Facebook bị “đánh” hội đồng, Mark Zuckerberg chìm trong tâm bão chỉ trích
Mạng xã hội lớn nhất thế giới đang bị các nhà lập pháp, người dùng cà thậm chí cả những nhà đầu tư đưa vào tầm ngắm vì những bê bối liên tiếp.
Quá khứ tai tiếng
Các chính trị gia từ cả 2 đảng đều đang tỏ ra khó chịu sau khi một loạt các tài liệu nội bộ của Facebook bị rò rỉ cho thấy mạng xã hội này cố tình làm ngơ những tác động tiêu cực từ ứng dụng của mình. Trong khi đó, người dùng nổi đóa khi nó bất ngờ tê liệt trong 6 giờ hôm đầu tuần, thời gian ngừng hoạt động lâu nhất trong 13 năm.
Các nhà đầu tư, thường là những người cuối cùng nhảy tàu, cũng đang nói chuyện bằng cách nhìn vào ví tiền của họ. Giá cổ phiếu Facebook đã giảm 12% trong 3 tuần qua, mức giảm gấp gần 3 lần so với mức giảm 4,5% của Nasdaq trong cùng giai đoạn.
Facebook đang đối mặt với một làn sóng phẫn nộ tương tự như những gì đã xảy ra vào tháng 3/2018 khi xuất hiện báo cáo cho thấy Cambridge Analytica đã truy cập trái phép vào dữ liệu của 87 triệu tài khoản Facebook và sử dụng những thông tin đó để nhắm mục tiêu quảng cáo cho chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump.
Người dùng thể hiện sự phản đối trong vụ bê bối Cambridge Analytica.
Vụ bê bối đó đã tạo ra một vết nhơ lớn cho Facebook và khiến mạng xã hội này phải chịu đựng sự săm soi. Rất nhiều người kêu gọi ngừng sử dụng Facebook trong khi các cuộc điều tra chống độc quyền dẫn tới án phạt kỷ lục 5 tỷ USD từ Ủy ban Thương mại Liên bang của Mỹ.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Facebook vẫn trôi chảy và nó cũng chẳng thay đổi gì nhiều. Trước cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020, những thông tin sai lệch vẫn rất phổ biến. Trong đại dịch Covid-19, những kẻ bài vắc xin và phản đối đeo khẩu trang mặc sức hoành hành. Thuật toán của Facebook giúp những thuyết âm mưu hoàn toàn không có căn cứ được lan truyền rộng rãi.
Video đang HOT
Bê bối bắt nguồn từ “người thổi còi”
Cuộc khủng hoảng mới nhất bắt đầu từ báo cáo của The Wall Street Journal cho thấy Facebook hiểu rõ bản chất “gây nghiện” trong các sản phẩm của mình nhưng lại sử dụng hiểu biết đó của họ để kiếm tiền nhiều hơn thay vì ngăn chặn điều đó. Đặc biệt, Facebook cũng biết Instagram có thể gây hại cho sức khỏe của thanh thiếu niên.
“Facebook cũng giống như Big Tobacco (những công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp thuốc lá), thúc đẩy một sản phẩm mà họ biết là có hại cho sức khỏe người trẻ tuổi miễn là họ có thể kiếm được nhiều tiền”, Thượng nghị sĩ Ed Markey, một người Dân chủ, chỉ trích mạng xã hội lớn nhất hành tinh trong phiên điều trần tuần trước của Tiểu ban Thương mại Thượng viện Mỹ về bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Đại diện của Facebook là bà Antigone Davis, người phụ trách an toàn của công ty trên quy mô toàn cầu. Bà Davis đã được yêu cầu giải thích những thông tin trong tài liệu nội bộ do một “người thổi còi” cung cấp.
Frances Haugen, một cựu giám đốc sản phẩm của Facebook, người tố cáo mạng xã hội lớn nhất hành tinh trước Thượng viện Mỹ.
Không lâu sau, “người thổi còi” tự công khai danh tính. Đó là Frances Haugen, một cựu giám đốc sản phẩm của Facebook. Trước khi rời mạng xã hội lớn nhất thế giới hồi tháng 5, Haugen đã sao chép ít nhất 209 slides về kết qua nghiên cứu nội bộ do chính mạng xã hội này tiến hành.
Sự phản đối kịch liệt của công chúng đã buộc Facebook phải tạm dừng kế hoạch phát triển ứng dụng Instagram Kids, một phiên bản của ứng dụng Instagram hướng tới trẻ em dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, Facebook chưa từ bỏ ý định phát triển sản phẩm này.
