F0 có triệu chứng nhẹ, 1 tháng sau bị chẩn đoán tổn thương phổi
Đến thời điểm sau nhiễm Covid gần 1 tháng, bệnh nhân xuất hiện hụt hơi khi nói câu dài và cảm thấy khó thở khi đi lại nhanh.
Ai dễ mắc di chứng sau khi khỏi Covid-19
Nhiều bệnh nhân sau nhiễm Covid-19 mặc dù được xác định là khỏi bệnh nhưng các triệu chứng vẫn còn tồn tại dai dẳng, thậm chí xuất hiện các triệu chứng mới liên quan hậu Covid-19.
Anh Nguyễn Hải A. (36 tuổi, Hà Nội) nhiễm Covid-19 từ 12/1/2022 và được xác định khỏi vào ngày 21/1/2022. Trong giai đoạn nhiễm Covid -19 cấp, anh chỉ có biểu hiện nhẹ là chảy dịch mũi và đau mỏi người.
Đến thời điểm sau nhiễm Covid gần 1 tháng, anh xuất hiện hụt hơi khi nói câu dài và cảm thấy khó thở khi đi lại nhanh.
Anh đã đến khám tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai. Qua thăm khám, chụp phim và đánh giá chức năng hô hấp, anh được chẩn đoán tổn thương phổi kẽ, khả năng liên quan đến Covid-19 có rối loạn thông khí hạn chế. Ngoài việc được kê thuốc điều trị, bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn tập thở và tập vận động để phục hồi chức năng hô hấp và thể lực.
Theo BS Nguyễn Thanh Thủy, Bệnh viện Bạch Mai, đối với người trẻ không có triệu chứng khi nhiễm bệnh vẫn có thể mắc hội chứng hậu Covid-19. Vì vậy, việc theo dõi sát các biểu hiện bất thường của bản thân là việc cần thiết, không nên chủ quan.
Video đang HOT
Từ sau Tết Nguyên Đán đến nay, số bệnh nhân mắc Covid-19 tăng lên nhanh. Phần lớn các bệnh nhân được theo dõi điều trị khỏi bệnh, tuy nhiên có rất nhiều F0 sau khi khỏi Covid-19 có các triệu chứng kéo dài vài tuần tới vài tháng, một số trường hợp để lại di chứng nặng nề.
Các triệu chứng hay gặp sau nhiễm Covid-19 biểu hiện ở đa cơ quan, trong đó các biểu hiện về hô hấp là phổ biến. Một số nghiên cứu cho thấy, ho khan kéo dài, hụt hơi, khó thở là những triệu chứng dai dẳng và phổ biến, gặp từ 42 – 66% trong vòng 3 tháng sau nhiễm Covid-19. Ngoài ra, sau giai đoạn Covid-19 cấp tính, 25% số bệnh nhân giảm hoạt động thể lực.
50-60% F0 sau nhiễm Covid-19 có triệu chứng hô hấp kéo dài, đến khám được chụp Xquang hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực thấy có tổn thương. Những tổn thương hay gặp nhất là hình kính mờ, xơ hóa phổi, viêm phổi tổ chức, dày các vách liên tiểu thùy, khí phế thũng…
Những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc hội chứng hậu Covid-19 bao gồm những người trên 60 tuổi, có các bệnh lý nền kèm theo như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, bệnh thận mạn tính, bệnh gan mạn tính, bệnh máu mạn tính, ung thư, suy giảm miễn dịch…. Ngoài ra, những người bệnh có chỉ định liệu pháp oxy tại nhà, đặc biệt là nhóm người bệnh nặng phải hỗ trợ thở máy trong thời gian bị nhiễm Covid-19 và những người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 cơ bản cũng dễ mắc hậu Covid.
Cách phòng di chứng hậu Covid
PGS.TS Phan Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, “Hội chứng Covid-19 kéo dài” hay “Hội chứng hậu Covid-19″ biểu hiện đa dạng và có thể gặp các triệu chứng ở nhiều cơ quan.
Ngoài các triệu chứng hô hấp như ho khan kéo dài, ho khạc đờm, đau họng, hụt hơi, khó thở, đau tức ngực, người bệnh có thể có biểu hiện về tiêu hóa gồm buồn nôn, nôn, đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa. Về sức khỏe tâm thần, người bệnh có thể thấy mệt mỏi kéo dài, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, lo lắng, giảm tập trung, rối loạn cảm xúc; biểu hiện về thần kinh gồm đau đầu, chóng mặt, mất vị giác, mất khứu giác, giảm trí nhớ (sương mù não)…
Các nhóm triệu chứng bất thường theo chuyên khoa cần được thăm khám và đánh giá về mức độ, đồng thời cần loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác, trước khi kết luận thuộc hội chứng hậu Covid.
PGS.TS Phan Thu Phương cũng cho biết, để dự phòng di chứng hậu Covid-19, việc đầu tiên quan trọng là tiêm vắc xin để phòng nhiễm bệnh. Thứ hai, khi không may nhiễm bệnh trở thành F0, người bệnh cần tuân thủ khai báo y tế tại địa phương để được quản lý và phân tầng với các mức độ từ không triệu chứng đến mức độ nhẹ, trung bình và nặng.
Người bệnh theo dõi sức khỏe nếu phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu như khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít; nhịp thở ở người lớn 20 lần/phút; SpO2 96%; mạch nhanh> 120 nhịp/phút hoặc
Thứ ba, khi có bất kỳ bất thường nào về sức khỏe sau khi nhiễm Covid-19, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám hoặc liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ tư vấn, nhằm phát hiện sớm các di chứng, biến chứng, bệnh lý mắc phải.
