F-35 vs Su-57: So sánh từ quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ
Dự thảo mới của ngân sách quốc phòng Mỹ, do Ủy ban về các lực lượng vũ trang Hạ viện Mỹ đệ trình cho thấy rõ rằng, các máy bay tiêm kích F-35 sẽ không được bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ. Nguyên nhân từ lâu đã được nêu ra, và đó là do Thổ Nhĩ Kỳ nảy sinh ý định mua của Nga các tổ hợp tên lửa phòng không S-400.
F-35 vs Su-57. Ảnh: Getty
Để dự thảo ngân sách với sự bổ sung này trở thành văn bản luật, cần phải được cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua. Nhưng có vẻ như lần này quyết định đã được đưa ra, và nó sẽ mang ý nghĩa tiêu cực đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Hạ viện Mỹ, nơi có phần lớn đại biểu là người của đảng Cộng hòa và Thượng viện Mỹ, nơi có phần lớn đại biểu là người của đảng Dân chủ, khá đồng thuận trong việc không để cho tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới của Nga tiếp cận thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.
Về việc tại sao sự xuất hiện của F-35 trên bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ lại gây bức bối với người Mỹ như vậy, có thể nói ngắn gọn thế này: Việc xuất hiện tổ hợp tên lửa phòng không Nga và tiêm kích tàng hình Mỹ trong tay một quốc gia sẽ giúp người Thổ xây dựng được một bức chân dung định vị radar hoàn toàn lý tưởng của F-35, thậm chí trong các điều kiện thời tiết, các địa hình, ở mọi khoảng cách… Và đó sẽ là bức chân dung được “chụp” bởi tổ hợp S-400, có nghĩa là không cần phải thích ứng trong tương lai với các hệ thống phòng không mới của Nga.
Đương nhiên, người Mỹ “ nóng mặt” do thông tin này có thể trở thành miếng mồi ngon đối với tình báo Nga. Nếu không, không thể lý giải được sự kiên định của người Mỹ khi đẩy đồng minh then chốt Thổ Nhĩ Kỳ (chỉ có Anh và Đức là đồng minh quan trọng hơn đối với Mỹ ở châu Âu) ra khỏi vòng tay của mình. Dường như, rủi ro đánh mất tất cả những bí mật của chiếc máy bay tấn công chủ lực, vừa mới thay thế các mẫu máy bay cũ hơn, là không thể chấp nhận được, khiến Washington sẵn sàng chặt đi một trong vô số chiếc xúc tu của mình.
Nhưng với người Mỹ mọi thứ ít nhiều cũng đã rõ. Điều đáng quan tâm hơn là quan điểm của chính Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như ý kiến của người dân đất nước này. Và đến đây, đúng là có nhiều thứ khá thú vị…
Video đang HOT
Trước tiên, cần phải lưu ý rằng ở Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều người khó chịu với quan điểm này của Washington. Không thể nói rằng xã hội đồng thuận, nhưng trên các diễn đàn của Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là những đánh giá mang tính tiêu cực về diễn biến tình hình. Cụ thể, nhiều người yêu cầu chính quyền từ bỏ F-35, cũng như dừng tham gia vào hoạt động sản xuất chiếc máy bay này. Nhiều bình luận yêu cầu Mỹ hoàn tiền mà Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ ra cho chương trình này.
Có nhiều bình luận ủng hộ việc ký kết hợp đồng với Nga. Hơn nữa, không ít người chỉ ra rằng F-35 không xứng tầm hào quang, và hoàn toàn có thể thay thế nó bằng một chiếc máy bay khác. Lấy ví dụ, Su-57 của Nga…
Rõ ràng những lời lẽ đầy cảm tính trên mạng xã hội sẽ không thể tác động lên quyết định của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, đó là ý kiến xã hội mà ông Erdogan, giới quân sự Thổ Nhĩ Kỳ, giới lãnh đạo các cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ phải cân nhắc, bằng cách này hay cách khác. Bởi thế, chúng ta không nên xem thường nó.
Vấn đề thực sự thú vị ở đây đó là câu hỏi về việc chiếc Su-57 của Nga có thật thay thế được F-35 của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ hay không. Và bản thân Nga có sẵn sàng cung cấp cho Ankara một trong những chiếc tiêm kích tiên tiến nhất của mình hay không, cũng là một câu hỏi không hề dễ trả lời…
Kh ô ng phải sinh đô i v à c ũ ng chẳng phải anh em
Nói một cách chính xác, Su-57 và F-35 không phải là đối thủ cạnh tranh và khó có lúc nào đó chúng sẽ trở thành sự thay thế đúng nghĩa của nhau. Chiếc máy bay Nga, theo những thông tin hiện có, được chế tạo để chiếm lĩnh ưu thế trên không. Không hẳn, nó cũng có thể triển khai tấn công trên bộ, nhưng đó không phải chức năng chính của nó.
Còn cỗ máy của người Mỹ, trước tiên, là máy bay tấn công, chức năng tiêm kích của nó phụ thuộc rất nhiều vào các hệ thống khác, trước tiên, của các máy bay cảnh báo sớm và tác chiến điện tử. Trong tình huống tối ưu, khi F-35 tiếp nhận được toàn bộ thông tin cần thiết về đối thủ từ các máy bay cảnh báo sớm và không cần bật hệ thống radar của mình, thì nó có thể biến thành chiếc tiêm kích đáng gờm. Và điều đó không có gì lạ: khả năng tàng hình giúp tiếp cận đối thủ mà không bị phát hiện, còn vũ khí tên lửa tốt sẽ chắc chắn bắn hạ được mục tiêu.
