F0 tăng nhanh, nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch, Hà Nội gấp rút lập thêm khu điều trị
Hà Nội hiện có gần 11.000 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị trong đó có gần 50% điều trị tại nhà và trạm y tế lưu động.
Số ca tăng chóng mặt những ngày qua, lượng F0 diễn biến nặng, nguy kịch cũng tăng lên.
Sở Y tế Hà Nội sáng 17/12 cho hay, tính đến hết ngày 16/12, có 10.828 trường hợp F0 ở Thủ đô đang điều trị, trong đó có 5.327 người đang điều trị tại trạm y tế lưu động và tại nhà (tương đương gần 50%).
Trong số 5.327 F0 đang điều trị có 3.462 người điều trị tại trạm y tế lưu động và 1.865 người điều trị tại nhà.
Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội xử trí cấp cứu một F0 vừa nhập viện Điều trị người bệnh COVID-19. Ảnh: BSCC
Ngoài ra, có 82 F0 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2; 175 F0 điều trị Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở Hoàng Mai.
Tại 29 bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Thủ đô đang điều trị 2.014 F0; 4 cơ sở (Cơ sở điều trị Đền Lừ III; cơ sở KTX Phenikaa; Cơ sở điều trị Thượng Thanh; Cơ sở điều trị Pháp Vân – Tứ Hiệp) đang điều trị 3.230 F0.
Video đang HOT
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, cập nhật tới hết ngày 16/12, tại Hà Nội (bao gồm bệnh viện Trung ương và của Hà Nội) đang có gần 1.300 bệnh nhân mức độ nhẹ, 164 ca nặng và nguy kịch, 145 ca thở oxy mask/gọng kính, 15 ca thở máy. Tất cả các chỉ số về tình trạng điều trị của bệnh nhân COVID-19 đều tăng so với trung bình 7 ngày trước. Cụ thể, số bệnh nhân nặng, nguy kịch tăng 39%, thở oxy mask/gọng kính tăng 46%. Số bệnh nhân thở máy, HFNC, thở không xâm lấn cũng tăng…
Theo ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, đơn vị này đã triển khai thí điểm phần mềm quản lý F0 tại quận Long Biên, đồng thời tập huấn cho toàn bộ trung tâm y tế của 30 quận, huyện, thị xã; 579 trạm y tế xã, phường, thị trấn của thành phố trong suốt 2 tuần vừa qua.
Đến ngày 16/12, phần mềm đã quản lý 4.235 F0, trong đó có 1.164 F0 tại nhà. Ông Cương cho biết ngay trong tuần này, phần mềm sẽ được đưa vào triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống y tế cơ sở, tiến tới quản lý toàn bộ số F0 trên địa bàn của thành phố.
Cũng từ hôm nay, Bệnh viện Tim Hà Nội sẵn sàng đón bệnh nhân COVID-19 tới điều trị, sau 4 ngày gấp rút thi công Khu điều trị F0, đặt tại cơ sở II ở đường Võ Chí Công, quận Tây Hồ, quy mô 50 giường. Khu điều trị này dành cho F0 triệu chứng nhẹ và trung bình.
Khu điều tri COVID-19 tại cơ sở 2 Bệnh viện Tim Hà Nội quy mô 50 giường vừa được thiết lập. Ảnh: BVCC
Số mắc COVID-19 tại Hà Nội liên tục gia tăng trong 2 tuần gần đây. Cao điểm trong 2 ngày 15 và 16/12, trung bình mỗi ngày thành phố ghi nhận hơn 1.300 ca dương tính mới.
Thành phố đã triển khai 32 bệnh viện, cơ sở thu dung và 27 cơ sở thu dung theo mô hình trạm y tế lưu động với năng lực điều trị cho 100.000 ca bệnh. Thủ đô cũng xây dựng phương án điều trị trong tình huống ca mắc mới lên 2.000-3.000 ca/ngày.
70% người mắc bệnh ung thư này phát hiện ở giai đoạn muộn
Phát hiện sớm ung thư phổi là mấu chốt giúp cho việc điều trị đạt được kết quả tốt hơn.
Những phương pháp điều trị hiện đại có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn 5 năm, ngay cả khi bệnh ở giai đoạn 3.
70% bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện giai đoạn muộn
Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu Globocan năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có hơn 182.000 ca mắc mới và gần 123.000 ca tử vong do ung thư. Riêng ung thư phổi, số ca mắc mới ở cả 2 giới là hơn 34.000 người. 70% các bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Thông tin đáng chú ý trên được các chuyên gia chia sẻ tại Hội nghị khoa học bệnh phổi toàn quốc lần thứ 8, được tổ chức tại Hà Nội cách đây không lâu.
Hội nghị khoa học bệnh phổi toàn quốc lần thứ 8 là một hội nghị lớn trong chuyên ngành hô hấp của Việt Nam. Hội nghị đã hội tụ rất nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế, với hơn 200 bài báo cáo với hàm lượng chất xám rất cao. Ung thư phổi là một trong những vấn đề trọng điểm được thảo luận tại hội nghị lần này.
Theo TS.BS Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi mãn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương, phổi là cửa ngõ của cơ thể, phổi yếu sẽ kéo theo nguy cơ của các bệnh toàn thân khác. Do đó, có 2 cơ quan là phổi và tim là rất quan trọng. Chúng ta có thể nhịn ăn nhịn uống một vài ngày nhưng không ai có thể nhịn thở một vài phút, tim ngừng đập một vài giây.
Ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới và có tỷ lệ tử vong đứng hàng đầu. Tuy nhiên, ung thư phổi giai đoạn đầu lại không có triệu chứng rõ ràng, điều này đã dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng là phần lớn bệnh nhân khi đến khám đều đã ở giai đoạn muộn, quá trình điều trị kéo dài và hiệu quả không cao.
Đa số người bệnh khi nhận được kết quả mình phải đối diện với ung thư phổi đều suy sụp tinh thần, chán nản. Chính những suy nghĩ này lại càng khiến sức khỏe của họ suy giảm một cách nhanh chóng. Họ rất cần sự động viên, ủng hộ của người nhà cho cả tinh thần, lẫn kinh tế để được tiếp cận với phương án điều trị tốt nhất.
Phương pháp điều trị hiệu quả ung thư phổi
Theo BSCKII Nguyễn Đức Hạnh, Phó Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi Trung ương, chúng ta chưa có một biện pháp nào hiệu quả và đơn giản để tầm soát và phát hiện sớm ung thư phổi.
"Điều quan trọng là bác sĩ hô hấp ở tuyến cơ sở luôn cần có suy nghĩ rằng, những tổn thương trên phổi đều có thể là tổn thương ung thư. Những tổn thương rất rõ ràng, đặc biệt là khối mờ trên X-quang phổi thì rất dễ để nhận diện. Tuy nhiên, vấn đề là trong phổi có nhiều hình thái tổn thương không đặc hiệu, tổn thương dạng mờ, dạng đám, dạng viêm nên rất dễ nhầm sang viêm phổi, lao phổi hoặc các bệnh lý khác ở phổi", BS Hạnh cho hay.
Phát hiện sớm ung thư phổi là mấu chốt giúp cho việc điều trị đạt được kết quả tốt hơn. Những phương pháp điều trị hiện đại có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn 5 năm, ngay cả khi bệnh ở giai đoạn 3.
Theo BS Hạnh, khi người bệnh được xác định ung thư phổi thì điều đầu tiên các bác sĩ phải xác định là bệnh đang ở giai đoạn nào. Mỗi một giai đoạn ung thư phổi lại có một biện pháp điều trị khác nhau. Phẫu thuật là phương pháp cho giai đoạn sớm. Giai đoạn 3b, 3c của ung thư phổi thì bệnh nhân phải hóa xạ trị đồng thời. Khi bệnh đã ở giai đoạn 4, bệnh nhân phải điều trị toàn thân, trong đó có phương pháp điều trị đích rất hiệu quả.
Cũng theo chuyên gia này, hiện nay đã có nhiều phương pháp tiên tiến giúp cải thiện hiệu quả điều trị ung thư phổi, đặc biệt với giai đoạn muộn.
Ví dụ như hiện nay, đã có nhiều phương pháp mới trong điều trị ung thư phổi giai đoạn 3 không mổ được như: điều trị đích, điều trị miễn dịch... Bệnh nhân có nhiều cơ hội để tiếp cận với các phác đồ ưu việt hơn, giúp kéo dài rõ rệt thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cứu trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi bị đa hồng cầu Trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi bị đa hồng cầu kèm nhiều bệnh lý nặng vừa được các bác sĩ điều trị thành công. Chiều 13.12, theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, một trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi bị đa hồng cầu kèm nhiều bệnh lý nặng vừa được các bác sĩ của bệnh viện điều...