F-35B phô diễn tuyệt kỹ khiến Nhật Bản thay đổi quyết định
Việc Mỹ gấp rút cho F-35B hoàn thiện khả năng cất/hạ cánh trên tàu USS America trước khi triển khai đến Iwakuni có thể làm Nhật thay đổi quyết định mua F-35.
Theo đoạn video được công khai ngày 26/11, tàu đổ bộ USS America cùng 2 phi đội F-35B (với 12 chiếc) của 2 phi đội tiêm kích thuộc Thủy quân lục chiến (TQLC) số 121 và 122 đã thao diễn ngoài khơi Nam bang California vừa qua.
Được biết, đây là lần đầu tiên, TQLC Mỹ huy động số lượng tiêm kích F-35B nhiều như vậy cho một đợt huấn luyện.
Ngoài số F-35B, còn có 2 trực thăng MV-22B Osprey, 1 trực thăng UH-1Y Venom và 1 trực thăng AH-1Z Viper cùng tham gia diễn tập trên tàu America.
Hải quân Mỹ cho biết, những cuộc thao diễn này nhằm chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để Phi đoàn 121 có thể triển khai lần đầu tiên máy bay F-35B sang căn cứ Iwakuni ở Nhật Bản từ tháng 1/2017. Sau đó, số máy bay này sẽ biên chế trên tàu USS Wasp vào đầu năm 2018 ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Theo Kyodo, việc Mỹ triển khai F-35B tại Nhật khiến nước này đứng trước cơ hội để đánh giá năng lực thực sự của tiêm kích F-35B và có thể tác động đến quyết định mua sắm dòng chiến đấu cơ tàng hình F-35B.
Nguồn tin cho biết, trong những vũ khí thế hệ mới Mỹ triển khai tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ có thêm chiến đấu cơ F-35B. Máy bay chiến đấu tàng hình này được Mỹ dự tính tháng 1/2017 sẽ chính thức triển khai ở căn cứ Iwakuni của Quân đội Mỹ, thuộc tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản.
Trung tướng Jon M. Davis, phó chỉ huy hàng không của Thủy quân lục chiến Mỹ cũng cho biết, đơn vị đang huấn luyện để chuẩn bị cho triển khai F-35B ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thời gian tới. Theo kế hoạch, 10 máy bay chiến đấu F-35B sẽ triển khai ở căn cứ Iwakuni vào tháng 1/2017; 6 máy bay F-35B khác dự kiến sẽ điều đến căn cứ này vào tháng 7/2017.
Theo tài liệu đưa ra ở phiên điều trần của Sean Stackley cho thấy, F-35 mà Lực lượng Phòng vệ Trên không sử dụng và được lắp ráp ở Nhật Bản sẽ hoàn thành lắp ráp và công khai với bên ngoài vào tháng 11/2016.
Nhưng lô máy bay F-35 Nhật Bản đặt mua này thuộc phiên bản F-35A cất hạ cánh thông thường, trong khi đó, máy bay Mỹ triển khai ở căn cứ Iwakuni là phiên bản F-35B có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, biên chế cho lực lượng thủy quân lục chiến. Nó có thể sử dụng trên tàu chiến.
Những năm gần đây, Nhật Bản đã biên chế nhiều tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga và lớp Izumo, chúng có tất cả các đặc điểm của tàu sân bay hạng nhẹ. Chỉ có điều, do không có máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng thích hợp, chúng chỉ có thể chở máy bay trực thăng để thực hiện các nhiệm vụ thứ yếu như săn ngầm, vận chuyển lực lượng.
Video đang HOT
Sau khi máy bay chiến đấu F-35B triển khai ở Nhật Bản vào năm tới, Lực lượng Phòng vệ sẽ có thể trực tiếp trải nghiệm, tiến hành đánh giá kỹ các tính năng, đặc điểm của loại máy bay chiến đấu vốn chế tạo cho tàu sân bay hạng nhẹ và tàu tấn công đổ bộ này.
Thậm chí, Nhật Bản có thể điều chỉnh đơn đặt hàng tiếp theo mua 42 máy bay F-35A sang mua F-35B, từ đó nâng cấp 4 “tàu sân bay tiêu chuẩn” của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản thành tàu sân bay hạng nhẹ thực sự.
(Theo Đất Việt)
7 chương trình vũ khí tối tân bị hủy bỏ đáng tiếc của Mỹ
XM-25 từng được thử nghiệm trên chiến trường Afghanistan nhưng chương trình đã bị tạm hoãn sau khi một khẩu súng bất ngờ phát nổ...
Súng XM-29
Mặc dù súng trường tiến công M4 và M16 là những vũ khí tốt nhưng quân đội Mỹ đã vài lần tìm cách thay thế chúng.
Ứng viên hàng đầu là Chương trình Vũ khí chiến đấu cá nhân (OICW) XM-29. Đây là một vũ khí kết hợp giữa súng trường 5,56 mm và súng phóng lựu bắn đạn nổ trên không 20 mm. Chương trình XM-29 sau đó đã bị hủy bỏ do chi phí quá cao.
