F-35B lần đầu thực chiến Afghanistan: Mỹ múa gậy vườn hoang
F-35B của Mỹ chuẩn bị thực chiến lần đầu tiên ở Afghanistan, nơi phiến quân Taliban hay IS, hoặc al-Qaeda không hề có các hệ thống phòng không.
F-35B Mỹ thực chiến kiểu dạo chơi ở Afghanistan
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, máy bay ném bom chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35B của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên, sắp tới chúng sẽ được huy động tấn công các mục tiêu khủng bố ở đất nước Afghanistan.
Theo kênh truyền hình Mỹ CNN, dẫn nguồn từ Lầu Năm Góc cho biết, hiện tại, máy bay đang được vận chuyển trên tàu đổ bộ tấn công đa dụng lớp Wasp LHD-2 USS Essex. Con tàu này hiện đang di chuyển từ Vịnh Aden đến vịnh Ba Tư (Persian Gulf).
Trước đó, các phi công F-35B trên các tàu đổ bộ tấn công Mỹ trong khu vực Trung Đông đã thực hiện nhiệm vụ trinh sát tại Somalia và hiện diện ở đó với tư cách dự bị trong trường hợp quân đội Mỹ cần sự hỗ trợ của không quân, chứ thực sự họ chưa tham gia chiến đấu.
F-35 là máy bay ném bom chiến đấu đa năng thế hệ thứ 5 của Mỹ, được chế tạo bằng cách sử dụng công nghệ tàng hình. Ba phiên bản chính của máy bay đã được phát triển, bao gồm các phiên bản F-35A/B/C.
F-35A là phiên bản dành cho Không quân (cất, hạ cánh trên đường băng mặt đất thông thường); phiên bản cho Hải quân là F-35C (dùng trên tàu sân bay, cất cánh nhờ trợ lực máy phóng, hạ cánh nhờ trợ lực cáp hãm đà) và phiên bản giành cho Lực lượng đổ bộ viễn chinh (tức Thủy quân lục chiến) là F-35B, cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng.
Video đang HOT
Mỹ là nước biên chế những chiếc F-35 đầu tiên và hiện nay, một số đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Na Uy, Israel… đã nhận được các máy bay F-35A của Mỹ và đã đưa vào sử dụng.
Mặc dù biên chế đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên các máy bay F-35 của Mỹ mới được sử dụng trong thực chiến và họ cũng không phải là nước đầu tiên thực hiện các phi vụ chiến đấu trên dòng máy bay này. Nước sử dụng đầu tiên chính là đồng minh số 1 của Mỹ ở Trung Đông là Israel, với phiên bản có nhiều cải tiến riêng là F-35I Adir.
Nhiệm vụ của F-35B Mỹ ở Afghanistan nhẹ nhàng hơn nhiều so với F-35I Adir Israel ở Syria
F-35I Israel đối đầu phòng không mạnh Syria
Israel đã tung F-35I vào một chiến dịch không kích diễn ra chưa đầy một tháng sau khi nhận chúng từ Mỹ. Vào đêm ngày 12, rạng sáng ngày 13/1/2017, hai chiếc máy bay F-35I Adir của Israel đã thực hiện một phi vụ không kích vào hai mục tiêu ở Damascus.
2 chiếc F-35I của Israel đã đột kích vào lãnh thổ Syria, một chiếc tấn công khu vực sân bay quân sự Mezzeh, phụ cận thủ đô Damascus. Cùng thời điểm, một chiếc F-35I khác đã tấn công vùng núi gần dinh thự của Tổng thống Syria Bashar al-Assad trên núi Qassioun, phụ cận Damascus.
Sau đó, Israel còn thực hiện khá nhiều phi vụ không kích vào Syria mà người ta tìm thấy bằng chứng nghi ngờ là nước này đã sử dụng tiêm kích tàng hình F-35I Adir. Tuy nhiên, các vụ tấn công này không được Bộ Quốc phòng Israel xác nhận.
Gần đây nhất là vào rạng sáng ngày 30/4/2018, người ta nghi ngờ các máy bay F-35I của Israel đã thực hiện các phi vụ không kích vào lãnh thổ Syria từ không phận Lebanon.
Theo đó, người ta đã thu được từ hiện trường các mảnh vỡ của một loại vũ khí được cho là của bom liệng đường kính nhỏ (Small Diameter Bomb – SDB) loại GBU-39B, có khả năng dẫn đường tấn công chính xác; mà loại bom này chỉ có thể được ném từ máy bay F-35.
Có thể nói rằng, cho đến giờ phút này, đồng minh Israel vẫn là nước đầu tiên sử dụng F-35 trong thực tiễn chiến đấu, còn sắp tới “chủ nhà” Mỹ mới là nước thứ hai đưa F-35 vào thực chiến.
Tuy nhiên, khác với F-35I Adir được Israel tung vào chiến trường Syria, nơi quân của ông Assad sở hữu vô số hệ thống phòng không, gồm cả những loại hiện đại của Nga như Buk-M2E, Pantsir-S1…, với mật độ hỏa lực phòng không vô cùng lớn; còn F-3B của Mỹ được đưa vào chiến đấu đầu tiên ở Afghanistan, nơi các tổ chức khủng bố không hề có các hệ thống tên lửa phòng không, khiến F-35B có thể thỏa sức “múa gậy vườn hoang”.
Nhật Nam
Theo baodatviet
Đặc phái viên Nga: Afghanistan và Taliban sẽ hòa đàm ở Moscow
Ngày 22-9, đặc phái viên Tổng thống Nga về Afghanistan Zamir Kabulov cho biết, giới chức Kabul và đại diện nhóm phiến quân Taliban đã đạt được thỏa thuận về việc tổ chức hòa đàm tại Moscow, với sự tham gia của 12 quốc gia trong khu vực.
Các tay súng của Taliban tại Afghanistan
Ông Kabulov cho biết, ông mới trao đổi với Thứ trưởng Ngoại giao Afghanistan Nasir Ahmad Andisha thảo luận vấn đề trên và tiến hành các công tác chuẩn bị cho đàm phán.
Tuy nhiên, về phía Bộ Ngoại giao Afghanistan đã từ chối bình luận về thông tin trên và cho biết chưa có quyết định nào liên quan đến cuộc đàm phán tại Nga.
Bộ ngoại giao Afghanistan cũng cho biết, chính phủ đánh giá cao nỗ lực của mọi quốc gia nhằm đem lại hòa bình cho Afghanistan tuy nhiên mọi cuộc đàm phán sẽ chỉ có giá trị khi được lãnh đạo bởi người Afghanistan.
Phiến quân Taliban tại Afghanistan nhiều lần từ chối đàm phán với chính phủ Afghanistan vì cho rằng chính phủ này không hợp pháp đồng thời cho biết chỉ chấp nhận đàm phán với Mỹ.
Theo anninhthudo
Taliban xúc tiến đàm phán với Mỹ Phiến quân Taliban có kế hoạch cử một phái đoàn tới dự các cuộc đàm phán với giới chức Mỹ nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài ở Afghanistan trong 17 năm qua. Phát biểu với báo giới ngày 11/9, hai quan chức giấu tên có liên quan đến tiến trình hòa đàm cho biết các thủ lĩnh Taliban đang thảo luận...