F0 ở lại viện chăm bệnh nhân: Có người cho vàng quyết không nhận nhưng món quà này thì không thể cầm được lòng
Tâm sự dí dỏm của anh Nguyễn Hồng Kỳ – tình nguyện viên chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Dã chiến số 4 khiến nhiều người vừa bật cười, vừa không giấu nổi xúc động.
“F0 man” và tâm sự dí dỏm: Ai cho gì cũng kiên quyết từ chối, cho đến khi nhìn thấy “món quà” hấp dẫn khó cưỡng
Anh Nguyễn Hồng Kỳ (34 tuổi, thành phố Hồ Chí Minh) từng là một bệnh nhân mắc Covid-19.
Đầu tháng 7/2021, anh và vợ cùng được đưa vào Bệnh viện Dã chiến số 4 (quận Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh) để điều trị.
Ngày 3/8, anh khỏi bệnh trở về nhà sau 28 ngày chữa trị, tiếp tục cách ly y tế thêm 14 ngày. Quãng thời gian đó, anh vẫn bị những cơn ho dai dẳng không dứt hành hạ, sức khoẻ chưa bình phục hoàn toàn.
Vì thế, anh càng thấu hiểu hơn sự nguy hiểm của dịch bệnh và những vất vả mà các y bác sỹ phải trải qua để chữa trị, giành lấy sự sống cho bệnh nhân Covid-19.
Anh Hồng Kỳ là bệnh nhân Covid-19 được chữa khỏi sau gần 1 tháng nằm viện.
Mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình để đẩy lùi đại dịch, san sẻ nỗi vất vả nhọc nhằn với các y bác sỹ tuyến đầu, anh Nguyễn Hồng Kỳ quyết định xin quay trở lại bệnh viện dã chiến.
“Sức nhỏ làm việc nhỏ. Mình nghĩ mình phải trở lại bệnh viện dã chiến, góp một phần sức nhỏ bé vào công cuộc chống dịch Covid-19. Đó cũng là cách để mình bày tỏ lòng cảm ơn thiết thực nhất lúc này với đội ngũ áo trắng tuyến đầu.” – Anh Hồng Kỳ tâm sự.
Từ đó đến nay là quãng thời gian anh ăn, ngủ cùng các bệnh nhân Covid-19 ở bệnh viện dã chiến. Công việc của anh Hồng Kỳ là phục vụ bữa ăn, hỗ trợ vận chuyển từng bữa ăn tới các bệnh nhân, dọn dẹp vệ sinh phòng bệnh.
Anh còn thuần thục trong việc giúp bệnh nhân tập hít thở, lăn trở người bệnh để lưu thông khí huyết, vệ sinh cá nhân cho người bệnh, thay tã… không khác gì một điều dưỡng chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Đi làm tình nguyện viên không cần nhận lương, anh Hồng Kỳ cảm thấy đây là những ngày tháng sống ý nghĩa nhất đời vì được “cho đi”, làm vì lương tâm của mình. Nhiều bệnh nhân cảm động trước sự chăm sóc ân cần của anh, tìm cách dúi một ít tiền vào tay anh, thay cho lời cảm ơn. Nhưng anh luôn kiên quyết từ chối.
Tuy nhiên mới đây, anh Hồng Kỳ lại lên mạng “thú nhận” về việc mình không cầm lòng được mà nhận “quà” của bệnh nhân.
Anh chia sẻ hài hước: “Bữa giờ chăm sóc bệnh nhân, người thì dúi cho 200.000 đồng, người cho 500.000 đồng, người cho hẳn 1 triệu, có người còn tháo cái nhẫn vàng tầm 2 chỉ ra dúi vào tay…
Nhưng mình đều nhất quyết không nhận, vì không thể nhận được những đồng tiền như vậy. Mình có nhân cách riêng của mình.
Tuy nhiên hôm nay, có bệnh nhân dúi cho lon bia, trời ơi… phải bỏ nhân cách qua một bên để lấy về uống. Thèm quá trời luôn đó!”
Lon bia mát lạnh khiến anh Hồng Kỳ “không nỡ” từ chối.
Tâm sự dí dỏm của “F0 man” khiến nhiều người vừa xúc động, vừa không khỏi bật cười trước sự thật thà của anh.
Suốt hơn 1 tháng vất vả cùng các bệnh nhân giành lại sự sống từ tay tử thần, điều khiến “F0 man” vui nhất là chứng kiến người bệnh bình phục, khoẻ mạnh về nhà. Đối với anh, đó là “lời cảm ơn”, là “món quà” giá trị nhất, do đó anh kiên quyết từ chối bất kỳ món quà vật chất nào từ bệnh nhân Covid-19.
Lời “thú tội” ngọt ngào được dân mạng “thả tim” rần rần
Làm tình nguyện viên – với tôi đây không phải công việc mà là một cuộc sống mới”
Sau khoảng nửa tháng tham gia tình nguyện, anh Nguyễn Hồng Kỳ đã thuần thục việc chăm người bệnh.
