F-35I không dám cất cánh thử độ nhạy của S-300
Dù nhiều lần tuyên bố dùng F-35I phá hủy S-300 của Syria nhưng hiện tại, tiêm kích tàng hình này của Israel không thể cất cánh.
Thông tin bất ngờ này được tờ Times of Israel dẫn nguồn tin quân sự từ Tel Aviv cho biết, toàn bộ tiêm kích F-35I của Không quân Israel tạm thời dừng mọi hoạt động, kể cả những chuyến bay gần Syria.
Mệnh lệnh được thực hiện sau thông cáo của Lầu Năm Góc đưa ra hôm 11.10.
Thông cáo nêu rõ, Mỹ đã quyết định ngừng bay toàn bộ phi đội máy bay tiêm kích đa năng tối tân F-35 của Mỹ và khuyên khách hàng trên toàn cầu cũng làm như vậy sau vụ tai nạn của chiếc F-35B ở bang Nam Carolina hồi tháng trước.
Tiêm kích F-35 phô diễn khả năng bay tầm thấp.
Giới chức Lầu Năm Góc cho biết các cuộc kiểm sẽ được tiến hành liên quan tới lỗi đường ống dẫn nhiên liệu trên F-35. Quyết định trên có hiệu lực đối với tất cả các biến thể của máy bay F-35, bao gồm cả F-35A của Không quân và F-35C của Hải quân.
Video đang HOT
Động thái trên diễn ra sau khi ngày 28.9 lần đầu tiên một chiến đấu cơ F-35 của Mỹ bị rơi tại bang Nam Carolina. Chiếc F-35 tàng hình đã bị rơi và bị phá hủy hoàn toàn trong lúc đang tham gia huấn luyện.
Cùng với thông tin trên, tờ Times of Israel cũng thừa nhận rằng, dù không có lệnh cấm bay thì F-35I cũng không dám mạo hiểm điều chiến đấu cơ đắt đỏ này xâm nhập không phận Syria khi biết chắc hệ thống S-300 ở đó đang sẵn sàng nhả đạn.
Nguyên nhân khiến Israel không dám liều lĩnh với số phận của F-35I được đánh giá có liên quan đến vụ việc chiến đấu cơ này bị lộ mật trên trang theo dõi máy bay FlightRadar24 (vốn không có khả năng phát hiện được máy bay tàng hình).
Dữ liệu trên FlightRadar24 hôm 23.7 cho thấy một tiêm kích tàng hình F-35I hoạt động trên không phận miền bắc Israel. Giới quân sự Israel đã đưa ra nhiều giả thuyết về việc chiếc F-35I này bị lộ dữ liệu hành trình bay, trong đó có thể có cả phần lỗi của viên phi công đã quên tắt bộ định vị của chiến đấu cơ tàng hình.
Số liệu trên trang FlightRadar24 cho thấy, chiếc tiêm kích F-35I sử dụng mã hiệu AF351F của Mỹ, cất cánh từ căn cứ không quân Nevatim, bay qua Dải Gaza rồi hướng ra biển.
Chiếc F-35I này đã bay dọc bờ biển với tốc độ tối đa 1.175 km/h, trước khi quần đảo trên bầu trời khu vực Haifa, gần biên giới Israel – Lebanon. Toàn bộ hành trình bay này kéo dài trong khoảng một giờ và đã được FlightRadar24 nắm rõ.
Dù nhiều lý do được Israel đưa ra để giải thích cho việc chiếc tiêm kích này bị lộ mật nhưng chúng không đủ xóa tan sự nghi ngờ về tính năng tàng hình thực của máy bay này. Chính vì vậy, việc cho F-35I đối mặt với S-300 tại Syria là một thách thức mà Israel khó có thể dám vượt qua.
Theo Hòa Bình (Báo Đất Việt)
Rơi thảm khi vừa "xung trận", Mỹ tạm cấm bay dàn siêu chiến đấu cơ F-35
Lầu Năm Góc quyết định tạm dừng hoạt động của loạt tiêm kích tối tân F-35 trên phạm vi toàn cầu sau vụ rơi thảm.
