Facebook ẩn bộ đếm like, người ta có bớt sống ảo hay đãi bôi với nhau
Nhiều người ủng hộ việc mạng xã hội ẩn số lượt like vì cho rằng “bệnh sống ảo” hay sự đố kỵ sẽ giảm bớt. Số khác lại nghĩ việc sống không thật trên mạng đôi khi không do nút like.
“Mình không thích lắm vì hàng ngày vẫn câu like, đếm like. Chẳng ai nhìn thấy nữa thì mất vui”.
Hà Linh (27 tuổi, nhân viên văn phòng) chia sẻ với Zing.vn khi được hỏi sẽ ra sao nếu một ngày Facebook Việt Nam ẩn bộ đếm like – giống như vừa thử nghiệm tại Australia từ ngày 27/9.
Linh thừa nhận mỗi khi đăng status hay ảnh lên trang cá nhân, cứ chốc lát cô lại “ngó” vào màn hình xem ai vừa like, ai để lại bình luận.
Thậm chí, để nhận được lượt tương tác tốt hơn, cô thường căn đúng “giờ vàng”, được một số “hot face” chia sẻ rơi vào khoảng 11h và 20h, để đưa bài lên mạng.
“Hầu như chẳng người nào muốn đăng lên trang cá nhân bức ảnh mà bản thân cảm thấy không hề đẹp. Cũng không ai đăng ảnh mà không quan tâm hàng trăm, hàng nghìn người theo dõi mình có nhấn like hay không mỗi khi lướt news feed. Với mình, đó là niềm vui mỗi ngày”, Linh khẳng định.
Facebook thử nghiệm ẩn bộ đếm like nhằm giúp người dùng giảm bớt sự đố kỵ. Ảnh: New York Times.
Tại hội nghị Web 2.0 diễn ra năm 2008, Mark Zuckerberg – cha đẻ của mạng xã hội Facebook, khi ấy 24 tuổi – cho rằng ông muốn mọi thông tin người dùng chia sẻ trên mạng xã hội đều là thật.
Từ ảnh thật, tên thật, số điện thoại đến hàng tấn thông tin của người dùng sẽ giúp kết nối với con người thật của họ.
Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, like (thích) – biểu tượng tạo nên thương hiệu Facebook, được đưa lên bảng hiệu đặt bên ngoài trụ sở chính của công ty ở California, Mỹ – đã đẩy các giá trị thật ra khỏi tầm kiểm soát của vị tỷ phú trẻ tuổi.
Và giờ mạng xã hội lớn nhất hành tinh muốn ẩn bộ đếm like với mục đích làm giảm sự căng thẳng và so sánh xã hội cho người dùng.
“Việc loại bỏ con số đó để mọi người có thể tập trung vào chất lượng tương tác và nội dung thay vì số lượt thích hoặc các phản ứng khác”, phát ngôn viên Mia Garlick của Facebook nói với hãng tin AP.
Theo bà Garlick, công ty đã tham khảo ý kiến các chuyên gia sức khỏe tâm thần và các nhóm chống bắt nạt về sự thay đổi này. Nếu người dùng cảm thấy vui vẻ hơn, Facebook sẽ áp dụng tính năng này rộng rãi sang nhiều khu vực khác.
Theo Huffington Post, nhiều người trải nghiệm phiên bản Instagram, Facebook không có số lượt thích cảm thấy ít áp lực và vô tư hơn khi đăng bài. Tuy nhiên, một số khác cho rằng giá trị bản thân được quyết định qua lượt like, trong đó có nhiều KOL hay influencer (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội), lại không hề vui vẻ với tính năng này.
Tuy nhiên, không ít người băn khoăn rằng kể cả khi Facebook ẩn bộ đếm like, liệu người ta có hết sống ảo hay đãi bôi với nhau trên mạng xã hội?
Giá trị của người dùng được đo qua nút like
Video đang HOT
Tác giả Hannah Mauser khẳng định trong bài viết đăng trên The Odyssey Online rằng thế hệ Millennials (hay Gen Y, những người sinh từ năm 1981-1996) có nỗi ám ảnh kỳ lạ với những con số liên quan đến mạng xã hội.
Từ góc độ của một người thuộc thế hệ Y, Mauser cho rằng nỗi ám ảnh này xuất hiện cùng với suy nghĩ: “Tôi ‘vắt nát óc’ để tạo ra và chỉnh sửa những nội dung này. Do đó, nó xứng đáng được follower xem, thậm chí click vào đôi lần”.
Giá trị của người dùng mạng xã hội, cả KOL, influencer và người hâm mộ của họ, giờ thường được xác định bởi số lượt follower và like.
Với nhiều người, số lượt like là “thước đo” giúp xác định có bao nhiêu cá nhân nghĩ em bé của họ dễ thương, tin rằng trò đùa của họ hài hước hay công nhận điều họ làm rất “cool ngầu”.
Ở Việt Nam, cũng xuất phát từ “niềm tin dành cho nút like”, tháng 10/2016, trào lưu “nói là làm”, “đủ like là làm” từng khiến người trẻ nhảy cầu, tự thiêu, đốt trường.
Giá trị của người dùng mạng xã hội, cả KOL, influencer và người hâm mộ của họ, giờ thường được xác định bởi số lượt follower và like. Ảnh: Duy Nguyễn.
Tuy nhiên, theo The Verge, người dùng mạng xã hội ngày càng phàn nàn rằng nút like có thể khiến họ cảm thấy tồi tệ khi cứ phải lo lắng liệu bài đăng của họ có đủ lượt thích hay không.
Mọi người có thể không đăng những thứ họ sợ không nhận được nhiều like hoặc họ có thể “xóa sổ” những gì không mang lại số lượng like khiến bản thân thỏa mãn.
Việc bỏ bộ đếm like có thể giải quyết một số áp lực đó.
Sự quan tâm giả tạo sẽ không còn?
Với Nguyễn Phương Phương – quản trị viên fanpage kiến thức có hơn 2,4 triệu lượt theo dõi, điều đầu tiên khi nghĩ về mạng xã hội là sự giả tạo mọi người dành cho nhau mỗi ngày.
Khi ai đó đăng tải một bức ảnh, những người “bạn phây” chẳng quan tâm đẹp xấu, mà lập tức “thả tim”, like, cười, ngạc nhiên, vui, chia sẻ. Sau đó nói đủ lời yêu thương, hoa mỹ.
“Điều đầu tiên mình nghĩ về mạng xã hội là sự giả tạo mọi người dành cho nhau mỗi ngày”. Ảnh: Duy Nguyễn.
Khi ai đó chia sẻ status tâm trạng, những người “bạn phây” cũng kéo vào động viên, an ủi “chủ thớt” cố gắng vượt qua.
Hay khi ai đó đăng tin ốm đau, hoạn nạn, mất mát, những người “bạn phây” cũng xuất hiện với biểu tượng khóc lóc và đủ lời chia buồn, xót thương.
Tuy nhiên, yêu thương trên mạng là thế, ngoài đời thực có khi cả đời chả bao giờ đến thăm hỏi, quan tâm nhau.
“Vậy những lời chúc, quan tâm, động viên đó có giá trị gì? Giữ mối quan hệ? Hay chỉ cho thấy đó là lời đãi bôi hay sự quan tâm hời hợt cho có”, Phương Phương thắc mắc.
Bởi vậy, với cô gái 26 tuổi, việc Facebook ẩn bộ đếm like cũng không khiến người ta bớt “sống ảo” hay đãi bôi với nhau.
Nhiều người cho rằng dù Facebook có ẩn bộ đếm like, người ta vẫn không hết sống đãi bôi với nhau mỗi ngày. Ảnh: Duy Nguyễn.
Bên cạnh đó, Phương Phương cũng nghi ngờ về việc ẩn số lượt like có thể giúp làm giảm sự đố kỵ của người dùng với nhau.
“Like nhiều thì người ta nói dùng tool, like kém thì chê bạn bè ít. Theo mình, sự ‘gato’ giữa người với người thể hiện ngay trong nội dung các bức ảnh hay video chứ không phải số lượt like”, 9X nói.
Phương Phương lấy ví dụ người nhiều tiền vẫn cứ đi du lịch, “vi vu” khắp nơi. Trong khi đó, ai nghèo hơn vẫn phải ở nhà ngắm ảnh của những người kia và thầm ghen tỵ.
“Ai đã thích ’sống ảo’ rồi thì ẩn lượt like rồi vẫn cứ tìm được cách phô bày lên mạng thôi”, cô bày tỏ.
Không phân biệt đối xử dựa vào like
Đỗ Thu Huyền – KOL sinh năm 2000 có hơn 32.000 follower trên mạng – cho rằng nút like là cách biểu hiện cảm xúc của người dùng với mỗi hoạt động của cá nhân hay fanpage.
Huyền cho rằng việc Facebook ẩn bộ đếm like có phần tiêu cực vì các chỉ số đó ảnh hưởng đến hình ảnh của KOL.
“Khi mình đăng bài lên, người theo dõi hoặc bạn bè nhìn thấy các chỉ số đó sẽ kích thích sự tò mò về content hay hình ảnh. Nếu như lượt like bị ẩn, mọi người có thể sẽ bỏ qua. Bên cạnh đó, hình ảnh và profile sẽ ảnh hưởng nhiều hơn, nhìn nó không còn được ‘chất’ nữa”, cô gái 19 tuổi nói.
