F0 cộng đồng tăng, Hà Nội cho phép dừng dịch vụ ăn uống theo cấp độ
Trên cơ sở đánh giá cấp độ dịch ở quy mô cấp xã, phường… Hà Nội cho phép chính quyền sở tại hạn chế/dừng hoạt động các dịch vụ không thiết yếu trên địa bàn tùy theo cấp độ dịch.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4358/UBND-KGVX về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo phương châm “4 tại chỗ”.
Nội dung văn bản thể hiện, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố trong những ngày gần đây có diễn biến rất phức tạp, với số lượng mắc mới ngoài cộng đồng tiếp tục tăng cao.
Tùy theo cấp độ dịch, chính quyền sở tại có thể hạn chế/dừng hoạt động các dịch vụ không thiết yếu trên địa bàn, bao gồm: các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các hoạt động, sự kiện tập trung đông người… (Ảnh minh họa).
UBND thành phố đề nghị UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn khẩn trương triển khai trạm y tế lưu động để thu dung, cách ly, quản lý, theo dõi, điều trị F0 tại nhà và tại các cơ sở thu dung theo văn bản có liên quan.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Hà Nội đề nghị các địa phương thành lập Tổ hỗ trợ theo dõi người mắc Covid-19 tại nhà để hỗ trợ cho các trạm y tế lưu động, gồm các lực lượng tình nguyện của phụ nữ, đoàn Thanh niên, sinh viên, giáo viên… (tuổi dưới 50, đã được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19)
Các lực lượng này sẽ thực hiện nhiệm vụ: Tiếp nhận thông tin từ người mắc Covid-19 tại nhà theo quy định; lấy mẫu xét nghiệm, hướng dẫn các biện pháp thực hiện cách ly tại nhà, ghi chép các thông tin nhận được từ người cách ly tại nhà; thông báo ngay cho cán bộ y tế của trạm y tế lưu động và các nhiệm vụ khác được giao; được hưởng các chế độ phòng, chống dịch theo quy định từ nguồn ngân sách địa phương theo phương châm “4 tại chỗ”.
Đối với trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã sẽ chịu trách nhiệm tập huấn, hướng dẫn cho tổ hỗ trợ theo dõi người mắc Covid-19 tại nhà để theo dõi sức khỏe cho F0 tại nhà.
UBND TP Hà Nội cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, tiếp tục triển khai có hiệu quả việc cách ly tại nhà cho đối tượng tiếp xúc gần (F1) theo hướng dẫn của thành phố và theo Công văn số 5599/BYT-MT của Bộ Y tế.
Đặc biệt, các địa phương cũng căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP và Quyết định số 4800/QĐ-BYT để đánh giá cấp độ dịch tại địa phương trên quy mô xã, phường, thị trấn và nhỏ nhất có thể để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp hành chính phù hợp bảo đảm công tác phòng, chống dịch theo từng cấp độ.
Biện pháp hành chính phù hợp bao gồm cả việc hạn chế/dừng hoạt động các dịch vụ không thiết yếu trên địa bàn tùy theo cấp độ dịch (như các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các hoạt động, sự kiện tập trung đông người…).
Đà Nẵng bắt đầu thí điểm điều trị F0 tại nhà từ tháng 12
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng đã thống nhất triển khai thí điểm cách ly, chăm sóc, điều trị người mắc Covid-19 tại nhà/nơi lưu trú trong tháng 12 này.
Ngày 29/11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng đã có văn bản thống nhất chủ trương theo đề xuất của Sở Y tế về việc triển khai thí điểm cách ly, chăm sóc, điều trị người mắc Covid-19 (F0) tại nhà/nơi lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong tháng 12 này.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng giao Sở Y tế chủ trì ban hành hướng dẫn tạm thời cách ly, chăm sóc, điều trị người mắc Covid-19 tại nhà/nơi lưu trú.
Đà Nẵng sẽ triển khai thí điểm cách ly, chăm sóc, điều trị người mắc Covid-19 tại nhà/nơi lưu trú trên địa bàn thành phố trong tháng 12 này (Ảnh: Khánh Hồng).
Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, Công an thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai hiệu quả công tác thí điểm cách ly, chăm sóc, điều trị người mắc Covid-19 tại nhà/nơi lưu trú.
Đồng thời, tiếp tục phổ biến, tập huấn đối với các cơ quan, đơn vị liên quan; khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Sổ tay Cách ly, điều trị người mắc Covid-19 tại nhà...
Chủ trì sơ kết kết quả triển khai thí điểm, báo cáo, tham mưu Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định triển khai rộng rãi cách ly, điều trị người mắc Covid-19 tại nhà/nơi lưu trú trên địa bàn thành phố phù hợp với năng lực đáp ứng và tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng giao Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục phối hợp với Sở Y tế, UBND các quận, huyện triển khai hiệu quả công tác quản lý, giám sát, theo dõi sức khỏe các trường hợp mắc Covid-19 đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà/nơi lưu trú bằng Ứng dụng Hỗ trợ người cách ly và các ứng dụng khác...
Giao UBND các quận, huyện chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan quản lý các trường hợp mắc Covid-19 đủ điều kiện thực hiện cách ly, điều trị tại nhà trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, hướng dẫn người thực hiện cách ly, điều trị tại nhà, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 và theo dõi, chăm sóc sức khỏe theo quy định.
Liên quan đến vấn đề này, bà Trần Thanh Thủy - Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng - cho biết, ngành y tế thành phố đã sẵn sàng hỗ trợ các quận, huyện thành lập Trạm y tế lưu động tại tuyến xã, phường và sẵn sàng phương án hỗ trợ F0 cách ly, điều trị tại nhà.
Trong ngày 29/11, Đà Nẵng ghi nhận 65 ca mắc Covid-19, trong đó có 12 ca cách ly tập trung, 24 ca cách ly tại nhà, 14 ca trong khu phong tỏa, 4 ca tại chốt kiểm soát dịch bệnh và 11 ca chưa cách ly.
Vì sao số ca F0 tăng cao? Từ đầu tháng 11 tới nay, số ca mắc mới trên cả nước đang có dấu hiệu leo thang và thậm chí cao hơn cả trước đây. Cụ thể, ngày 1.11 cả nước ghi nhận 5.595 ca mắc mới, thì tới chiều 28.11, số ca mắc mới là 12.928 ca trong nước tại 57 tỉnh, thành; riêng TP.HCM có 1.454 ca. Điều trị...