F0, F1 đi làm – cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh
Nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, một số địa phương đã quyết định cho các F0 (không triệu chứng), F1 đang trong thời gian cách ly tiếp tục làm việc, với các điều kiện khá chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Bến Lức (Long An) hoạt động bình thường khi trường hợp FO, F1 (không triệu chứng) được đi làm. Ảnh tư liệu: Thanh Bình/TTXVN
F0, F1 được đi làm khi có nguyện vọng
Trong đề xuất của Bộ Y tế xin ý kiến của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, trường hợp F0 không có triệu chứng, đang trong thời gian cách ly, tự nguyện quay lại làm việc có thể làm việc trực tuyến, chăm sóc người bệnh COVID-19. F1 được phép tham gia các công việc trực tiếp và trực tuyến.
Theo đó, F0 được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại. Trong quá trình di chuyển không được tiếp xúc với người xung quanh; thực hiện nghiêm Thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần với người xung quanh trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm.
Các đơn vị, địa phương có thể xem xét bố trí F0 thực hiện các công việc trực tuyến, không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh; hoặc được phép tham gia hỗ trợ chăm sóc, theo dõi, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 trong gia đình, cơ sở lưu trú hoặc tại các cơ sở điều trị bệnh COVID-19 phù hợp với nhiệm vụ được giao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện nghiêm Thông điệp 5K.
Ngay sau đó, ngày 8/3, Long An đã trở thành địa phương đầu tiên ban hành văn bản quy định tạm thời các trường hợp F0, F1 đang trong thời gian cách ly được tham gia làm việc để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Theo đó, các F0 (không triệu chứng), F1 là cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ở Long An được đến các cơ quan nhà nước làm việc để thực hiện nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trên tinh thần tự nguyện, và phải có sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp trên trực tiếp.
Video đang HOT
Tiếp sau Long An, ngày 17/3, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định chính thức cho F0 được đi làm trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Để F0 được đi làm, tỉnh Cà Mau đã quyết định sửa đổi quy định cách ly F0, F1, F2 trong Quyết định 2777/QĐ-UBND ngày 8/12/2021 của tỉnh. Theo đó, các trường hợp F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ và F1 có nguy cơ, nguy cơ cao là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ sở sản xuất kinh doanh, công ty, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp… tạm thời cho phép tham gia một số hoạt động theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
Tỉnh Cà Mau cũng quy định rõ: F0 làm việc trực tiếp trên tinh thần tự nguyện, đơn vị sử dụng F0 phải có trách nhiệm tổ chức nơi làm việc cách ly với người khác, khử khuẩn nơi F0 làm việc thường xuyên, theo dõi sức khỏe, test nhanh 2 lần/tuần cho F0.
F0 được quy định chỉ được đi từ nhà đến thẳng nơi làm việc và ngược lại, không được tiếp xúc với người khác trên đường đi làm, thực hiện nghiêm túc quy định 5K của Bộ Y tế.
Phù hợp trong tình hình chống dịch ở nước ta
Theo đánh giá chung, đề xuất của Bộ Y tế cho một số trường hợp F0, F1 đi làm là phù hợp trong tình hình chống dịch ở nước ta hiện nay, nhất là khi dịch COVID-19 sẽ được chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A ( gây tử vong cao) sang bệnh truyền nhiễm nhóm B (có thể gây tử vong).
Hiện tỷ lệ người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 ngày càng cao. Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước có tỷ lệ người được tiêm vaccine cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, biến thể Omicron đang giữ vai trò chủ đạo ở Việt Nam, khả năng lây nhiễm của biến thể này cao nhưng số bệnh nhân chuyển nặng và tử vong không cao.
Theo các chuyên gia, để quyết định F0, F1 đi làm trong thời gian cách ly, việc đầu tiên cần xem xét nguyện vọng tham gia làm việc của F0, F1 và nên áp dụng linh hoạt theo từng cấp độ dịch, vùng dịch.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế lưu ý, các F0 cần nâng cao ý thức cá nhân phòng dịch, tuân thủ quy định 5K để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Cơ quan sử dụng lao đồng cần tạo điều kiện cho F0 tránh tiếp xúc với người khác; bảo đảm phòng riêng không lây nhiễm… F0 không triệu chứng cần phải thông báo với cơ quan, người chung quanh mình là F0 để mọi người có biện pháp phòng ngừa.
