F-35 không thể hoạt động tại Trung Đông
Sau khi Mỹ vội sơ tán F-35 hôm 31/7 tránh trận bão cát quét qua Căn cứ Luke, người ta mới phát hiện thêm lỗi chết người nữa trên F-35.
Theo The Aviationist, một trận bão cát lớn đã tấn công Căn cứ Không quân Luke tại Arizona. Thời điểm xảy ra trận bão cát kinh hoàng, căn cứ Luke đang có khoảng 77 chiếc F-16 và 68 chiếc tiêm kích thế hệ 5 F-35.
Được biết, căn cứ này hiện là trung tâm huấn luyện cho các phi công và bảo trì của F-35 Lightning II từ Úc, Na Uy, Ý, Hà Lan, Nhật Bản và Israel.
Mỹ sơ tán F-35 để tránh bão cát hôm 31/7.
Chuyên gia của The Aviationist cho biết, dù là dòng tiêm kích tối tân hàng đầu thế giới nhưng hiện nay, môi trường khắc nghiệt tại Trung Đông vẫn đang là thách thức mà F-35 chưa thể vượt qua, đặc biệt là môi trường nắng nóng và nhiều cát bụi.
Bởi cát là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất với tiêm kích tàng hình và máy bay chiến đấu nói chung do khả năng bào mòn cao, dễ gây hư hại lớp vỏ tàng hình, kính buồng lái và các cảm biến quang học lộ ra bên ngoài.
Video đang HOT
Cùng với đó, trang Defense Aerospace cũng đã có những phân tích và cho biết, điểm yếu mới được phát hiện của F-35 là cực kỳ nghiêm trọng, tuy nhiên nó sẽ không gây ra các vấn đề vận hành đối với những nước có khí hậu lạnh như Na Uy hay Canada.
Nhưng những quốc gia khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Israel hoặc bất cứ khách hàng nào tại Trung Đông sẽ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng loại tiêm kích tối tân mà họ mua sẽ không thể cất cánh khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép vào mùa hè (Mỹ không nói cụ thể “ngưỡng nhiệt độ nhiên liệu” của F-35 là bao nhiêu).
Tuy nhiên, mức 43 độ C được đề cập cho thấy ngưỡng này khá thấp, đặc biệt trong điều kiện đường băng và sàn đỗ máy bay bằng bê tông thường phản xạ lại nhiệt mặt trời và làm tăng nhiệt độ của những phương tiện dừng đỗ trên đó.
Điểm yếu mới của F-35 có thể trở thành cơ hội cho các đối thủ của Mỹ. Những quốc gia thù địch này chắc chắn sẽ thận trọng chờ tới mùa hè (thậm chí là một đợt nắng nóng) mới tiến hành tấn công bởi họ biết rõ rằng đối thủ F-35 sẽ không thể cất cánh để đối phó.
Ngoài ra, trong những lần thử nghiệm trước đó, F-35 còn chứng tỏ nó sợ rất nhiều thử và bị cấm bay khi có bão và sấm sét. Trước đó theo bản báo cáo của Cục Thử nghiệm và kiểm tra thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (OT&E), nếu sét đánh vào chiếc F-35 Lightning II có thể gây cháy nổ bình xăng của chiếc tiêm kích này.
Theo OT&E, cả 3 phiên bản của F-35 đều có hàng loạt sai sót và các điểm thiết kế bị lỗi. Nhiều lỗi chỉ mới được phát hiện trong thời gian gần đây nên chưa thể khắc phục ngay. Lỗi lớn nhất của F-35 quả là trớ trêu khi nó lại sợ sét.
Theo các chuyên gia quân sự, lỗi mà F-35 gặp phải được coi là rất ngớ ngẩn, bởi vì trong thời đại ngày nay, các máy bay quân sự và dân dụng đều có hệ thống chống sấm sét và có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết.
Hòa Bình
Theo baodatviet
Radar TQ "soi" được chiến đấu cơ tàng hình xịn nhất của Mỹ
Máy bay thế hệ 4 hoặc 5 hiện nay của Mỹ có thể tàng hình trước hầu hết mọi radar và "đi lại như chốn không người".
Radar mới của Trung Quốc có thể soi được máy bay tàng hình hiện đại nhất.
Tập đoàn Công nghiệp Miền Bắc Trung Quốc đang thử nghiệm một thiết bị radar mới, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình. Nếu thiết bị này thành công, đây sẽ là át chủ bài giúp thay đổi hoàn toàn cục diện chiến tranh trong tương lai.
Thông tin được tờ Công nghệ và Khoa học đăng tải hôm 25.9. Máy bay gắn radar đời mới được thử nghiệm tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên và thu được nhiều kết quả khả quan.
Nguyên lý của radar này là phát ra một chùm tia phóng xạ terahert và tìm ra máy bay tàng hình đang lẩn trốn. Tia terahert có thể đi xuyên các vật liệu nhiều lớp và thường được dùng trong nhà máy công nghiệp để xác định sai sót kĩ thuật.
Tia terahert có thể tìm thấy vũ khí được giấu trong đám đông cách xa hàng trăm mét. Phiên bản khác sẽ được gắn lên máy bay chiến đấu hoặc vệ tinh, giúp quân đội Trung Quốc có thể phát hiện các máy bay tàng hình đời mới của Mỹ như F-22 hay F-35.
Hiện nay, chỉ các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 hoặc thứ 5 mới có công nghệ tàng hình. Máy bay được làm bằng vật liệu đặc biệt, thiết kế riêng để "né" radar và tên lửa đối phương. Khó khăn lớn nhất với tia terahert là cần một nguồn phát đủ mạnh.
Thông tin mới nhất cho thấy máy phát tia terahert có thể tạo ra luồng phóng xạ liên tục, ổn định. Các kĩ sư phát minh ra thiết bị này rất kì vọng sản phẩm sẽ làm thay đổi hoàn toàn cục diện chiến tranh trong tương lai.
Ông Kì Gia Nhiên, phó phòng Công nghệ Sóng âm tại Học viện Kĩ thuật Cáp Nhĩ Tân, nói: "Đây là công nghệ rất hứa hẹn, tuy nhiên trở ngại lớn nhất chính là thiết bị phát tia terahert. Chúng tôi vẫn phải đi một chặng đường khá dài".
Theo Danviet
Họa lớn với Israel khi Syria bắt sống UAV tối tân? Hãng SANA ngày 1/8 đã đăng tải loạt ảnh về UAV do Israel sản xuất bị Syria bắn hạ và bắt sống - chiến lợi phẩm đang khiến Tel Aviv lo lắng. Chuyên gia của SANA xác nhận, trong số UAV tối tân này có một số chiếc là Skylark-1 hiện vẫn trong tình trạng hoạt động tốt và chính những chiếc UAV...