F1 2019 Azerbaijan GP: Hay chưa chắc bằng hên
Với hàng loạt tai nạn xảy ra khi chạy thử và cả phân hạng, Azerbaijan GP bỗng được dự đoán là chặng đua kịch tính nhất từ đầu mùa giải F1 2019.
Đường đua Baku ở Azerbaijan chưa bao giờ dễ và mùa giải năm nay bỗng chốc trở nên khó khăn với tất cả các đội đua ngay từ khi chạy thử và đua phân hạng. Hàng loạt tai nạn và sự cố đã xảy ra. Azerbaijan GP kể từ khi được chính thức đưa vào thành một chặng đua F1 đã từng bị đánh giá là nhàm chán. Song kể từ mùa giải hai, không một tay đua hay đội đua nào dám chủ quan.
Đường đua Baku tại Azerbaijan GP có độ dài lớn thứ hai chỉ sau Spa của Bỉ với chiều dài. 6,001 km. Với tổng cộng 51 vòng đua, tổng quãng đường mà các tay đua phải vượt qua là 306,153 km.
Thông tin đường đua và hợp chất lốp cần dùng do Pirelli cung cấp
Năm nay, khởi đầu cho chuỗi khó khăn dành cho các tay đua là tai nạn bật nắp hố ga và người chịu trận lại là tân binh George Russell của đội đua yếu nhất giải năm nay – Williams. Khi băng qua khúc cua 2 và 3, chiếc xe F1 do Russell điều khiển bỗng gặp tác động mạnh ở gầm xe khiến mảnh vỡ văng ra tứ phía. Sau khi kiểm tra, chiếc xe bị hư hại tương đối nặng về phần khung gầm và sàn xe. Nguyên nhân chính là một nắp hố ga đã bị hút bay lên đập vào gầm xe. Cũng vì tai nạn này mà Russell đã không thể tham gia lượt chạy thử thứ hai (FP2) diễn ra cùng ngày.
Với đường đua kết hợp xuyên qua những góc cua hẹp không thể vượt, đặc biệt là khúc cua 8 – 9, không ít lần những chiếc xe đua F1 đã không thể bẻ cua như ý. Chỉ một sai lầm nhỏ cũng đủ để các tay đua với kinh nghiệm đầy mình cũng phải trả giá đắt. Lần lượt Lance Stroll, Daniil Kvyat và tay đua trẻ đang có phong độ cao của Ferrari – Charles Leclerc đã gặp nạn.
Sau pha va chạm đáng tiếc với rào chắn ở FP2, Leclerc thậm chí đã chửi thề trên sóng radio của đội, anh tự trách bản thân vì đã quá tự tin khi tắt toàn bộ các tính năng hỗ trợ trên xe đua của mình. Sai lầm của Charles Leclerc rõ ràng sẽ là kinh nghiệm xương máu cho các tay đua còn lại phải cẩn thận trong cuộc đua chính diễn ra lúc 19h10 tối nay (giờ Hà Nội).
Ferrari đã giải quyết được vấn đề mang tên SF90 để làm đối trọng xứng tầm của Mercedes
Kết thúc đua phân hạng, 2 tay đua của Mercedes là Lewis Hamilton và Valtteri Bottas chiếm được ví trí xuất phát đầu, theo sau là 2 cái tên quen thuộc Sebastian Vettel của Ferrari và Max Verstappen của Red Bull. Rõ ràng Ferrari đã tìm lại được sự ổn định cần có của cỗ máy SF90 để có thể làm đối trọng của Mercedes tuy nhiên Leclerc cần phải học hỏi thêm đàn anh Vettel để có thể cạnh tranh được cùng Hamilton và Bottas.
Tai nạn của Leclerc do chủ quan sẽ là bài học không chỉ cho riêng anh mà còn cho tất cả các tay đua còn lại
Rõ ràng ngoài sự ổn định của các cỗ máy F1, muốn chiến thắng tại Baku năm nay các tay đua sẽ cần đến kinh nghiệm và cả may mắn. Chỉ một sai lầm nhỏ như của Leclerc cũng có thể khiến mọi nỗ lực trở thành con số 0.
Kết quả sau khi đua phân hạng:
Bảng xếp hạng các tay đua trước Azerbaijan GP:
Bảng xếp hạng đội đua tính đến trước Azerbaijan GP:
Khánh Đoàn (tổng hợp)
Theo vnmedia
Đua xe F1 tại Hà Nội: Tổ chức và xây dựng một chặng đua xe F1 cần bao nhiêu tiền?
Thông tin về việc Hà Nội sẽ đăng cai chặng đua xe giải F1 trong vòng 10 năm bắt đầu từ được rất nhiều sự chú ý của những người yêu tốc độ.