Tiêm kích F-35. Ảnh: AFP.
Dữ liệu sơ bộ từ một chiến đấu cơ F-35B của thủy quân lục chiến Mỹ đã bị phá hủy hoàn toàn trong vụ tai nạn ở Nam Carolina, Mỹ hồi tháng trước. Điều này cho thấy có khả năng có vấn đề với ống nhiên liệu, một quan chức Mỹ chia sẻ với AFP hôm 12.10.
Joe DellaVedova - phát ngôn viên của chương trình F-35 cho biết: "Mỹ và các đối tác quốc tế đã tạm thời ngừng hoạt động bay của F-35 trong khi doanh nghiệp kiểm tra tổng thể ống nhiên liệu trong động cơ của tất cả các máy bay F-35".
Các ống nhiên liệu nghi ngờ có vấn đề sẽ bị loại bỏ và thay thế. Khi các ống nhiên liệu đảm bảo được lắp đặt xong, các tiêm kích F-35 sẽ được đưa vào vận hành trở lại. Đợt kiểm tra dự kiến sẽ được hoàn tất trong vòng 24 đến 48 giờ.
Theo số liệu của Lầu Năm Góc, có 320 chiến đấu cơ F-35 đã được bàn giao trên phạm vi toàn cầu, phần lớn là cho Mỹ, ngoài ra còn có Israel và Anh cũng như các nước đối tác khác. Theo AP, vấn đề ống nhiên liệu của tiêm kích F-35 có nguy cơ ảnh hưởng đến hơn 250 máy bay thuộc sở hữu của Mỹ, cũng như gần 100 chiếc thuộc các quốc gia khác, trong đó có Anh. Khoảng một nửa số F-35 được cho là có ống nhiên liệu bị lỗi, trong đó có các máy bay thuộc sở hữu của không quân, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ.
Phía Anh cho hay, các biện pháp của Lầu Năm Góc không ảnh hưởng tới tất cả F-35 thuộc sở hữu. "Các chuyến bay thử F-35 từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đang tiếp tục và chương trình vẫn theo đúng tiến độ để cung cấp cho các lực lượng vũ trang của chúng tôi năng lực thay đổi thế trận" - phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh cho biết.
Quân đội Israel cho biết đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung và tiến hành các thử nghiệm với phiên bản F-35 mang tên F-35I.
Trước đó, ngày 28.9, một chiếc F-35 của thủy quân lục chiến Mỹ bị rơi ở Nam Carolina. Nhờ phóng ra kịp thời, phi công sống sót. Vụ việc xảy ra chỉ một ngày sau khi quân đội Mỹ lần đầu triển khai F-35 trong chiến đấu để tấn công các mục tiêu Taliban ở Afghanistan.
Ra mắt vào đầu những năm 1990, chương trình F-35 được coi là hệ thống vũ khí đắt giá nhất trong lịch sử Mỹ, với chi phí ước tính khoảng 400 tỷ USD và mục tiêu sản xuất 2.500 máy bay trong những năm tới. Khi chi phí dịch vụ và bảo trì F-35 được tính vào tuổi thọ của máy bay đến năm 2070, tổng chi phí chương trình dự kiến sẽ tăng lên 1,5 nghìn tỷ USD.
Dù có nhiều tính năng ưu việt nhưng chương trình F-35 đã nhiều lần xảy ra chậm trễ, giá thành vượt quá ngân sách cũng như nhiều thất bại, trong đó có vụ cháy năm 2014.
HẢI ANH
Theo LĐO
Tiêm kích Israel áp sát không phận Syria để thử S-300 Biên đội F-16 Israel xuất hiện trên bầu trời Lebanon sau khi phòng không Syria tiếp nhận hệ thống tên lửa S-300 của Nga. Các tiêm kích F-16 của Israel. Ảnh: JNS. 4 tiêm kích F-16 Israel ngày 8.10 hoạt động trong thời gian ngắn trên vùng trời gần thành phố Tripoli của Lebanon, quốc gia có chung biên giới với Syria, trước...