Facebook ẩn bài đăng đòi Thủ tướng Ấn Độ từ chức
Facebook ẩn các bài đăng kêu gọi Thủ tướng Ấn Độ Modi từ chức, gây tranh cãi về tự do ngôn luận giữa thảm kịch Covid-19 tại quốc gia này.
Facebook hôm 28/5 thông báo tạm ẩn các bài đăng chứa từ khóa kêu gọi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từ chức do “vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng”, song không nêu rõ là điều khoản nào.
Tuy nhiên, chỉ ba tiếng sau, Facebook thay đổi quyết định, cho các bài đăng chỉ trích Thủ tướng Ấn Độ hiển thị trở lại. Andy Stone, phát ngôn viên Facebook, cho biết họ chặn những từ khóa kêu gọi Modi từ chức “do nhầm lẫn, không phải do chính phủ Ấn Độ yêu cầu”.
Người phát ngôn Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ hiện chưa bình luận về thông tin.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu ở Barasat, bang Tây Bengal, hôm 12/4. Ảnh: Reuters.
Chính phủ Ấn Độ tuần trước yêu cầu Twitter gỡ hơn 50 tweet chỉ trích Thủ tướng Modi xử lý đại dịch kém. Facebook và Instagram sau đó được cho là cũng thực hiện động thái tương tự.
Ấn Độ hồi tháng hai ban hành các quy định mới về mạng xã hội và video chia sẻ trực tuyến, trong đó cho phép chính phủ có quyền hạn yêu cầu các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Twitter phải gỡ bỏ các nội dung bị coi là “không phù hợp”.
Đạo luật Công nghệ Thông tin năm 2000 ở Ấn Độ cũng cho phép các cơ quan chức năng chặn công chúng truy cập một số thông tin để bảo vệ “chủ quyền và tính toàn vẹn của Ấn Độ” cũng như duy trì trật tự công cộng.
Video đang HOT
Thủ tướng Modi đang đối mặt với làn sóng chỉ trích lớn sau khi Ấn Độ hứng chịu làn sóng Covid-19 thứ hai thảm khốc, với hơn 18,3 triệu ca nhiễm và gần 205.000 ca tử vong do nCoV.
Ấn Độ ứng phó với làn sóng Covid-19 đầu tiên bằng lệnh phong tỏa toàn quốc nghiêm ngặt, giúp tình hình dịch hạ nhiệt đáng kể. Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Modi sau đó gỡ bỏ các hạn chế và cho phép người dân tổ chức các lễ hội, sự kiện tụ tập với sự tham gia của hàng triệu người.
Đây được coi là những sự kiện siêu lây nhiễm làm bùng phát làn sóng thứ hai tồi tệ hơn. Bất chấp các bệnh viện đã vỡ trận và các lò hỏa táng liên tục đỏ lửa, Ấn Độ vẫn cho phép hàng trăm nghìn người theo đạo Hindu hành hương về đền thiêng Amarnath từ tháng 6.
Ấn Độ 'bung nở' mạng xã hội nhằm thế chân Twitter, TikTok
Các mạng xã hội "cây nhà lá vườn" của Ấn Độ đang tận dụng cơ hội lớn khi New Delhi tăng cường áp lực lên các công ty công nghệ toàn cầu như Twitter, Facebook và cấm các ứng dụng đình đám của Trung Quốc.
Ứng dụng mới toanh của Ấn Độ, Koo, tương tự như Twitter, đã có số lượt tải xuống nhiều hơn đối thủ Mỹ trong tháng 2/2021.
Trong khi Twitter bị kẹt trong bế tắc kéo dài với chính phủ Ấn Độ xung quanh việc công ty từ chối gỡ một số tài khoản nhất định, thì một giám đốc điều hành cấp cao của một mạng xã hội nội địa Ấn Độ cho biết, ứng dụng của công ty này đang "quá tải".
"Có cảm giác như bạn vừa đột ngột được đưa vào trận chung kết World Cup và mọi người đang theo dõi bạn và cả đội", ông Myank Bidawatka, đồng sáng lập mạng xã hội Koo, nói với CNN.
Công ty Koo từng được Thủ tướng Ấn Độ Modi hoan nghênh và được các quan chức trong chính phủ sử dụng nhiệt tình. Koo đã được tải xuống 3,3 triệu lượt chỉ từ đầu năm 2021 đến nay. Đó là khởi đầu đầy hứa hẹn cho một công ty mới thành lập không đầy một năm trước, dù vẫn còn thua xa 4,2 triệu lượt tải Twitter tại Ấn Độ trong cùng thời gian.
Tuy nhiên, mạng xã hội Ấn Độ, với logo là một chú gà con màu vàng, đã được tải xuống nhiều hơn Twitter trong tháng 2 vừa qua, khi chính phủ Ấn Độ chỉ trích công ty Mỹ đã không rốt ráo chặn các tài khoản chia sẻ những hashtag tiêu cực liên quan đến cuộc biểu tình của nông dân chống lại luật nông nghiệp mới.
"Chúng tôi đang xây dựng nhanh nhất có thể", ông Bidawatka cho biết.
Cơ hội cho các mạng xã hội nội địa
Theo CNN, trong vài năm qua, chính phủ của Thủ tướng Modi đã tăng cường áp lực lên các công ty công nghệ toàn cầu. Gần đây, New Delhi áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt lên các mạng xã hội đình đám như Facebook, Twitter và YouTube, và được cho là đã đe dọa phạt tù nhân viên của họ. Trước đó Ấn Độ đã cấm hàng chục ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm TikTok và WeChat.
