Cambridge Analytica, một công ty tư vấn chính trị, đã tiếp cận bất hợp pháp dữ liệu của 87 triệu người Facebook và sử dụng những dữ liệu này để xây dựng các công cụ giúp Tổng thống Mỹ Trump tranh cử./.
Theo viet nam plus
Tim Cook: Sử dụng dữ liệu người dùng để trục lợi là "sai trái, không được phép tồn tại" Ông cho rằng cần bảo vệ người dùng bằng luật pháp. CEO Apple, ông Tim Cook tiếp tục đưa ra những lời chỉ trích hướng tới Facebook vào thứ 6 vừa qua, nói rằng không có bất cứ ai có quyền thu thập thông tin của người dùng và sử dụng để chống lại họ. Trả lời một câu hỏi trong cuộc họp...