F-35 khiến Su-27 phải quay đầu
Khi lần đầu làm nhiệm vụ quốc tế tại Ba Lan, tiêm kích tàng hình F-35 của Hà Lan đã khiến chiến đấu cơ Nga phải quay đầu.
F-35 và tiêm kích Nga trong một lần áp sát nhau.
Trong tuyên bố hôm 15/2, Không quân Hà Lan cho biết đã điều gấp 2 tiêm kích tàng hình F-35 để ngăn chặn đội bay Nga áp sát không phận Ba Lan.
“Đây là lần 2 trong hai ngày liên tiếp, tiêm kích của chúng tôi phải cất cánh gấp làm nhiệm vụ bảo vệ không phận đồng minh.
Sau khi tiếp cận đủ gần, phi công trên 2 chiếc F-35 mới phát hiện đội bay là gồm 1 tiêm kích Su-27 đang hộ tống chiếc trinh sát cơ IL-20M, tất cả đều của Không quân Nga. Hai chiếc F-35 đã bay gần máy bay Nga trên một đoạn đường dài cho đến khi chúng đổi hướng và bay về căn cứ”, tuyên bố có đoạn.
Video đang HOT
Trước khi tiến gần không phận Ba Lan, máy bay Nga đã cất cánh từ một căn cứ tại tỉnh Kaliningrad của Nga. Trong khi đó, cặp F-35 đã xuất phát từ Swidwin ở tây bắc Ba Lan, nơi cách Kaliningrad khoảng 410km.
Được biết, Swidwin là căn cứ của cả chục chiếc Su-22M4 do Liên Xô chế tạo đã cũ kỹ và sáu máy bay huấn luyện Su-22UM3K của Không quân Ba Lan. Những máy bay này được sử dụng để đào tạo phi công mới và cung cấp huấn luyện định kỳ cho cả lực lượng không quân truyền thống, lượng lượng đặc biệt và đơn vị phòng không của Ba Lan.
Ba Lan có kế hoạch giữ Su-22M4 trong kho vũ khí cho đến năm 2025. Từ kế hoạch vận hành Su-22M4 có thể thấy, đây là nguyên nhân khiến Ba Lan cần đến sự bảo vệ không phận nước này từ những chiếc tiêm kích thế hệ 5 của đồng minh NATO.
Sự lo lắng của Ba Lan hoàn toàn có cơ sở bởi Swidwin được cho là nằm gọn trong tầm bắn của nhiều loại tên lửa Nga, trong đó có tên lửa chiến thuật Iskander-M. Hệ thống phòng không S-400 cũng có thể tấn công mục tiêu bay tại đây ngay khi vừa rời mặt đất.
Chính vì vậy, cùng với việc nhờ cậy đồng minh bảo vệ không phận, Ba Lan cũng đã ký hợp đồng với Mỹ để mua về những chiếc F-35 của riêng mình.
Phi đội F-35 đầu tiên gồm tám chiếc Ba Lan sẽ đặt tại Căn cứ không quân chiến thuật số 32 ở thị trấn Lask thuộc miền trung nước này và được cho sẽ bàn giao vào năm 2024-2025. Hiện tại căn cứ này chứa một tiêm kích F-16C/D Block 52.
Những chiếc F-35 tiếp theo dự kiến sẽ bàn giao vào năm 2026-2027, triển khai tại căn cứ ở Swidwin. Lô F-35 này có khả năng vận hành ban đầu vào năm 2026 và một phi đội hoàn chỉnh vào năm 2030.
Theo Tướng Tod D. Wolters, Tư lệnh Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ, đến năm 2030, NATO sẽ có 450 tiêm kích F-35, đặt tại 12 địa điểm trên khắp châu Âu nhằm tăng cường khả năng phản ứng với mối nguy hiểm tiềm tàng đến từ Nga.
Radar phát hiện bất thường, Mỹ đóng một phần không phận Montana
Sáng 12.2 (giờ Việt Nam), quân đội Mỹ thông báo radar đã ghi nhận sự bất thường trên bầu trời Montana, buộc Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) tạm thời đóng một phần không phận tiểu bang.
Một tiêm kích tàng hình F-22 của Không quân Mỹ đang khai hỏa tên lửa . KHÔNG QUÂN MỸ
Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) đã triển khai tiêm kích điều tra vụ việc, nhưng máy bay chiến đấu "không phát hiện bất kỳ vật thể liên hệ với dấu vết trên radar. NORAD sẽ tiếp tục theo dõi tình hình", theo thông tin từ Reuters.
Trước đó, trong ngày 11.2, một tiêm kích F-22 của Mỹ đã bắn hạ một vật thể hình trụ bên trên không phận Canada. Đây là lần xuất kích F-22 thứ hai liên quan đến vật thể trên bầu trời trong vòng 7 ngày sau vụ Mỹ bắn rơi khinh khí cầu do thám của Trung Quốc hôm 4.2.
FAA cũng thông báo đóng một phần không phận ở Montana để phục vụ cho hoạt động quân sự. Không phận bị tạm thời phong tỏa bao trùm diện tích 93x93 km, bên trên khu vực Havre gần biên giới Canada. Hiện FAA đã mở lại không phận như bình thường.
Trong vụ khinh khí cầu Trung Quốc, FAA cũng ra thông báo giới hạn hoạt động hàng không.
Trên Twitter, có đến 3 nghị sĩ đăng bài đề cập đến việc Mỹ phát hiện vật thể chưa xác định bên trên không phận Montana hôm 11.2.
Cụ thể, nghị sĩ Matt Rosendale của bang Montana cho biết đã liên lạc với quân đội Mỹ và theo dõi tình huống mới bên trên bầu trời Havre và biên giới phía bắc.
Ông cho hay vụ việc có liên quan đến "một vật thể có nguy cơ cản trở hoạt động hàng không dân sự. Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ nối lại nỗ lực quan sát và bắn hạ mục tiêu trong buổi sáng (hôm 12.2 giờ địa phương)".
Thượng nghị sĩ Jon Tester của bang Montana viết trên Twitter rằng ông "nắm thông tin về vật thể trong không phận Montana" và đang duy trì liên lạc với Bộ Quốc phòng Mỹ về vấn đề này.
Mỹ thông qua thoả thuận bán vũ khí trị giá 10 tỷ USD cho Ba Lan Bộ Ngoại giao Mỹ đồng ý bán tên lửa tầm xa, rocket và bệ phóng tên lửa cho Ba Lan theo thỏa thuận trị giá lên tới 10 tỷ USD. Thoả thuận này bao gồm 18 bệ phóng HIMARS, 45 hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) có tầm bắn 297 km và hơn 1.559 hệ thống tên lửa phóng loạt...