Các cuộc điều trần của Facebook đang dần trở nên quen thuộc ở Đồi Capitol. Tuy nhiên, sự kiện lần này có vẻ khác. Trước các nhà lập pháp, người thổi còi Haugen đã chỉ trích gay gắt Facebook và nói rằng mạng xã hội này luôn ưu tiên lợi nhuận của chính họ hơn sức khỏe và sự an toàn của người dùng. Thậm chí, Facebook thường hướng tới những bài đăng có mức độ tương tác cao dù họ biết chúng có hại.
Các Thượng nghị sĩ thì chỉ trích nhà sáng lập kiêm CEO Facebook Mark Zuckerberg vì không phản hồi các câu hỏi của họ và không làm gì để thỏa mãn công chúng sau khi báo cáo này được WSJ đăng tải. Cuối phiên điều trần, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Thượng viện, ông Richard Blumenthal, nói rằng vẫn còn quá sớm để có trát yêu cầu Zuckerberg trình diện. Tuy nhiên, vị Thượng nghị sĩ Dân chủ này nói rằng ông chủ Facebook nên xuất hiện trước Quốc hội “một cách tự nguyện”.
“Anh ta có trách nhiệm trả lời công khai những câu hỏi này”, ông Blumenthal nói.
Chờ đợi gì từ sự thay đổi của Facebook?
Tuy nhiên, Zuckerberg có vẻ sẽ không làm vậy. Trong một bài viết trên chính nền tảng của mình, CEO Facebook đã bác bỏ cáo buộc của Haugen và WSJ.
“Trọng tâm của những lời buộc tội này nói rằng chúng tôi ưu tiên lợi nhuận hơn sự an toàn và hạnh phúc. Điều đó không đúng sự thật”, Zuckerberg lập luận thêm thật phi lý khi nói rằng Facebook cố tình đẩy người dùng tiếp cận những nội dung mà nó sẽ khiến họ tức giận.
“Chúng tôi kiếm tiền từ quảng cáo và các nhà quảng cáo luôn nói với chúng tôi rằng họ không muốn nội dung quảng cáo của họ xuất hiện bên cạnh những nội dung gây hại hoặc có thể tạo ra sự phẫn nộ”, Zuckerberg nói.
Tuy nhiên, khi bê bối này chưa được giải quyết, một tai họa khác lại ập xuống. Mạng xã hội này đã gặp sự cố không thể truy cập tồi tệ nhất kể từ năm 2008. Dường như xuất phát từ nội bộ, hàng loạt các dịch vụ của công ty, từ Facebook, Instagram tới WhatsApp, đều không thể hoạt động trong 6 giờ.
Thậm chí, sự cố này khiến Facebook không thể giải quyết vấn đề từ xa. Các nhân viên và đối tác của công ty cũng không thể truy cập vào hệ thống. Theo một ước tính, sự cố này có thể làm Facebook thiệt hại 110 triệu đến 120 triệu USD doanh thu quảng cáo. Con số này chỉ chiếm 0,4% doanh thu mà Facebook tạo ra trong quý 4 năm ngoái.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán không nghĩ như vậy. Ngay trong ngày đầu tuần, cổ phiếu Facebook đã bị bán tháo với mức giảm gần 5%. Ngay cả khi tăng 2%, cổ phiếu Facebook vẫn giảm hơn 12% so với phiên giao dịch ngày 13/9, ngay trước khi WSJ bắt đầu đăng tải loạt bài của mình.
Facebook vẫn có thể phục hồi và tiếp tục tăng trường như trước đây. Tuy nhiên, mối khi khủng hoảng xảy ra, các nhà đầu tư lại có thêm lý do để đặt ra những câu hỏi về tính bền vững của mô hình kinh doanh này.
“Hết lần này tới lần khác, chúng tôi phải đối mặt với những tin tức tiêu cực. Tuy nhiên, vấn đề mới nhất này khiến chúng tôi cảm thấy khác. Văn hóa ở Facebook cần phải thay đổi và nếu họ không thể tự khắc phục, có thể sẽ có những biện pháp bắt buộc nhằm vào Facebook. Đó là tin xấu”, Jim Cramer của CNBC chia sẻ với các thành viên trong câu lạc bộ đầu tư của mình.
Bé gái bán vé số mất tích được tìm thấy ở TP.HCM: 'Con đi làm nuôi mẹ'
Sau gần 10 ngày mất tích, bé Khưu Bảo Ý (14 tuổi, ngụ An Giang) đã được gia đình tìm thấy tại H.Hóc Môn (TP.HCM). Bảo Ý cho biết mình đi tìm việc để nuôi gia đình...
Sau gần 10 ngày, gia đình tìm thấy Bảo Ý ở H.Hóc Môn (TP.HCM)
Trao đổi với Thanh Niên bà Nguyễn Thị Lan (55 tuổi, mẹ nuôi và cũng là dì ruột của Bảo Ý, ngụ An Giang) xác nhận gia đình đã tìm được em vào sáng 5.4.
"Bé điện về, tôi mừng hơn tết nữa, nhưng trong lòng cũng có chút giận. Lúc gọi, con nó bảo nó lên Sài Gòn tìm việc làm để nuôi tôi, bảo tôi gỡ hết các thông tin tìm người thân đi. Tôi hỏi nó đang ở đâu thì nó không nói. Gia đình mới "dụ" hỏi đang ở đâu để tìm cháu, mãi mới được", bà Lan kể lại.
Biết được Ý cùng nhóm bạn của mình đang ở khu vực Cầu Lớn (xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn, TP.HCM), bà Lan nhờ một người quen đến để giữ em lại. Sau đó, cả gia đình bà vội vã bắt xe khách từ An Giang lên để đón con.
Bà Lan cho biết thêm: "Lúc lên, tôi thấy không chỉ có cháu, mà còn có bạn trai cùng nhiều người nữa. Tôi thấy tức lắm, nghĩ là những người này dụ con mình đi tùm lum. Cũng may là cháu vẫn còn lành lặn, chứ nếu có mệnh hệ gì thì sao tôi sống được. Tạ ơn trời phật!". Về đến nơi, bà lập tức trình báo với cơ quan chức năng về vụ việc.
Kể với PV Thanh Niên , Bảo Ý cho biết tối 27.3, sau khi bán vé số xong em một mình đạp xe đến bến xe, rồi bỏ xe đạp lại, bắt xe khách lên Long An. Ý kể tiếp: "Em lên đó ở trong căn phòng trọ của chị một người bạn chừng 2 ngày, rồi sau đó cùng 2 chị lên Hóc Môn tìm việc làm. Khi biết em lên đó, bạn trai và một người bạn nữa của em từ An Giang cũng lên theo. Thấy mẹ tìm em khắp nơi, em sợ quá nên không dám bình luận trên Facebook hay gọi về nhà".
Theo Bảo Ý, em lên TP.HCM là để tìm việc làm nuôi mẹ. Em đã làm tại một xí nghiệp 2 ngày, sau đó thì gia đình đưa về. "Bản thân em muốn tự lập, không còn là gánh nặng cho mẹ nữa. Mong mẹ đừng buồn em!", Ý bộc bạch.
Tìm được con, bà Lan không giấu được niềm vui. Tuy nhiên sau vụ việc bà cho biết mình sẽ quan tâm con sát sao hơn. "Đưa được con về nhà, mà tôi thấy như mình được sinh ra lần nữa. Mấy ngày nay, tôi có ăn uống gì được đâu, đi ra đi vào thấy đồ của con mà nước mắt cứ chảy. Giờ Ý về với tôi rồi, tôi không cho cháu đi đâu nữa", người mẹ rưng rưng.
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, ngày 27.3, em Khưu Bảo Ý (sinh ngày 1.1.2007) bị mất tích trong lúc bán vé số phụ giúp gia đình. Bảo Ý thường trú ở khóm Long Hưng 2, P.Long Sơn, TX.Tân Châu, An Giang, hiện đang học lớp 7 tại Trường THCS Long Sơn. Sau khi bé mất tích, gia đình rất lo lắng và "chạy ngược chạy xuôi" để tìm kiếm.
"Facebook ném câu trả lời vô cảm vào mặt khách hàng" - vậy người dùng Việt cần làm gì ngay bây giờ? Theo chuyên gia an ninh mạng, người Việt cần sớm thay đổi thói quen trên không gian mạng hơn bao giờ hết. Theo Business Insider , thông tin cá nhân của 533 triệu người dùng Facebook (bao gồm số điện thoại, ID đăng nhập Facebook, họ và tên, địa chỉ, ngày sinh, nhiều địa chỉ email) đã bị phát tán miễn phí tại...