Nhưng một trong những vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ chính là quốc gia này không có đủ lượng máy bay cảnh báo sớm đúng nghĩa. Có nghĩa, F-35 của họ cần phải phối hợp hành động chặt chẽ với người Mỹ.
Từ đó cho thấy việc mua Su-57 đối với Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cờ không hề tồi chút nào, hơn nữa với những máy bay F-16 hiện có của mình, dưới sự yểm trợ của các máy bay Su của Nga, không quân có thể hoàn toàn thực hiện tốt nhiệm vụ tấn công trên bộ. Dù sao đi chăng nữa, điều này đúng với tất cả những kẻ thù tiềm tàng trong vùng của Thổ Nhĩ Kỳ, ngoại trừ Israel. Mặc dù đối với Tel-Aviv đây cũng là một thách thức nghiêm túc.
Có thể xem xét hoàn toàn mang tính giả định cả tình huống khi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua một vài chiếc Su-34 để đi kèm với Su-57. Đây là chiếc máy bay ném bom tiền phương rất mạnh mẽ, là cỗ máy đa năng – phụ thuộc vào vũ khí mang theo, nó có thể tấn công các mục tiêu đa dạng, từ hầm trú ẩn của khủng bố cho tới tàu sân bay. Ngoài ra, bán kính hoạt động rộng của chiếc máy bay ném bom Nga, so với F-16, biến nó gần như trở thành “máy bay ném bom chiến lược” đối với toàn bộ vùng Trung Đông. Điều đó có thể khiến Ankara quan tâm? Đương nhiên…
Có lẽ, nhiều người nghi ngờ vào lợi ích từ những bản hợp đồng này đối với Nga. Dù muốn hay không, bản thân Ankara đang cạnh tranh vai trò cường quốc khu vực, và điều này, trong bối cảnh nhất định, có thể dẫn tới sự đụng độ của Nga với Thổ Nhĩ Kỳ ở đâu đó trên biển Caspi hoặc Vùng Vịnh trong tương lai.
Tóm lại, Thổ Nhĩ Kỳ thừa biết mình đang làm gì. Coi quốc gia này là đồng minh của Moscow, nói một cách nhẹ nhàng, khá đáng ngờ. Nhưng mọi sự suy yếu xảy ra trong cộng đồng những quốc gia chống Nga, đều có lợi cho Moscow, dù có thể sẽ gặp phải rủi ro, dù có thể sẽ gặp phải những chậm chễ. Và con mèo vừa chạy ngang qua Washington và Ankara đúng là có màu trắng-xanh-đỏ (quốc kỳ Nga). Mặc dù, tất nhiên, trên thực tế nó là con mèo đen.
Đúng là một nghịch lý…
NAM HIẾU (Theo topwar.ru)
Theo ĐS&PL
Đối phó với các mối đe dọa, NATO sắp được toàn quyền sử dụng khí tài tối tân
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết các tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của Anh và các máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ sẽ sớm được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) toàn quyền sử dụng.
NATO sẽ sớm có thể sử dụng các tàu sân bay lớp Queen Elizabeth và các máy bay kích F-35 (ảnh). (Nguồn: Military)
Phát biểu với báo giới, bà May nói: "Tôi vui mừng được thông báo rằng, NATO sẽ sớm có thể sử dụng các tàu sân bay lớp Queen Elizabeth và các máy bay tiêm kích F-35 để hỗ trợ giải quyết các mối đe dọa trên khắp thế giới".
Trước đó cùng ngày Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mỹ Lockheed Martin thông báo, các máy bay F-35 - chương trình quân sự đồng thời là máy bay đắt đỏ nhất trong lịch sử - đã đạt được 200.000 giờ bay trong khắp các chiến dịch toàn cầu.
Cùng với mức chi phí gây choáng váng 1,5 nghìn tỷ USD, chương trình chế tạo máy bay F-35, cũng bị tất cả mọi người, từ các nhà phân tích quốc phòng tới đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump, chỉ trích vì có quá nhiều lỗi vặt và có nhiều sai lầm trong thiết kế khiến loại máy bay này gặp sự cố nhiều năm sau khi bắt đầu được triển khai trong các nhánh của quân đội Mỹ vào năm 2015.
Trong khi đó, tàu HMS Queen Elizabeth, có khả năng mang theo tới 60 chiếc máy bay, bắt đầu chạy thử nghiệm trên biển vào năm 2017.
Theo TG&VN
Phớt lờ tối hậu thư của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ quay qua nhờ Nga chuyện này Bất chấp việc Mỹ ra tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ về S-400, Ankara vẫn gửi các nhân viên quân sự đến Nga để được giúp đỡ vận hành hệ thống phòng không đỉnh nhất hiện nay. Thổ Nhĩ Kỳ đã cử các nhân viên quân sự đến Nga để học cách vận hành hệ thống tên lửa phòng không S-400, Bộ...