Anh kể: “Việc của mình là chăm sóc các bệnh nhân neo đơn nằm phòng hồi sức cấp cứu, cùng họ giành giật lại sự sống với tử thần. Hồi đầu còn luống cuống, có 3 người mình phải mất 3-4 giờ mới chăm sóc được họ, giờ thì quen rồi.
Chăm một bệnh nhân không phải cứ qua loa cho ăn, lau người vài ba cái là xong. Người bệnh mà, phải kiên nhẫn và từ tốn với họ. Có những việc mình chưa từng làm bao giờ như thay tã, lau chùi vệ sinh cho bệnh nhân, massage bàn tay, bàn chân giúp lưu thông máu…
Vừa làm mà miệng vừa luyên thuyên đủ điều. Không biết bệnh nhân có mệt khi nghe không nữa.
Hôm nào mà có tầm 4,5 bệnh nhân neo đơn như vậy thì khá là đuối, đuối chẳng qua là do mặc bộ đồ phòng hộ quá nóng thôi. Chứ nếu không có bộ đồ bảo hộ này thì chục người mình “cân” khoẻ re.”
Đối với “F0 man”, đây không phải là công việc, anh cảm thấy dường như đang được sống một cuộc sống khác trước hoàn toàn.
Anh Hồng Kỳ hết lòng giúp đỡ những bệnh nhân Covid-19 tại viện dã chiến.
Anh cảm thấy mình như đang sống một cuộc đời khác.
Đặc biệt, anh Hồng Kỳ luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, hài hước và truyền được sự lạc quan tin tưởng ấy đến mọi người, giúp cho bầu không khí ở bệnh viện phần nào bớt ngột ngạt, căng thẳng.
“Lúc nào rỗi việc, mình hay đi từ giường này tới giường nọ, phòng này sang phòng khác, chỉ để dòm các bệnh nhân, chỉ họ tập thở hoặc “khoe” mình cũng từng là F0.
Rồi “lây nhiễm” cho họ cái tinh thần lạc quan mà mình có, “lây” được bao nhiêu thì “lây”, cũng có không ít người nhờ vậy mà khoẻ lên đó”
Dù đang ngày ngày vất vả nơi tuyến đầu, cần mẫn đóng góp công sức của mình để đẩy lùi dịch bệnh, anh Hồng Kỳ vẫn khiêm tốn cho rằng làm tình nguyện viên như mình không dễ mà cũng không hề khó. Chỉ cần có cái “tâm”, có tình yêu thương dành cho mọi người, bạn sẽ làm được.
Thanh niên khuyên "đừng tặng quà cho người Nhật" vì vừa sốc nặng khi thấy giám đốc xử lý món quà của mình khiến nhiều người tranh cãi
Giám đốc người Nhật đã khiến một thanh niên bị sốc khi đối xử với món quà cậu mới tặng thế này.
Mới đây, một đoạn video clip được đăng tải trên TikTok hình ảnh món quà của một thanh niên sau khi tặng sếp và lời khuyên khiến cư dân mạng đồng tình.
Cụ thể, người này viết:
"Tốt nhất đừng nên tặng quà gì cho người Nhật cả. Lúc tặng cho giám đốc thì nói ngon này nọ, giờ thì thấy cho chó ăn mít sấy của mình".
Theo đó, nam thanh niên này gửi tặng cho sếp người Nhật mình món mít sấy, một món khoái khẩu của nhiều người ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi sếp tấm tắc khen ngon thì người này lại bắt gặp món quà của mình nằm vương vãi ở khu vực đồ ăn cho các chú chó.
Nam thanh niên sốc và xót xa với cách người sếp "đối xử" với món quà của mình
Dưới phần bình luận, nhiều người cũng đưa ra hướng tích cực là người sếp đang cư xử lịch sự khi vẫn khen món ăn dù họ không ăn được. Tuy nhiên, lại có nhiều người bức xúc vì từng gặp trường hợp tương tự. Họ cho rằng nếu không thích nhưng vẫn có thể xử lý theo cách khéo léo hơn để không làm tổn thương đến người khác.
- Người Nhật khó tính về việc ăn uống, họ nhận quà của mình vì đó là lịch sự tối thiểu.
- Chuyện này có thật, thức ăn cầm lên chưa đưa vào miệng là đã khen ngon nức nở rồi.
- Mình tặng là tấm lòng của mình, không ăn nhưng phải đem đi xa rồi muốn làm gì làm chứ.
- Ai nói mình tặng rồi thì họ muốn làm gì làm nhưng đây là coi thường và quá phí phạm.
(Nguồn clip: @motmet88)
Lần đầu tiên bẽn lẽn trên sóng, nữ streamer "ngon nhất Liên Quân" được fan vui tay liên tiếp donate Nữ stream từng bạo miệng nhận mình "ngon nhất Liên Quân" nay bỗng nhiên thẹn thùng đến lạ, hoá ra là vì lý do đặc biệt. Nổi lên và được biết đến là nữ streamer với ngoại hình trong sáng, ngây thơ, LyLy Sury (tên thật là Nguyễn Thị Hương Ly, sinh năm 1996, quê ở Hà Tĩnh) gây được nhiều chú ý...