F-35 thử tên lửa khắc chế hệ thống TCĐT đối phương
Tiêm kích F35 của Mỹ vừa phóng thành công AIM9X thế hệ mới loại tên lửa không đối không có thể khắc chế hệ thống tác chiến điện tử của đối phương.
Thông tin này được trang Flightglobal dẫn nguồn tin từ Không quân Mỹ cho biết đây là lần đầu tiên chiến đấu cơ thế hệ 5 này thử nghiệm thành công với tên lửa AIM-9X thế hệ mới. Chiếc máy bay F-35 mang số hiệu AF-01 thuộc phi đoàn bay thử nghiệm số 461 đã bắn tên lửa tầm ngắn AIM-9X hôm 12/1 từ độ cao 1,8 km.
Thành công này đồng nghĩa với việc thúc đẩy quá trình tích hợp tên lửa AIM-9X vào tiêm kích F-35 phiên bản Block 3F sẽ ra mắt vào năm 2017. F-35 phiên bản Block 2B và 3i hiện nay chỉ được trang bị bom dẫn đường bằng vệ tinh và laser cùng tên lửa tầm trung AIM-120C.
Tiêm kích F-35 mang tên lửa AIM-9X.
Theo những thông tin được công khai, AIM-9X là thế hệ mới nhất của dòng tên lửa AIM-9 Sidewinder. Đây là sản phẩm của tập đoàn Raytheon. Quá trình nâng cấp AIM-9X bắt đầu từ cuối những năm 1980 nhằm đối phó với sự ra đời của tên lửa R-73 (AA-11 Archer) của Nga.
AIM-9X được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy kết hợp với vây lái ở mũi mang lại khả năng cơ động cao trong phạm vi hẹp. Phiên bản mới được trang bị cảm biến hồng ngoại tiên tiến với góc nhìn lên đến 90 độ. Cảm biến mới tương thích với hệ thống nhắm mục tiêu trên mũ bay phi công cho phép khóa mục tiêu bằng mắt nhìn.
AIM-9X bắt đầu được thử nghiệm vào năm 1999. Quá trình sản xuất loạt ban đầu tỷ lệ thấp vào năm 2000. Quân đội Mỹ bắt đầu đưa tên lửa vào sử dụng từ năm 2003. Một trong những tính năng “đỉnh” của AIM-9X là khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng nên phù hợp với các tiêm kích tàng hình có khoang vũ khí bên trong thân.
Ngoài ra, cảm biến mới còn có tính năng cho phép phi công chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất nên hiệu suất chiến đấu rất cao, do đó, mục tiêu rất khó trốn thoát nếu bị tên lửa này tấn công.
AIM-9X là tên lửa không đối không tầm ngắn chủ lực của Không quân Mỹ và các nước trong khối quân sự NATO. Tên lửa có chiều dài 3 m, đường kính 0,127 m, sải cánh 0,44 m, trọng lượng 85 kg, tầm bắn tối đa 35 km.
Video đang HOT
Tiêm kích tàng hình F-22 phóng tên lửa AIM-9X.
Tuy nhiên hiện Mỹ đang biến AIM-9X thành siêu tên lửa với phiên bản AIM-9X Block III. Với phiên bản mới này tầm tiêu diệt mục tiêu sẽ tăng lên khoảng 60% so với AIM-9X Block II (50-55 km so với 30-35 km). Nhờ vậy, hiệu quả điều khiển và chiến đấu của AIM-9X Block III cũng như phạm vi tác chiến của các tiêm kích cơ mang tên lửa này cũng được nâng cao.
Với tầm bắn này, AIM-9X Block III có thể thực hiện được các nhiệm vụ của AIM-120 AMRAAM các phiên bản cũ. Và trong một số trường hợp, AIM-9X Block III thậm chí còn vượt trội so với AMRAAM. Những ưu điểm mà tên lửa mới này có được là nhờ kiểu đầu đạn tự dẫn được trang bị cho nó.
