F-35 Mỹ phải chịu thua trước PAK FA của Nga?
Theo trang Fiscal Times, chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện các hợp đồng sản xuất chiến đấu cơ F-35 Lightning II, bất chấp việc họ không biết chính xác khả năng đích thực của mẫu máy bay và liệu nó có dễ sử dụng hay không.
Theo một báo cáo của ông J. Michael Gilmore, giám đốc văn phòng đánh giá và thử nghiệm hoạt động của Bộ Quốc phòng Mỹ, ngày bắt đầu các cuộc thử nghiệm chiến đấu của F-35 đã phải lùi lại sau một năm, tức là sau tháng 8-2018.
Máy bay F-35 (trái) và PAK FA
Mỹ quyết định sản xuất khoảng 500 chiếc F-35 bất chấp việc Lầu Năm Góc cũng chưa thể xác định được những chi tiết cần phải thay đổi ở phiên bản gốc. Theo ông Gilmore, sự mơ hồ về những nâng cấp hoàn thiện F-35 có thể khiến chi phí của nó tăng lên rất nhiều và gây gánh nặng cho ngân sách quốc gia cũng như khiến nó khó xuất khẩu hơn.
Ban đầu, Mỹ thiết kế F-35 với mục tiêu tiết kiệm ngân sách bằng việc biến một chiếc máy bay có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ và sử dụng trong mọi binh chủng của quân đội. Tuy nhiên, tham vọng này đang biến thành thảm hoạ khi số tiền đầu tư đã lên tới 400 tỉ USD nhưng dự án vẫn chưa thể hoàn thành và còn gặp vô số lỗi kĩ thuật.
“Chiếc máy bay thế hệ thứ 5 thực thụ của Mỹ hiện nay chỉ có F-22, mặc dù nó cũng có nhiều tai tiếng về sự không an toàn và có chi phí rất cao. Lầu Năm Góc đang có khoảng 200 chiếc F-22 và đã ngừng sản xuất nó từ năm 2009. Điều này xảy ra một phần là do Mỹ nghĩ có thể sớm hoàn thành F-35″, ông Gilmore nhận định.
Cùng lúc đó, Nga sẽ tiếp tục thử nghiệm một vài chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 5 PAK FA vào năm 2016 và bắt đầu sản xuất đại trà mẫu tiêm kích này vào năm 2017. Nga còn đang phát triển riêng một mẫu động cơ cho PAK FA và nhiều khả năng sẽ thử nghiệm xong vào năm 2017 để đi vào sản xuất đại trà năm 2018. PAK FA được biết đến là mẫu máy bay có thể điều hướng linh hoạt ngay cả khi bay ở tốc độ cực cao. Nó cũng được trang bị các tên lửa tầm ngắn, tầm trung và xa, cũng như các loại bom khác nhau. Chính vì vậy, theo ông Gilmore, xét về mức độ hiệu quả và toàn diện, PAK FA vẫn có nhiều khả năng giành chiến thắng trước F-35.
Theo_An ninh thủ đô
Video đang HOT
Lý do gây sốc khiến tiêm kích Su T-50 chậm trang bị
Việc Không quân Nga vẫn chưa nhận được tiêm kích tàng hình Su T-50 từ Sukhoi do hệ thống vũ khí thực tế chưa hoàn thiện, khó khăn lớn về kinh tế.
Việc Không quân Nga vẫn chưa nhận được tiêm kích tàng hình Su T-50 từ Sukhoi do hệ thống vũ khí thực tế chưa hoàn thiện, khó khăn lớn về kinh tế.
Đã gần 6 năm kể từ khi nguyên mẫu tiêm kích tàng hình Su T-50 bay thử nghiệm, nhưng cho đến nay Không quân Nga vẫn liên tục trì hoãn kế hoạch đưa mẫu máy bay thế hệ 5 này vào trang bị. Và có một thực tế rằng Su T-50 do các công ty hàng không của Nga thiết kế và chế tạo chứ không phải là một sản phẩm còn sót lại từ thời Liên Xô.
Dự án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su T-50 PAK FA được xem là một trong những yếu tố chính đánh giá sự phục hồi của ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Và để làm được điều đó các trung tâm công nghệ hàng không hiện đại đã được xây dựng nhằm phục việc nghiên cứu và phát triển mẫu máy bay thế hệ thứ 5 này.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 Su T-50 PAK FA của Không quân Nga
Bên cạnh đó, Su T-50 còn được kế thừa hàng loạt các công nghệ hàng không tiên tiến nhất từ thời Liên Xô và Nga sau này, đầu tiên có thể kể tới là tiêm kích MiG 1.44 của Mikoyan và Su-47 của Sukhoi. Thậm chí PAK FA còn sử dụng công nghệ động cơ phản lực từ các đề án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới của MiG và các bộ phận tổng hợp từ các đề án phát triển máy bay chiến đấu của Sukhoi.
Do đó không có gì ngạc nhiên nếu như Su T-50 sử dụng chung một số bộ phận có thể tìm thấy trên những chiếc tiêm kích Su-27 huyền thoại hay xa hơn là những chiếc tiêm kích đa năng thế hệ 4 như Su-30SM và Su-35S. Dù vậy nhưng sau 14 năm kể từ khi được triển khai cho đến nay Không quân Nga vẫn chưa nhận được bất cứ chiếc Su T-50 hoàn thiện nào từ Sukhoi.