Với các F1 cũng không được chủ quan, cần theo dõi sức khỏe bản thân và thực hiện 5K, xét nghiệm sau 5-7 ngày theo quy định của Bộ Y tế; không tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm nguy cơ cao (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai).
Một số chuyên gia cũng đề xuất không cần cách ly đối với F1, vì thực tế hiện nay cho thấy, biến chủng Omicron có tốc độ lây nhiễm nhanh, thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với các biến thể trước đó, chỉ khoảng 3 ngày. Điều này dẫn đến số F0, F1 ở Việt Nam số tăng đột biến. Với trung bình trên 164.000 ca mắc mỗi ngày (tính từ ngày 14-20/3), việc cách ly số lượng F0, F1 lớn như vậy tất yếu dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động.
Trong khi đó, theo Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê, có đến gần 99% số ca mắc được điều trị tại nhà. Đây là những F0 không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ.
Cũng theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Nội – địa phương hiện đang dẫn đầu cả nước về số ca mắc hàng ngày cũng như tổng số ca mắc (Tổng số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội tính đến ngày 20/3 là 1.170.170 ca), số ca mắc COVID-19 phải nhập viện ở Hà Nội chiếm khoảng 0,8% tổng số ca đang điều trị, theo dõi trên toàn thành phố.
Các con số cho thấy, việc cách ly F0, F1 không triệu chứng sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực trong khi những F1 và F0 không triệu chứng vẫn làm việc được.
Các chuyên gia y tế yêu cầu, F0, F1 được cơ quan cho đi làm cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh như tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc 5K. Ngoài ra, những trường hợp này cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để có biện pháp điều trị phù hợp.
Thích ứng linh hoạt - mở cửa an toàn
Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, vi-rút SARS-CoV-2 sẽ còn tạo ra các biến thể mới, với tốc độ lây lan nhanh chóng.
Do vậy, để có thể khôi phục và phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới, yêu cầu đặt ra cho các địa phương lúc này là tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hội thảo phát triển du lịch Thanh Hóa trước thời cơ và thách thức (tháng 1-2021).
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, song Thanh Hóa cũng đang có nhiều điều kiện thuận lợi để khôi phục hoạt động du lịch. Đặc biệt, trong 2 năm 2020 và 2021, tỉnh ta đã thu hút được nhiều dự án đầu tư du lịch quan trọng. Trong đó phải kể đến dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn, Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En, Khu đô thị nghỉ dưỡng khoáng nóng tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương (đều thuộc Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời); Khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại xã Quảng Nham (Công ty CP ORG); Flamingo Linh Trường Khu B (Công ty CP Flamingo Holding Group)... Các dự án trên nếu triển khai đúng tiến độ cam kết, thì từ cuối năm 2023 sẽ dần hình thành các sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao, thu hút mạnh khách du lịch kể cả phân khúc khách du lịch quốc tế và khách nội địa có thu nhập cao.
Năm 2022, tỉnh ta phấn đấu đạt 10 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt 17.920 tỷ đồng. Để hiện thực hóa mục tiêu trên, tỉnh đã và đang chủ động chuẩn bị các điều kiện với phương châm "an toàn đến đâu mở cửa đến đó, mở cửa phải an toàn" và vừa làm vừa hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tích cực tham mưu cho tỉnh ưu tiên bố trí và huy động các nguồn lực triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16-1-2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025; rà soát, bổ sung các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh (Sầm Sơn, Hàm Rồng, Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Bến En và Pù Luông) vào danh mục khu du lịch quốc gia, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó, sở đã tham mưu các giải pháp mạnh mẽ, đột phá để khôi phục nhanh du lịch trong trạng thái bình thường mới. Trong đó, đặc biệt chú trọng triển khai thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa; định hướng các doanh nghiệp du lịch hình thành liên minh kích cầu với tiêu chí "Tăng tối đa chất lượng, giảm tối đa giá thành" và cung cấp nhiều dịch vụ hấp dẫn dành cho du khách. Tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng bộ nhận diện du lịch; triển khai chiến dịch xây dựng "Thanh Hóa - điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn". Đổi mới cách thức, nội dung theo hướng chuyên nghiệp và thị trường mục tiêu; lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm trọng tâm; đẩy nhanh chuyển đổi số ứng dụng công nghệ trong quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch Thanh Hóa.