Việc Mỹ phát triển phiên bản AIM-9X Block III được cho rằng xuất phát từ nguyên nhân các đối thủ của Mỹ đã trang bị cho máy bay của mình hệ thống tác chiến điện tử với DRFM (Digital Radio Frequency Memory – Bộ nhớ tần sô vô tuyến kỹ thuật số), các hệ thống này có chức năng vô hiệu hóa hoạt động của đầu đạn tự dẫn bằng radar trên các tên lửa điều khiển.
Tuy nhiên, đầu đạn tự dẫn bằng nhiệt của AIM-9X Block III sẽ miễn nhiễm đối với các hệ thống tác chiến điện tử như trên. Không khó để nhận ra rằng AIM-9X Block III là giải pháp tình thế để khỏa lấp các khe hở chiến thuật mà các tên lửa khác không đáp ứng được bằng cách hoàn thiện hóa phiên bản cũ ở một số bộ phận nhất định.
Tuy vậy, khi đi vào hoạt động, AIM-9X block III sẽ là một siêu tên lửa thế hệ 5 với đầu tự dẫn hồng ngoại cực nhạy và khả năng nhìn thấy mục tiêu ở góc rất rộng, và sẽ là một thách thức rất lớn cho các máy bay chiến đấu của đối phương.
Mỹ Đức
Theo_Báo Đất Việt
Buồng tra tấn thử thách sức chịu đựng của chiến đấu cơ Mỹ
Trước khi xuất xưởng, các chiến đấu cơ Mỹ đều phải trải qua những bài kiểm tra thời tiết vô cùng khắc nghiệt trong một phòng thí nghiệm đặc biệt.
Một chiến đấu cơ Mỹ bị thử thách trong điều kiện băng giá. Ảnh: Militarynews
Khi nước Mỹ vừa trải qua những ngày băng giá với những trận bão tuyết dữ dội, các quan chức Lầu Năm Góc có thể an tâm rằng phi đội chiến đấu cơ của mình trên đường băng vẫn có thể hoạt động tốt. Đó là vì những cỗ máy này trước khi được bàn giao cho quân đội đã phải trải qua một "buồng tra tấn" độc đáo của không quân: Phòng thí nghiệm Thời tiết McKinley.
Cơ sở thí nghiệm có diện tích hơn 5.000 mét vuông này được xây dựng từ năm 1947, trong một nỗ lực nhằm tiến hành các thí nghiệm kiểm tra khả năng chịu đựng mọi điều kiện thời tiết của các máy bay quân sự Mỹ. Cơ sở này được xây dựng tại căn cứ không quân Eglin, một trong những vùng ấm áp nhất của nước Mỹ, ngay bên cạnh thành phố biển nổi tiếng Destin của Florida.
Phòng thí nghiệm này được đặt tên theo người đã đề xuất xây dựng nó, đại tá Ashley McKinley. Suốt 50 năm đầu tiên sau khi ra đời, phòng thí nghiệm này là buồng cách nhiệt lớn trên thế giới, nơi kiểm nghiệm 300 mẫu máy bay khác nhau, từ máy bay ném bom B-29 cho tới F-22, F-16, cùng 2.000 loại khí tài, trang bị, đạn dược, phương tiện khác của quân đội.
Phòng thí nghiệm sắp bước sang tuổi 70 này cũng thường xuyên được cải tạo, nâng cấp để có thể thực hiện các bài kiểm tra khác nhau, từ khả năng sinh tồn của binh sĩ trong thời tiết lạnh giá, cho tới các ngưỡng chịu nhiệt của các khí tài quân sự.
Nhiệt độ bên trong phòng thí nghiệm McKinley có thể dao động từ -51 độ tới 71 độ C, nhờ các máy làm lạnh công nghiệp công suất lớn và các buồng đun dùng gas. Với nhiều thiết bị hiện đại khác, các kỹ sư có thể mô phỏng bất cứ điều kiện thời tiết nào, từ mưa gió và độ ẩm cực cao ở vùng nhiệt đới, bão bụi ở sa mạc cho đến băng giá, tuyết rơi ở vùng ôn đới.