Súng phóng lựu thông minh XM-25
Sau khi chương trình XM-29 bị hủy bỏ, công nghệ bắn đạn nổ trên không đã được tách riêng, phát triển thành súng phóng lựu thông minh XM-25. Mẫu súng này đã được thử nghiệm tại chiến trường Afghanistan.
Tuy nhiên, năm 2013, một khẩu súng XM-25 bất ngờ phát nổ làm một binh sĩ bị thương, dẫn đến chương trình bị trì hoãn.
Về mặt kỹ thuật, XM-25 vẫn đang trong quá trình thử nghiệm nhưng chương trình đã bị đình chỉ sau sự cố. Một báo cáo thanh tra gần đây của quân đội Mỹ kêu gọi tiếp tục tài trợ kinh phí cho XM-25 để đưa vào sử dụng.
Trực thăng trinh sát vũ trang RAH-66 Comanche
Đây là một thiết kế hoàn hảo kết hợp giữa tính năng tàng hình và hỏa lực mạnh của pháo 20 mm, tên lửa Hellfire và Stinger. Tuy nhiên quá trình phát triển kéo dài quá lâu.
Hợp đồng được ký kết vào năm 1991 nhưng đến năm 2004 mới chỉ có 2 mẫu thử nghiệm được chế tạo. Vào thời điểm này, quân đội Mỹ phải bỏ qua chương trình trực thăng tàng hình để theo đuổi cuộc chiến chống khủng bố và nổi dậy trên toàn thế giới.
Trực thăng ARH-70 Arapaho
Arapaho được thiết kế để thay thế cho OH-58 Kiowa thực hiện nhiệm vụ do thám sau khi chương trình RAH-66 bị hủy bỏ.
Đây là phiên bản nâng cấp từ Bell 407 với động cơ mạnh hơn, bổ sung thêm cảm biến và vũ khí. Nó có khả năng triển khai nhanh chóng trên toàn thế giới bằng máy bay vận tải C-130.
Arapaho sở hữu khả năng cơ động cao cho phép nó lướt qua thành phố và lơ lửng gần các tòa nhà. Tuy nhiên, việc quân sự hóa Bell 407 không suôn sẻ như dự kiến. Sự chậm trễ và đội chi phí khiến chương trình chính thức bị hủy bỏ vào năm 2009.
Vũ khí laser YAL-1
YAL-1 từng dự định là vũ khí tối thượng để phá hủy tên lửa đạn đạo đối phương. Nó sẽ bay gần lãnh thổ đối phương, quan sát đối phương phóng tên lửa, khi tên lửa bay vào giai đoạn tăng cường, máy bay sẽ bắn 3 tia laser. Trong đó 2 tia dùng để thu thập và theo dõi mục tiêu, tia thứ 3 sẽ đốt cháy và phá hủy tên lửa.
Nhưng tia laser có phạm vi hạn chế, tức là máy bay phải tốn nhiều thời gian để bay gần biên giới đối phương mới có một phát bắn hiệu quả. May mắn thay, chương trình có thể được hồi sinh bằng một loại laser khác lắp trên máy bay tàng hình ở độ cao lớn.
Chương trình xe chiến đấu viễn chinh (EFV)
EFV cung cấp phạm vi, tốc độ, bọc giáp tốt hơn so với xe chiến đấu đổ bộ AAV-7 mà nó dự định thay thế. Xe được trang bị pháo tự động 30 mm, nó vượt qua nước bằng động cơ phản lực nước và di chuyển bằng bánh xích trên bộ.
Tuy nhiên, EFV gặp một số trục trặc trong quá trình thử nghiệm và sau đó trở thành nạn nhân của chương trình cắt giảm ngân sách quốc phòng năm 2011. Thủy quân lục chiến Mỹ đang vật lộn với việc làm thế nào để vận chuyển binh lính từ tàu vào bờ tốt nhất.
Hệ thống phòng không tầm trung SL-AMRAAM
SL-AMRAAM được thiết kế để bảo vệ quân đội trước các mối đe dọa từ máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và các vũ khí đường không khác. Nó là biến thể phóng từ mặt đất của tên lửa không đối không tầm trung AIM-120C-7.
Na Uy và Tây Ban Nha sử dụng hệ thống này với tên gọi NASAMS, nhưng quân đội Mỹ đã rút khỏi chương trình nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư cho pháo phản lực, tên lửa và các hệ thống cối thay thế. Một số khẩu đội NASAMS đã được sử dụng để bảo vệ Washington trước mối đe dọa từ tên lửa hành trình.
(Theo Soha News)
Trung Quốc bất ngờ loan tin Tư lệnh Hải quân ra Hoàng Sa, tuyên bố thông điệp "chiến tranh" Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) tối 25/11 đưa tin về hoạt động (phi pháp) của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi ở quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Đô đốc Ngô Thắng Lợi tham gia hoạt động tưởng niệm phi pháp trên đảo Quang Hòa của Việt Nam, được đài trung ương CCTV của...