Ngoài ra, sở cũng tập trung đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với xu hướng và thị trường du lịch. Trong đó, chú trọng phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái cộng đồng và du lịch di sản văn hóa, tâm linh. Tích cực phối hợp với các ngành đồng hành, hỗ trợ, giải quyết nhanh chóng vướng mắc, khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư du lịch. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến cơ sở; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh đầu tư vào du lịch Thanh Hóa. Phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, chất lượng cao; tăng dần tỷ trọng lao động qua đào tạo; trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về quản lý du lịch gắn với nội dung ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và lãnh đạo các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Phối hợp với các cấp, các ngành, tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh huy động và tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật như các dự án giao thông kết nối các trọng điểm du lịch trong và ngoài tỉnh; các dự án phục hồi, tôn tạo di tích văn hóa lịch sử; các dự án đầu tư kinh doanh du lịch... tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.
Đặc biệt, Sở VHTT&DL cũng đã tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với lãnh đạo Tổng cục Du lịch và các vụ, viện chuyên môn của Tổng cục Du lịch; từ đó, đề xuất, kiến nghị về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch Thanh Hóa trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Tại buổi làm việc, lãnh đạo Tổng cục Du lịch đặc biệt chú trọng giải pháp đưa du lịch Thanh Hóa vào các đề án, chương trình, nhiệm vụ trọng tâm phát triển du lịch thuộc các khu vực động lực, các vùng trọng điểm du lịch của cả nước, phù hợp với Nghị quyết 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ Thanh Hóa thực hiện các chương trình phục hồi kinh tế sau COVID-19 như chuyển đổi số, truyền thông và xúc tiến du lịch; đào tạo, đào tạo lại nghề du lịch...
Trước yêu cầu phát triển du lịch trong trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh", Sở VHTT&DL đã và đang tiếp tục quán triệt, bảo đảm tuyệt đối an toàn tại điểm đến và an toàn cho khách du lịch. Theo đó, bên cạnh việc cập nhật thường xuyên, kịp thời tình hình dịch bệnh; tổ chức quán triệt, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch thực hiện nghiêm túc, triệt để, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định; ngành cũng đang nhanh chóng hoàn thiện và ban hành bộ tiêu chí an toàn đối với khách du lịch, các khu, điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra và công nhận các khu, điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch "Bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19" và được phép đón tiếp, phục vụ khách du lịch; công bố công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyền thông danh sách các khu, điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch được công nhận bảo đảm an toàn đón tiếp, phục vụ du khách; xây dựng và công bố các "tuyến du lịch xanh" để chào bán, thu hút khách du lịch. Tích cực triển khai chương trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển du lịch. Cụ thể là triển khai các sản phẩm thực tế ảo, thực tế tăng cường tại các khu, điểm du lịch; khẩn trương thực hiện dự án Cổng thông tin điện tử về du lịch và ứng dụng du lịch thông tin trên thiết bị di động tại tỉnh Thanh Hóa; nghiên cứu cập nhật, số hóa dữ liệu du lịch Thanh Hóa phục vụ công tác tuyên truyền trên không gian mạng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo y tế điện tử thông qua mã QR Code; đăng ký điểm đến, dịch vụ an toàn trên bản đồ ứng dụng "Du lịch Việt Nam an toàn".
TP Hồ Chí Minh tăng tốc sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nhâm Dần Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị các doanh nghiệp, hệ thống phân phối cần tập trung tăng tốc sản xuất, kích hoạt các phương án cung ứng hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nhâm Dần 2022. TP Hồ Chí Minh tăng tốc kích hoạt, kết nối các đơn vị, doanh nghiệp, nhà phân phối,...