Máy tạo tuyết kiểm nghiệm khả năng chịu nhiệt độ cực thấp của máy bay. Ảnh: Militarynews
Tùy thuộc vào các điều kiện thử nghiệm, các nhà sản xuất vũ khí Mỹ sẽ phải thuê phòng thí nghiệm này để kiểm nghiệm khả năng chịu đựng thời tiết của sản phẩm với giá 10.000-30.000 USD mỗi ngày. Mặc dù chi phí kiểm nghiệm cao, đây là bước không thể thiếu được để phát hiện các lỗi trên máy bay chiến đấu và phương tiện quân sự trước khi đem ra vận hành.
Các thử nghiệm tại đây có thể cho thấy động cơ máy bay có gặp nguy hiểm khi hút vào một chùm băng tuyết trong điều kiện rất lạnh, hay hệ thống điều khiển của chiến đấu cơ có gặp trục trặc trong thời tiết rất nóng hay không.
Những máy bay này sẽ thực hiện các hoạt động khác nhau, chẳng hạn như vận hành dưới luồng hơi cực nóng để kiểm tra hệ thống kiểm soát nhiệt độ và khả năng làm nguội của các bộ phận.
Kevin Cogan, kỹ sư cấp cao tại phòng thí nghiệm, giơ ra bức ảnh một chiếc tiêm kích F-16 phủ đầy băng giá cùng một cánh quạt động cơ bị cong khi bị "tra tấn" bằng băng tuyết nhân tạo. "Đó là lý do chúng tôi phải tiến hành những thí nghiệm này", Cogan nói.
Các máy bay chiến đấu hiện đại khác của Mỹ như tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35, Chim ăn thịt F-22 Raptor hay Chim ưng biển V-22 Osprey đều phải trải qua những cuộc kiểm tra thời tiết tương tự. Phòng thí nghiệm McKinley là nơi duy nhất họ có thể thực hiện những bài kiểm nghiệm này vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Bài kiểm tra khả năng chịu giá lạnh của chiến đấu cơ Mỹ. Ảnh: Militarynews
Các nhà sản xuất vũ khí nước ngoài cũng mang chiến đấu cơ của mình tới kiểm nghiệm ở McKinley, và các hãng sản xuất máy bay dân dụng cũng vậy. Trong 10 năm qua, các mẫu máy bay hiện đại như Boeing 787 Dreamliner hay Airbus A350 đều phải trải qua các màn "tra tấn" trong căn phòng khổng lồ này.
Ngoài phòng thử nghiệm chính, McKinley còn có các phòng nhỏ để thử nghiệm sức chịu đựng của các loại động cơ và các phương tiện quân sự như xe tăng, xe bọc thép, cùng khả năng hoạt động của các loại đạn dược trong điều kiện nhiệt độ khác nhau.
Theo các chuyên gia, những phòng thí nghiệm như McKinley đã giúp Mỹ duy trì vị thế là nhà sản xuất các hệ thống vũ khí đáng tin cậy nhất thế giới, có thể hoạt động một cách bền bỉ trong dải nhiệt độ và điều kiện thời tiết rộng.
Trí Dũng
Theo VNE
Anh nghi ngờ năng lực tấn công của tiêm kích F-35 Theo tờ The Daily Telegraph của Anh, dù pháo Gatling GAU22/A 25mm trên F35 có đơn giá 1 triệu USD/khẩu nhưng sức mạnh tấn công của chúng đang bị nghi ngờ. Pháo Gatling được gắn lên cánh trái của chiến đấu cơ F-35A, cho phép phi công có thể "tấn công không đối đất hoặc không đối không", nguồn tin dẫn thông báo...