Theo thông tin mới được công bố, chặng đua tại Hà Nội sẽ kéo dài trong 4 giờ cùng tổng quãng đường đua 5,565 km tại khu vực Mỹ Đình. Được biết, chặng đua tại Hà Nội sẽ sử dụng một phần đường nằm trên đường giao thông công cộng hiện có và một phần được nằm trong khu vực xây mới. Vậy bạn có thắc mắc chi phí tổ chức một chặng đua F1 tốn kém tới mức nào không?
Là một sự kiện có thể góp phần quảng bá hình ảnh, du lịch của một quốc gia, chi phí tổ chức một chặng đua F1 không nhỏ.
Việc sử dụng hệ thống giao thông hiện có làm đường đua có thể giúp tiết kiệm thời gian, tuy nhiên chi phí vận hành hàng năm của nó cũng không hề nhỏ. Điều này phần lớn đến từ chi phí chuyển đổi đường công cộng thành một đường đua. Các công trình, cơ sở vật chất tạm thời, ví dụ như chỗ ngồi khán giả, cũng được được thuê hoặc mua, trong khi đó mặt đường cũng được nâng cấp để đạt tiêu chuẩn gắt gao được đặt ra bởi Fédération Internationale de l'Automobile (FIA).
Với khoảng 16 triệu USD, nhân sự là khoản chi phí lớn nhất để vận hành một đường đua F1, tỏng đó khoangt 6,5 triệu USD đã được dành cho đội ngũ tổ chức và marketing. Tiếp đến là chi phí thuê chỗ ngồi khán giải cũng có thể lên tới 14 triệu USD cho 80.000 chỗ ngồi. Chi phí thuê rào chắn đồng thời là các dụng cụ đảm bảo an toàn cho một chặng đua dài 3,2 dặm cũng có thể lên tới 6 triệu USD. 1 triệu USD và 4,5 triệu USD còn lại được dành cho chi phí bảo hiểm và các chi phí khác.
Chi phí thường niên vận hành một chặng đua F1 dưới dạng chuyển đổi từ đường công cộng thành đường đua.
Như vậy, trong trường hợp chuyển đổi từ đường công cộng thành đường đua, chi phí vận hành một đường đua F1 hàng năm có thể lên tới 57,5 triệu USD. Tiếp đến là chi phí tổ chức. Theo hồ sơ của Liberty vào năm 2015, thời điểm gần nhất có dữ liệu khả dụng, phí tổ chức được thanh toán bởi 19 đường đua là 599,1 triệu USD, tương đương mức trung bình 31,5 triệu USD mỗi đường đua.
Thế nhưng, mọi thứ không đơn giản như vậy, hồ sơ của Liberty nêu rõ hợp đồng "có thể cho phép một tỷ lệ phí cố định xuyên suốt thời hạn, tuy nhiên thường thì chúng bao gồm một tỷ lệ phí tăng theo năm trong vòng đời hợp đồng. Con số này có thể dựa trên các biến độ hàng năm của một chỉ số giá tiêu dùng nào đó hoặc được cố định ở mức 5% mỗi năm." Như vậy, với một hợp đồng kéo dài 10 năm thì chi phí tổ chức có thể lên tới 48,9 triệu USD/ năm.
Phí tổ chức tăng đều trong một hợp đồng 10 năm.
Điều này có nghĩa là trong suốt 10 năm của hợp đồng tổ chức, tổng phí tổ chức có thể lên tới 396,2 triệu USD trong khi đó chi phí vận hành cũng lên tới 575 triệu USD. Tổng chi phí gần 10 năm lên tới gần 1 tỷ USD.
Một trong những cách để không phải chịu khoản phí vận hành thường niên cao là xây dựng một cơ thể vật chất phục vụ chặng đua cố định. Tuy nhiên, cách này lại yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu khá lớn.
Chi phí xây dựng cơ sở vật chất cố định cho một chặng đua.
Theo Forbes, chi phí xây dựng tiêu biểu cho một chặng đua F1 lên tới 270 triệu USD. Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện thì chi phí vận hành thường niên sẽ chỉ dừng lại ở 18,5 triệu USD. Trong 10 năm hợp đồng, tổng chi phí tổ chức và vận hành, xây dựng có thể lên tới 851,2 triệu USD, vẫn thấp hơn so với cách dùng đường công cộng chuyển đổi thành đường đua.
Lê Nam Khánh
Theo sao star
Chiếc xe đua F1 vừa lăn bánh ở Hà Nội có gì đặc biệt mà lại có giá đến 373 tỷ đồng? Nhân sự kiện Việt Nam chính thức là nước thứ 22 trên thế giới đăng cai Giải đua xe Công thức một vào tháng 4/2020, đội Red Bull đã mang tới Hà Nội chiếc xe đua công thức có giá lên tới 16 triệu USD (khoảng 373 tỷ đồng). Sáng nay (8/11), 2 chiếc xe đua F1 Red Bull RB7 đã chính thức...