Mặt khác, Huyền cho rằng nhìn từ góc độ một người bình thường, cô thấy việc ẩn like là hợp lý vì sẽ làm giảm sự so sánh like giữa các nhân với nhau.
Với nhiều KOL hay influencer như Đỗ Thu Huyền, việc ẩn lượt like có thể ảnh hưởng tới thu nhập, uy tín và danh tiếng của họ. Ảnh: NVCC.
Đồng tình với quan điểm trên, Đặng Hữu Thịnh (25 tuổi) – founder của fanpage có hơn 1,5 triệu lượt theo dõi – cho rằng nếu Facebook ẩn bộ đếm lượt thích, công việc của anh sẽ bị ảnh hưởng bởi chiến dịch quảng cáo dựa vào chỉ số đó để đo lường.
Tuy nhiên, việc ẩn like giúp mọi người chú trọng vào nội dung mà bạn bè họ muốn truyền tải và giảm sự phân biệt đối xử dựa vào like.
“Nói chung mình cũng mong chờ tính năng này để xem có sự thú vị và thay đổi như thế nào về công việc”, Thịnh bày tỏ.
Theo Zing
Chụp ảnh "tự sướng" trên nóc ô tô, cô gái suýt bị dân mạng lao vào chỉ trích thói "sống ảo" oan uổng, phải tự lên tiếng giải thích
Thoạt nhìn vào bức ảnh, chắc hẳn nhiều người sẽ buông lời chỉ trích thói "sống ảo" của cô gái trẻ nhưng sự thật đằng sau lại khác biệt hoàn toàn.
"Sống ảo" trên mạng xã hội từ lâu đã trở thành căn bệnh khó chữa của giới trẻ. Vậy nhưng trong 1 vài tình huống, nó lại trở thành thứ hữu ích, tương tự như trường hợp của cô gái người Thái Lan tên Jintamas Nacum. Bức ảnh Jintamas nằm trên nóc ô tô chụp ảnh "tự sướng" mới đây gây xôn xao cộng đồng mạng xứ sở chùa vàng.
Bức ảnh này được chụp vào tháng 8/2018 trong 1 vụ va chạm giữa ô tô và xe máy, gần đây được bạn của Jintamas dùng làm bằng chứng để nộp lên tòa án nhưng không biết bằng cách nào nó lại xuất hiện trên Twitter và lập tức trở thành đề tài bàn tán của dân mạng.
Nhìn vào, chắc hẳn nhiều người sẽ không khỏi lắc đầu ngao ngán trước việc cô gái trẻ nằm trên nóc xe còn có tâm trạng chụp ảnh để đăng lên mạng "câu like", "câu view". Sau khi bài đăng viral khắp nơi, tờ Coconuts Bangkok vào cuộc và liên hệ với nhân vật chính để tìm hiểu về sự việc.
Theo đó, thời điểm chụp bức ảnh, Jintamas và bạn trai đang trên đường đi đến tỉnh Nakhon Pathom bằng xe máy. Khi nhìn thấy chiếc ô tô phía trước bất ngờ quay đầu nhưng không bật đèn xi nhan, cặp đôi không phản ứng kịp kết quả là cả hai xe tông nhau khiến Jintamas bay lên nóc ô tô trong khi phương tiện này bị mũ bảo hiểm của bạn trai cô làm vỡ cửa kính. Jintamas may mắn không chịu thương tổn nhưng bạn trai cô bị kính cứa vào cổ phải vào viện khâu 10 mũi.
Do ô tô kia không có bảo hiểm nên Jintamas đã chụp ảnh lại hiện trường để làm bằng chứng. Suốt từ thời điểm vụ tai nạn xảy ra, tài xế ô tô chưa từng xin lỗi hay gửi tiền đền bù cho cặp đôi đi xe máy. Được biết, tổng cộng số tiền Jintamas và bạn trai phải chi ra để sửa xe và điều trị vết thương lên đến 600 nghìn bath (khoảng 457 triệu đồng).
Phiên tòa xét xử vụ việc sẽ được diễn ra vào tháng sau. Đây là lần đầu tiên cả hai bên gặp nhau để đối chất từ hồi vụ va chạm xảy ra vào tháng 8/2018.
(Nguồn: Coconut)
Theo Helino
Vợ Minh Nhựa, hot boy Quang Đại đều bị tố sống ảo câu like Nga Phạm bị tố ghép ảnh mình vào hình người nổi tiếng, Quang Đại liên tục bị bóc phốt ăn cắp chất xám, biến nội dung của người khác thành của mình nhưng không ghi nguồn. Mạng xã hội lên ngôi giúp nhiều người dễ dàng nổi tiếng, nhưng cũng vì thế mà không ít người bị tố sống ảo, tìm mọi cách...