Ca mổ cứu mẹ con sản phụ mắc Covid-19 thoát cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'
Diễn tiến nặng sau mắc Covid-19, nguy cơ thiếu hụt oxy đẩy chị G. và em bé chưa chào đời vào tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc", tiên lượng tử vong cao.
Đang mang thai ở tuần thứ 34, chị L.T.G. (26 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) bất ngờ nhận tin mắc Covid-19. Ngày 5/12, sản phụ được đưa tới Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 C2, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang với các triệu chứng ho khan, khó thở khi gắng sức vận động, không phù, không sốt. Dù chưa có nhiều dấu hiệu nguy hiểm, các bác sĩ vẫn tiên lượng đây là ca bệnh phức tạp, có nguy cơ diễn biến nhanh do bệnh nhân chưa được tiêm vắc xin Covid-19.
Chỉ vài ngày sau đó, sản phụ tiến triển nặng dần. Chị G. ho nhiều hơn, khó thở tăng lên ngay cả lúc nghỉ ngơi. Kết quả chụp X quang phổi cho thấy tổn thương phổi tăng dần, xét nghiệm máu báo hiệu chỉ số bão Cytokine ở mức rất cao.
Phác đồ điều trị cho sản phụ lâp tức được điều chỉnh để phù hợp với trạng thái lâm sàng và cận lâm sàng. Bệnh nhân thường xuyên được các bác sĩ khoa Sản khám và siêu âm, kiểm tra đánh giá. Chỉ định sử dụng Corticoid và thuốc kháng virus Remdesivir cùng các biện pháp hỗ trợ hô hấp ban đầu được nâng cấp dần từ thở oxy kính, sang oxy mask rồi chuyển sang sử dụng oxy dòng cao HFNC.
Tuy nhiên, đáp ứng lâm sàng của sản phụ với các phương án điều trị không tốt, tổn thương phổi trở nên nghiêm trọng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ARDS xuất hiện cùng cơn bão Cytokine. Nguy cơ thiếu hụt oxy đẩy mẹ con sản phụ vào tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc", tiên lượng tử vong cao.
Trước tình hình nghiêm trọng, các bác sĩ trong khu điều trị trực tiếp đã hội chẩn với Tiểu ban điều trị Covid-19 bệnh viện, đồng thời tham khảo thêm ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực Sản Covid-19. Ban chỉ đạo nhanh chóng đưa ra quyết định phải mổ bắt con sớm, hy vọng cứu được cả mẹ lẫn con.
Ngay lập tức, hệ thống báo động đỏ được khởi động toàn viện, huy động bác sĩ Khoa Sản, Khoa Sơ sinh, Khoa Gây mê hồi sức và Khu điều trị Covid-19 C2 sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật.
Trong mổ, do sản phụ bị suy hô hấp nặng, phương án gây tê vùng tủy sống không còn khả thi, kíp bác sĩ bắt buộc phải tiến hành gây mê đặt ống nội khí quản, phối hợp với thuốc tăng co hỗ trợ. Để tránh tác dụng phụ của thuốc tới trẻ qua hàng rào nhau thai, quá trình bắt con chỉ diễn ra trong khoảng 1 phút.
Bé gái nặng khoảng 2,7 kg ra đời, được chuyển về khoa Sơ sinh và can thiệp thở máy không xâm nhập trong 2 ngày, sau đó thở oxy trong 1 ngày kèm chiếu đèn vàng da. Nhờ chăm sóc và điều trị tích cực, sức khỏe của bé cải thiện dần, được ra viện sau 1 tuần điều trị.
Về phía sản phụ, sau ca phẫu thuật, chị được chuyển về Khu điều trị Covid-19 C2. Kiểm tra phim X quang tại giường và chỉ số xét nghiệm bão Cytokine của sản phụ vẫn ở mức rất cao, nguy cơ tử vong rất lớn.
Để cứu sống bệnh nhân, bác sĩ tiến hành điều trị lọc máu hấp phụ liên tục, đồng thời hỗ trợ thở máy không xâm nhập theo chiến lược ARDS. Sau khoảng 4 ngày điều trị tích cực, do đáp ứng tốt với phác đồ điều trị, sản phụ được rút ống nội khí quản, chuyển thở oxy kính xen kẽ thở máy không xâm nhập.
3 ngày tiếp theo, tình trạng phổi cải thiện rõ rệt, sản phụ tiếp tục được chuyển sang thở oxy gọng. Đến ngày 28/12, cơ thể người bệnh đã phục hồi hoàn toàn, xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 nên được xuất viện, về đoàn tụ với gia đình.
Các bác sĩ khuyến cáo, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cho bé, các sản phụ nên chủ động tiêm vắc xin ngừa Covid-19 từ tuần thai thứ 13 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Nghiên cứu chỉ ra Omicron gây bệnh nhẹ vì ít tấn công phổi Một loạt nghiên cứu mới trên động vật thí nghiệm và mô người đang cung cấp các dữ liệu đầu tiên lý giải nguyên nhân biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn so với các biến thể trước của SARS-CoV-2. Các nghiên cứu trên chuột và chuột lang cho thấy Omicron gây nhiễm trùng ít nghiêm trọng hơn, tập trung chủ yếu ở...