F0 điều trị tại nhà, rác thải cần được xử lý như thế nào?
Quá trình thu gom, xử lý chất thải của các F0 điều trị tại nhà được khuyến cáo phải thực hiện đúng cách.
Theo tài liệu hướng dẫn chăm sóc F0 điều trị tại nhà của Bộ Y tế, quá trình thu gom, xử lý chất thải phải được thực hiện đúng cách.
Theo đó, F0 nên có một bộ đồ ăn riêng, tốt nhất là dùng dụng cụ dùng một lần, rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng, nên tự rửa bát ở phòng riêng. Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ, thì người chăm sóc phải mang găng khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa.
Sau khi rửa, bát đĩa và đồ dùng ăn uống của người nhiễm để ở vị trí riêng, tốt nhất là để trong phòng người nhiễm.
Với đồ vải, nếu có thể, F0 nên tự giặt quần áo của mình. Nếu không, người chăm sóc phải đeo găng tay khi xử lý đồ vải của F0.
Đối với rác thải, bên trong phòng cách ly của người nhiễm Covid-19 phải có thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi nylon bên trong. Toàn bộ rác thải buộc phải có nhãn dán “Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2″, được thu gom, xử lý hàng ngày hoặc khi thùng rác đầy.
Người xử lý rác thải phải đeo găng tay, thải bỏ găng tay và rửa tay ngay sau khi xử lý xong.
Nhân viên y tế gom rác từ khu cách ly, bệnh viện dã chiến ở TP.HCM (Ảnh: Tứ Quý)
Công tác vận chuyển chất thải từ nhà có F0 do đơn vị duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn phối hợp với Tổ Covid-19 cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn. Phương tiện vận chuyển cơ động (thùng 240 lít, thùng 660 lít, xe gắn máy, xe chuyên dụng…) bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.
Rác thải sau đó được vận chuyển đến điểm lưu giữ chất thải lây nhiễm (có sẵn) tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn hoặc các Trạm Y tế lưu động, các khu lưu giữ tạm thời chất thải lây nhiễm do địa phương bố trí trên địa bàn.
Việc vận chuyển chất thải từ các điểm lưu giữ tạm thời đến cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại do địa phương bố trí, thực hiện bằng xe chuyên dụng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép.
Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ ra ngoài. Các thùng đựng, phương tiện vận chuyển chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn bằng dung dịch khử trùng có chứa 0,5% Clo hoạt tính ngay sau khi sử dụng.
Người trực tiếp tham gia thu gom, vận chuyển cần đeo khẩu trang y tế và mặc đồ bảo hộ y tế trong quá trình thu gom, vận chuyển; rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
Chất thải lây nhiễm thu gom được xử lý bằng phương pháp thiêu hủy hoặc phương pháp hấp… đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép (ưu tiên lựa chọn phương pháp thiêu hủy để xử lý triệt để chất thải lây nhiễm, hạn chế diện tích phải chôn lấp).
Tin tức Covid-19 TP.HCM sáng 22.1: Triển khai thần tốc tiêm vắc xin mũi 3
Phó chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu tập trung chỉ đạo, triển khai thần tốc, thần tốc hơn nữa trong việc tổ chức việc tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và mũi 2 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi.
Ngày 21.1, Bộ Y tế công bố TP.HCM có 248 ca mắc Covid-19 mới. Như vậy, trong 8 ngày liên tiếp, số ca mắc Covid-19 mới tại TP.HCM là dưới 500. Bên cạnh đó, ngày 21.1, TP.HCM có 9 bệnh nhân Covid-19 tử vong, trong đó có 1 ca chuyển đến từ Long An.
Diễn tiến ca mắc Covid-19 mỗi ngày tại TP.HCM. Ảnh CỔNG THÔNG TIN COVID-19
Đến thời điểm hiện tại, TP.HCM đang cách ly, chăm sóc và điều trị tổng cộng 12.500 bệnh nhân Covid-19. Trong đó có 2.865 ca đang điều trị tầng 2, tầng 3; 210 ca đang cách ly tập trung và 9.425 ca cách ly tại nhà.
TP.HCM hiện cũng đã tiêm được 19,6 triệu liều vắc xin Covid-19, bao gồm 1,39 triệu liều cho trẻ từ 12 - 17 tuổi. Trong số này, mũi 1 là hơn 8 triệu, mũi 2 là 7,2 triệu và mũi 3 là 4,3 triệu.
Ngày 21.1, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện và Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC) đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân trên địa bàn.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu tập trung chỉ đạo, triển khai "thần tốc" và "thần tốc hơn nữa" trong việc tổ chức việc tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và mũi 2 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. Việc tổ chức tiêm phải đảm bảo an toàn, thuận lợi cho những người có nguy cơ cao, trong trường hợp cần thiết phải tổ chức các đội tiêm lưu động để tiếp cận, vận động và tiêm phủ cho nhóm người yếu thế và người có nguy cơ cao.
Covid-19 sáng 22.1: Cả nước 2.110.737 ca | Bảo vệ sức khỏe người dân hậu Covid-19
Hiện tại TP.HCM còn khoảng 240.000 liều vắc xin Covid-19, trong đó 40.000 liều AstraZeneca, 3.200 liều Vero Cell, 63.000 liều Moderna và 135.000 liều Pfizer.
Chỉ 1,2% F0 tại Hà Nội diễn biến nặng, nguy kịch Dù số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội tăng cao trong thời gian qua, nhiều ngày thậm chí vượt TP.HCM, tỷ lệ người diễn biến nặng của thành phố ở mức thấp. Theo thống kê của Bộ Y tế tối 20/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 1.612 F0 tại Hà Nội, tăng 207 F0 so với ngày...