Trong bối cảnh đó, các giải pháp thay thế "cây nhà lá vườn" nhanh chóng có sức hút.
Theo công ty phân tích ứng dụng Sensor Tower, hai ứng dụng được tải xuống nhiều nhất tại Ấn Độ trong năm 2021 là MX Taka Tak và Moj, những nền tảng tải video ngắn giống TikTok, sau đó mới đến Snapchat, Instagram, Facebook và WhatsApp.
Về phần mình, ông Bidawatka ca ngợi dịch vụ của Twitter và nói rằng phản ứng dữ dội của chính phủ với mạng xã hội này và các nền tảng công nghệ khác là "đáng tiếc". Tuy vậy, ông cũng không phủ nhận rằng cuộc đụng độ giữa New Delhi và Twitter đã giúp Koo và các ứng dụng nội địa khác cơ hội phát triển. Theo ông, các ứng dụng địa phương hiểu rõ hơn về thị trường và có thể bước vào nơi mà các công ty công nghệ lớn đang thiếu hụt.
"Chúng tôi có tài năng, chúng tôi có nguồn lực, một số người trong chúng tôi có kinh nghiệm, có sẵn kinh phí để thực hiện những ước mơ như thế. Đây là những ước mơ khá lớn, chúng tôi đang nói về việc tạo ra những sản phẩm thật phù hợp với quốc gia có cư dân mạng lớn thứ hai trên thế giới", Giám đốc Koo, Bidawatka nói.
Thông điệp phát đi
Không chỉ Ấn Độ, một số chính phủ khác cũng đang tính cách kiềm chế sức mạnh của các công ty công nghệ toàn cầu. Những tháng gần đây Australia, châu Âu và Mỹ đưa ra nhiều quy định nhằm giảm bớt một số quyền lực đó.
Ấn Độ cũng nhắm mục tiêu vào các công ty công nghệ lớn, nhưng trọng tâm của họ thời gian gần đây là bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia.
Và New Delhi có nhiều đòn bẩy. 750 triệu người dùng internet của Ấn Độ, với hàng trăm triệu người nữa còn chưa trực tuyến lần đầu tiên, là lực lượng quan trọng với triển vọng tăng trưởng toàn cầu của nhóm Big Tech.
Facebook, Google, Amazon, Netflix và một số công ty khác đã rót hàng tỷ đô la vào phát triển các hoạt động ở Ấn Độ. Nhưng các quy định của chính phủ Thủ tướng Modi đã tạo ra một hiệu ứng lạnh đối với các công ty này và khuyến khích các ứng dụng Ấn Độ trên con đường xác định vị thế phù hợp hơn với người dùng nội địa.
Nền tảng chia sẻ video ngắn Moj của Ấn Độ, theo mô hình TikTok.
Câu hỏi lớn lúc này là liệu chính phủ có chỉ đơn giản là quảng bá và khuyến khích các ứng dụng tại Ấn Độ hay tạo ra một môi trường pháp lý nơi họ là những người duy nhất còn tồn tại.
Đặc biệt là khi cấm các ứng dụng của Trung Quốc, Ấn Độ đã sử dụng chính chính sách công nghệ của Bắc Kinh để chống lại đối thủ. Quốc gia đông dân nhất thế giới đã phong tỏa phần lớn dân số 1,4 tỷ người khỏi các công ty công nghệ nước ngoài trong nhiều thập kỷ, nhờ sử dụng bộ máy kiểm duyệt khổng lồ.
Google và Facebook đã tìm cách xâm nhập thị trường Trung Quốc nhưng đều không có kết quả. Thay vào đó, hệ sinh thái Internet của Trung Quốc gồm các công ty nội địa như Tencent, Weibo và Alibaba đã chiếm lĩnh hoàn toàn ở trong nước, thậm chí trở thành người chơi lớn trên toàn cầu.
Việc New Delhi đóng cửa các công ty công nghệ Trung Quốc chắc chắn đã tạo động lực cho các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là những người đang tìm cách thay thế TikTok. Trong khi đó, chính phủ cũng tích cực tìm cách thúc đẩy các ứng dụng nội địa. Koo và Chingari đều là những người chiến thắng trong "thử thách đổi mới ứng dụng" và đã nhận được tiền thưởng từ chính phủ.
Theo CNN, những biến động trong thị trường kỹ thuật số của Ấn Độ là một dấu hiệu cảnh báo về một thế giới mới có thể hình thành, nơi mỗi quốc gia đều gắn với các ứng dụng của riêng mình và từ bỏ bản chất mở và toàn cầu của Internet.
Tuy nhiên, hiện tại, những ứng dụng nội địa của Ấn Độ có thể khó cạnh tranh ở cùng một cấp độ trừ khi chính phủ quyết định cấm Facebook và Twitter.
Các nước gửi thiết bị y tế giúp Ấn Độ Mỹ, Anh, Pháp thông báo gửi nhiều trang bị y tế thiết yếu như máy thở và oxy cho Ấn Độ khi nước này bị "sóng thần" Covid-19 càn quét. Thế giới đã ghi nhận 147.763.718 ca nhiễm nCoV và 3.121.769 ca tử vong, tăng lần lượt 710.932 và 9.270, trong khi 125.711.613 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian...