‘F0 nặng, tử vong là vấn đề của TP HCM hiện nay’
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận thành phố đang tăng cường nhân lực, trang thiết bị, nhưng khâu tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19 “vẫn đang quá tải”.
Ông Mãi phát biểu như trên tại họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn, trưa 3/8. “Việc điều trị bệnh nhân nặng, tử vong là vấn đề của thành phố hiện nay”, ông Mãi nói.
Khi chuyển chiến lược sang tập trung công tác điều trị, thành phố đã khẩn trương tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị, thuốc men… để điều trị theo mô hình tháp 5 tầng. Nhiều bệnh viện quận, huyện đã “tách đôi”, tăng năng lực điều trị, cấp cứu F0 lên 100%.
Theo ông Mãi, thành phố tiếp tục tăng năng lực tiếp nhận điều trị mỗi ngày, điều chỉnh những bất hợp lý, hạn chế tối đa việc bệnh nhân có nhu cầu nhưng chưa được nhận, tiếp nhận trễ, dẫn đến bệnh nặng hơn và tử vong. “Đến giờ này, ở những thời điểm nhất định, vẫn còn tình trạng chưa đáp ứng được kịp thời”, ông Mãi nhận định.
Trả lời câu hỏi của phóng viên “số F0 tử vong chủ yếu ở khâu nào”, ông Mãi cho biết đang theo dõi số liệu để phân tích. “Hiện, thành phố chưa có thống kê đầy đủ để có thể nhận định cuối. Tuy nhiên, theo quan sát và phân tích, khâu tiếp nhận, xử lý ở tầng 3 trong tháp 5 tầng điều trị đang gặp nhiều khó khăn do hạn chế cơ sở vật chất, đội ngũ, thiết bị. Thành phố sẽ tập trung khắc phục”, ông Mãi nói.
TP HCM đã đề nghị Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ kết nối liên thông giữa tầng 3 với tầng 4 và tầng 5, kịp thời có những chỉ định, biện pháp điều trị, giúp giảm tỷ lệ ca chuyển nặng và tử vong.
Video đang HOT
Theo ông Mãi, thành phố xác định khi chuyển sang chiến lược điều trị trong giai đoạn hiện nay, chuyện đếm số ca dương tính không còn ý nghĩa lớn. “Quan trọng là trong số tiếp nhận điều trị, bao nhiêu ca khỏi, bao nhiêu chuyển nặng, bao nhiêu tử vong, để có biện pháp mạnh hơn trong điều trị, ngăn chặn chuyển nặng và tử vong”, ông Mãi nhấn mạnh.
Về công tác điều trị bệnh nhân, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết, hiện ngoài việc tập trung chữa bệnh nhân ở tầng 5 điều trị (bệnh nhân nguy kịch), tập trung triển khai đội vận chuyển các ca ở tầng 1 và tầng 4. Trong đó, cố gắng vận chuyển nhanh các ca F0 không triệu chứng được cách ly tại nhà hoặc đang điều trị tại tầng 1 là các quận huyện khi có triệu chứng lên các tầng trên. Đây là cách để giải bài toán điều trị được ngay cho các bệnh nhân.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi. Ảnh: Mạnh Tùng.
Sáng 2/8, các bệnh viện TP HCM đang điều trị 33.474 F0, trong đó 1.026 bệnh nhân nặng đang thở máy và 15 người phải can thiệp ECMO.
Trong mô hình điều trị tháp 5 tầng mà TP HCM đang áp dụng, tầng ba điều trị các ca có triệu chứng. Tầng 4 gồm các bệnh viện điều trị người có bệnh lý đi kèm nặng cần can thiệp điều trị chuyên khoa. Tầng 5 là bệnh viện hồi sức Covid-19, tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Bộ Y tế đang thiết lập nhiều trung tâm hồi sức bệnh nhân nguy kịch tại TP HCM, do các bệnh viện lớn tuyến trung ương phụ trách, với mục tiêu lớn nhất là giảm số tử vong ở người mắc Covid-19.
Mô hình điều trị tháp 5 tầng tại TP HCM. Ảnh: Sở Y tế TP HCM.
Bệnh nhân Covid-19 thứ 45 tử vong
Chiều 26/5, Bộ Y tế thông tin ca tử vong thứ 45 là bệnh nhân nữ, 67 tuổi (Bắc Ninh). Nguyên nhân tử vong là sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi do nhiễm SARS-CoV-2, suy tim trên bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền.
Theo Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, ca tử vong thứ 45 là BN3760, nữ, 67 tuổi, địa chỉ Thuận Thành, Bắc Ninh. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, suy giáp sau xạ trị bướu giáp từ năm 2007 đang điều trị theo đơn, đái tháo đường đang dùng insulin tiêm, thể trạng béo phì.
(Ảnh minh họa: Đỗ Linh).
Ngày 11/5, bệnh nhân nhập Bệnh viện Đa khoa Thuận Thành, Bắc Ninh, được cách ly điều trị với chẩn đoán viêm phổi trên bệnh nhân tăng huyết áp, suy giáp, đái tháo đường, béo phì. Ngày 12/5, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
Bệnh nhân được điều trị tích cực bằng kháng sinh phổ rộng, thở máy, lọc máu liên tục, chống đông, dinh dưỡng qua sonde. Đồng thời được Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế hội chẩn 3 lần và được nhóm bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tăng cường hỗ trợ điều trị tại chỗ hằng ngày.
Ngày 25/5, tình trạng của bệnh nhân nặng lên, xuất hiện tình suy tim, sốc nhiễm khuẩn. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, trên đường vận chuyển bệnh nhân xuất hiện cơn ngừng tuần hoàn (lần 1). Tối cùng ngày tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân rơi vào hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn (lần 2).
Đêm cùng ngày bệnh nhân ngừng tuần hoàn (lần 3), mặc dù được các bác sĩ cấp cứu, nhưng bệnh nhân không có tiến triển. Bệnh nhân tử vong đêm 25/5.
Nguyên nhân tử vong là sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi do nhiễm SARS-CoV-2, suy tim trên bệnh nhân tăng huyết áp, suy giáp, đái tháo đường, béo phì.
Một tháng gần 3.000 ca Covid-19, virus mới lây "kinh hoàng" trong không khí Đợt dịch thứ 4 mới được một tháng song số ca mắc tại nước ta đã gấp 2 lần con số của đợt dịch thứ 3 kéo dài trong 3 tháng. Việt Nam cũng đã có 9 ca tử vong, có cả bệnh nhân trẻ, không có bệnh lý nền. Một tháng gần 3.000 ca Covid-19 Chỉ trong vòng một tháng bùng phát,...