Quá trình thử nghiệm được kéo dài
Cho tới hiện tại, Sukhoi đã chế tạo khoảng 8 nguyên mẫu thử nghiệm gồm 5 nguyên mẫu thử nghiệm bay và ba nguyên mẫu thử nghiệm trên mặt đất. Ba chiếc khác cũng đang trong quá trình được chế tạo.
Trong khi đó Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga - Yuri Borisov trong một buổi họp báo vào cuối tháng 12 năm ngoái lại cho biết rằng quá trình thử nghiệm Su T-50 đã gần như hoàn thành.
Những chiếc PAK FA đầu tiên của Không quân Nga phải nằm đất tí nhất cho đến năm 2017.
Hệ thống vũ khí của Su T-50 cũng có tiến độ phát triển chậm chạp như "chủ" của nó. Theo đó, tên lửa không đối không tầm ngắn RVV-BD và tầm trung - xa RVV-MD chỉ mới được đi vào sản xuất hàng loạt vào cuối năm ngoái. Chuyển sang vũ khí khác là tên lửa chống radar KH-58USHK - một biến thể nâng cấp từ Kh-58 được Không quân Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1978 dành cho PAK FA cũng chỉ mới trong giai đoạn thử nghiệm.
Và cuối cùng là dòng tên lửa - bom Grom với hai biến thể gồm tên lửa hành trình Grom-E1 và bom lượn Grom-E2 được thiết kế đặc biệt dành cho Su T-50 cũng không thể được đưa vào trang bị sớm hơn năm 2017.
Khi nào Không quân Nga mới sở hữu PAK FA ?
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở việc hoàn thiện Su T-50 mà còn nằm ở ngân sách của Bộ Quốc phòng Nga khi Moscow đã quyết định giảm số lượng sẽ mua trong thời gian sắp tới và thay vào đó là một lựa chọn hấp dẫn hơn là những chiếc tiêm kích đa năng Su-35S.
Nga sẽ mở rộng phi đội Su-35S trong bối cảnh nước này muốn tăng cường khả năng quân sự những vẫn phải đảm bảo mức chi tiêu ngân sách.
Trước đó vào tháng 7/2015 Thứ trưởng Borisov từng cho biết rằng, Bộ Quốc phòng đang giảm số lượng những chiếc Su T-50 sẽ mua trong tương lai gần và trong những năm tới Không quân Nga chỉ sẽ trang bị ít nhất một phi đội (12 chiếc).
Lùi một chút về đầu năm 2015, Tư lệnh Không quân Nga tướng Viktor Bondarev từng phát biểu rằng Bộ Quốc phòng Nga đã sẵn sàng mua mọi chiếc Su T-50 mà Sukhoi có thể sản xuất được.
Điều này có thể nói lên hai điều rằng tình hình tài chính của Nga đang xấu đi hoặc xa hơn tốc độ phát triển PAK FA không đạt như kỳ vọng Không quân Nga mong đợi hoặc là cả hai lý do trên. Vì vậy, khiến Bộ Quốc phòng Nga phải điều chỉnh lại kế hoạch dành cho mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 này. Và tất nhiên để thay thế số Su T-50 không thể mua, Không quân Nga nhanh chóng ký hợp mua thêm 50 chiếc Su-35S nữa từ Sukhoi.
Chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 Su T-50 PAK FA của Nga liên tục bị trì hoãn và phải đối mặt với hàng loạt khó khăn phát sinh trong năm 2015. Điều này được thể hiện rõ qua sự chuyển giao chậm trễ những chiếc PAK FA đầu tiên cho Không quân Nga. Khi Bộ Quốc phòng Nga thay đổi tới 3 lần thời hạn đưa Su T-50 vào trang bị lần lượt là vào mùa hè 2015, trong năm 2016 và cuối cùng là trong năm 2017.
Cận cảnh khi vũ khí tương lai của PAK FA gồm tên lửa chống radar KH-58USHK, tên lửa hành trình Grom-E1 và bom lượng Grom-E2.
Việc Bộ Quốc phòng Nga từ chối đưa vào trang bị số lượng lớn những chiếc Su T-50 là điều có thể dễ hiểu đặc biệt là khi Quân đội Nga từng làm như vậy với những chiếc trực thăng tấn công Mi-28N, Ka-52 hay tên lửa chống tăng Vikhr. Và tất nhiên mọi vấn đề cũng sẽ dần được giải quyết điều này cũng sẽ không ngoại lệ với Su T-50 khi mà giá của một chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 lại không hề rẻ.
Một phi đội Su T-50 ban đầu sẽ giúp phi công làm quen được với loại máy bay chiến đấu thế hệ mới này trước khi được trang bị hàng loạt sau năm 2020, khi hệ thống radar và hệ thống vũ khí của Su T-50 thật sự được hoàn thiện.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Nga sản xuất đại trà tiêm kích thế hệ 5 PAK FA vào 2017 Nga sẽ tiếp tục thử nghiệm một vài chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 5 PAK FA vào năm 2016 và bắt đầu sản xuất đại trà mẫu tiêm kích này vào năm 2017. PAK-FA hiện đang được chế tạo bởi công ty Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO) tại vùng Viễn Đông. KnAAPO là nhà sản xuất máy bay lớn nhất nước Nga với sản...